ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM SANG SỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ UAZ-31512

Mã đồ án OTTN003024138
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền lực trên ô tô Uaz-31512, bản vẽ kết cấu hộp số ô tô Uaz-31512, bản vẽ kết cấu cầu ô tô Uaz-31512, bản vẽ kết cấu ly hợp ô tô Uaz-31512, bản vẽ kết quả khảo sát); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, chương trình matlab…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM SANG SỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ UAZ-31512.

Giá: 1,290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................................................................................i

LỜI NÓI ĐẦU..c..................................................................................................................................................................................1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ UAZ-31512....................................................................................................................3

1.1. Khái quát chung về ô tô UAZ-31512.............................................................................................................................................3

1.2. Một số đặc tính kỹ-chiến thuật ô tô UAZ-31512............................................................................................................................5

Chương 2: PHÂN TÍCH  KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ UAZ-31512 .........................................................................8

2.1. Công dụng, cấu tạo chung hệ thống truyền lực............................................................................................................................9

2.1.1. Công dụng..................................................................................................................................................................................9

2.1.2. Cấu tạo chung hệ thống truyền lực............................................................................................................................................9

2.1.3. Nguyên lý làm việc...................................................................................................................................................................10

2.2. Ly hợp..........................................................................................................................................................................................11

2.2.1. Công dụng, cấu tạo chung của ly hợp......................................................................................................................................11

2.2.2. Nguyên lý làm việc của ly hợp..................................................................................................................................................12

2.2.3. Phân tích kết cấu ly hợp...........................................................................................................................................................14

2.3. Hộp số..........................................................................................................................................................................................24

2.3.1. Công dụng, cấu tạo chung của hộp số.....................................................................................................................................24

2.3.2. Nguyên lý làm việc....................................................................................................................................................................26

2.3.3. Phân tích kết cấu hộp số...........................................................................................................................................................27

2.4. Hộp số phân phối ........................................................................................................................................................................37

2.4.1. Công dụng, cấu tạo chung của hộp số phân phối ....................................................................................................................37

2.4.2. Nguyên lý làm việc....................................................................................................................................................................39

2.4.3. Phân tích kết cấu hộp số phân phối..........................................................................................................................................40

2.5. Truyền động các đăng..................................................................................................................................................................46

2.5.1. Công dụng, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc.....................................................................................................................46

2.5.2. Phân tích kết cấu truyền động các đăng...................................................................................................................................48

2.6. Cầu xe..........................................................................................................................................................................................52

2.6.1. Công dụng, cấu tạo chung của cầu xe......................................................................................................................................52

2.6.2. Phân tích kết cấu cầu xe...........................................................................................................................................................53

Chương 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM SANG SỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ UAZ-31512.....62

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng tốc....................................................................................................................................62

3.2. Xây dựng mô hình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng tăng tốc của ô tô UAZ-31512...............................................63

3.3. Tính toán động lực học quá trình tăng tốc ô tô.c..........................................................................................................................64

3.3.1. Cơ sở lý thuyết.c.......................................................................................................................................................................64

3.3.2. Kết quả tính toán động lực học quá trình tăng tốc.c.................................................................................................................71

3.4 Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc ô tô UAZ-3152.c.................................................................80

Chương 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ  UAZ-31512..........................................................................................84

4.1. Những lưu ý khi khai thác hệ thống truyền lực trên ô tô.c...........................................................................................................84

4.2. Những hư hỏng thông thường và cách khắc phụcc....................................................................................................................86

4.3. Các chế độ bảo dưỡng kỹ thuật trong quá trình khai thác và sử dụng........................................................................................92

KẾT LUẬN..c......................................................................................................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO..c..................................................................................................................................................................99

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ đã đem đến rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã có sự ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghệ ô tô. Đó là sự xuất hiện của những chiếc ô tô Hybrid, ô tô điện hay những chiếc ô tô tự hành ngày càng nhiều trên đường phố. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất và vận hành, những chiếc xe ô tô ngày nay có khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, với khả năng tăng tốc từ 0 đến 100 km/h chỉ vỏn vẹn vài giây.

Không chỉ đáp ứng hoạt động giao thông của nền kinh tế vĩ mô, từ lâu ô tô đã được đưa vào sử dụng trong các hoạt động quân sự. Nhờ có những chiếc ô tô mà đã rút ngắn được thời gian và sức lực cho quá trình cơ động của con người, chuyên chở vũ khí, hàng hoá, binh lính hay các khí tài quân sự một cách nhanh chóng bảo đảm an toàn, bí mật. Trong quân đội ta hiện nay, ô tô quân sự chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô, dòng ô tô chỉ huy chủ yếu là UAZ bởi độ tin cậy, khả năng cơ động cao thích nghi với mọi loại địa hình ở nước ta cũng như điều kiện chiến đấu.

Trong chiến đấu cũng như thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong thời đại ngày nay, với sự ra đời của các công nghệ trinh sát trên không, các loại vũ khí với độ chính xác cao, đòi hỏi các lực lượng chiến đấu phải đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, kể cả trong điều kiện chiến đấu khó khăn, chủ yếu là cầu, đường tạm, thậm trí là không có đường. Điều đó càng đòi hỏi những chiếc ô tô sử dụng trong chiến đấu cũng như khi thực hiện các nhiệm vụ phải có tính năng thông qua cao, khả năng cơ động lớn, nhanh chóng tăng tốc để có thể di chuyển các vũ khí, khí tài cũng như binh lính ra khỏi vùng nguy hiểm, an toàn và bí mật.

Để ngày càng có thể tiếp cận với các ô tô hiện đại, khai thác sử dụng có hiện quả các ô tô hiện có, phát huy tốt tối đa công dụng của ô tô trong cơ động làm nhiệm vụ cũng như trong chiến đấu, đảm bảo yếu tố cơ động nhanh, an toàn và bí mật, việc thực hiện đồ án “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô” là rất cần thiết, từ đó có những kiến thức chung về thời điểm sang số thích hợp cũng như quá trình tăng tốc của ô tô, đưa ra các giải pháp, lời khuyên khi khai thác ô tô hiệu quả.

Chương 1 của đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô UAZ-31512 sẽ khái quát chung về nguồn gốc, hình dáng bên ngoài và đưa ra những thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô.

Để có thể nắm chắc các tính năng và thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, khai thác và sử dụng các cụm, chi tiết. Chương 2 của đồ án đi sâu vào phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên ô tô UAZ-31512.

Tiếp theo đồ án được thể hiện trong chương 3, đó là nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô. Tiến hành quá trình nghiên cứu, xây dựng các đường đặc tính, tính toán thời gian, gia tốc và quãng đường tăng tốc, đưa ra được lời khuyên về thời điểm sang số thích hợp để có thể khai thác tối ưu trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, việc khai thác “Giữ tốt dùng bền” an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng cũng được đồ án nêu trong chương 4.

Để có cái nhìn trực quan và đơn giản cho tất cả các đối tượng, đồ án tiến hành vẽ: Một bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền lực, một bản vẽ kết cấu ly hợp, một bản vẽ kết cấu hộp số, một bản vẽ kết cấu cầu sau và đồ thị ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô UAZ-31512.

Trong đồ án không tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của toàn thể các thầy, các đồng chí để đồ án được hoàn thiện hơn.

                                                                                                                                  Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                  Học viên thực hiện

                                                                                                                               …………………

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ UAZ-31512

1.1. Khái quát chung về ô tô UAZ-31512

Ô tô UAZ-31512 được sử dụng trong lĩnh vực quân sự với mục đích chuyên chở chỉ huy, cán bộ làm nhiệm vụ trong tác chiến. Ô tô UAZ-31512 do nhà máy ô tô ULANÔPXKI sản xuất từ năm 80. Đã được nhập vào Việt Nam từ năm 2000 và được sử dụng trong quân đội với chức năng chủ yếu là xe chỉ huy. Ô tô hai cầu chủ động có công thức bánh xe là 4x4 nên có tính năng thông qua cao. Hình dáng bên ngoài ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 1.1.

Vỏ ô tô có 4 cửa mở riêng biệt bố trí ở hai bên sườn xe, được phủ bạt, thành sau có thể mở được. Lốp dự phòng đặt ở phía sau, ô tô được trang bị thiết bị kéo có bộ phận giảm chấn. Nếu có thiết bị kéo ô tô sẽ kéo được rơ-moóc một trục chạy trên một quang đường ngắn.

Ô tô UAZ-31512 lắp động cơ xăng, bốn xi lanh, bốn kỳ, xu-páp treo làm mát bằng chất lỏng. Động cơ bố trí trong khoang phía trước, do đó giảm chiều dài có ích của ô tô, tuy nhiên lại có ưu điểm là tăng trọng lượng bám cho cầu trước.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu bơm xăng kiểu màng dẫn động bằng cơ khí, chế hòa khí K-131A, và bầu lọc thô, cốc lọc tinh.

Hệ thống treo phụ thuộc có bốn nhíp bán elip dọc hoạt động kết hợp với giảm chấn thủy lực ống tác dụng hai chiều.

Ô tô trang bị hệ thống phanh chân và phanh tay:

Hệ thống phanh chân với cơ cấu phanh tang trống ở cả bốn bánh xe. Dẫn động hai dòng thủy lực từ xi lanh phanh chính hai khoang, một tới cơ cấu phanh trước, một tới cơ cấu phanh sau.

1.2. Một số đặc tính kỹ-chiến thuật ô tô UAZ-31512

Ở mục này đồ án giới thiệu các kích thước bên ngoài của ô tô UAZ-31512 về mặt trực quan được thể hiện trên Hình 1.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản được trình bày trong Bảng 1.1.

Chương 1 đã nêu được những kiến thức tổng quát về nguồn gốc xuất xứ, hình dáng bên ngoài và đặc biệt là nêu được các thông số cơ bản của đối tượng nghiên cứu đó là ô tô UAZ-31512. Dùng làm cơ sở dữ liệu đầu vào trong quá trình nghiên cứu các phần tiếp theo của đồ án.

Chương 2

PHÂN TÍCH  KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ UAZ-31512

2.1. Công dụng, cấu tạo chung hệ thống truyền lực

2.1.1.Công dụng

Khi ô tô chuyển động trên đường sức cản chuyển động thay đổi do điều kiện đường (cản lăn, cản dốc…), điều kiện môi trường (nhiệt độ, áp suất, cản gió, mưa, nắng…) rất lớn. Trong khi đó hệ số thích ứng số vòng quay, mô men của động cơ khá nhỏ, thông thường chỉ khoảng 1.25÷1.5. Chính vì vậy trên ô tô cần thiết phải bố trí hệ thống truyền lực.

Hệ thống truyền lực có các nhiệm vụ cơ bản sau :

+ Truyền, biến đổi mô men xoắn cả về độ lớn lẫn phương từ động cơ tới bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động.

+ Cắt dòng truyền động trong thời gian ngắn, dài theo ý muốn.

+ Thực hiện chuyển động lùi của ô tô.

2.1.1.Cấu tạo chung hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực trên ô tô UAZ-31512 gồm: Ly hợp, hộp số, hộp số phân phối, truyền động các đăng và cầu xe. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô UAZ-31512  được thể hiện trên Hình 2.1.

Hệ thống truyền lực trên ô tô UAZ-31512 sử dụng:

- Ly hợp ma sát khô, một đĩa thường đóng, lò xo ép bố trí xung quanh, được dẫn động điều khiển bằng thuỷ lực.

- Hộp số chính là hộp số cơ khí 4 cấp, 3 trục dọc, dẫn động cơ khí trực tiếp, đồng tốc quán tính dạng vành răng khoá ở số III-IV. Có 4 số tiến và 1 số lùi.

- Hộp số phân phối cơ khí 2 cấp với số truyền thấp và số truyền thẳng, điều khiển dẫn động bằng cơ khí.

2.1.3. Nguyên lý làm việc

Hệ thống truyền lực trên ô tô UAZ-31512 làm việc ở 2 trạng thái:

+ Trạng thái không truyền lực

+ Trạng thái truyền lực

2.1. Ly hợp

2.2.1. Công dụng, cấu tạo chung của ly hợp

a. Công dụng

Ly hợp là một khớp nối dùng để truyền mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực.

Dùng để tách, nối động cơ với hệ thống truyền lực trong thời gian ngắn khi khởi hành, chuyển số, dừng xe, thử máy…tăng lực kéo, giảm va đập đầu răng giữa các bánh răng khi sang số, nối êm dịu động cơ với hệ thống truyền lực phía sau.

b. Cấu tạo chung ly hợp trên ô tô UAZ-31512

Có thể chia ly hợp ra thành 2 phần:

- Cơ cấu ly hợp.

- Dẫn động điều khiển ly hợp.

Sơ đồ cấu tạo của ly hợp ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 2.2.

Cấu tạo của cơ cấu ly hợp gồm ba phần:

+ Phần chủ động: gồm những chi tiết được lắp trực tiếp hoặc gián tiếp với bánh đà động cơ và chúng luôn có cùng vận tốc góc với bánh đà. Phần chủ động trên ly hợp ô tô UAZ-31512 gồm có: Bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp và các lò xo ép.

+ Phần bị động: gồm các chi tiết luôn có chuyển động quay cùng với trục bị động của ly hợp. Phần bị động trên ly hợp ô tô UAZ-31512 gồm có đĩa bị động và trục bị động.

2.2.2. Nguyên lý làm việc của ly hợp

Ly hợp có hai trạng thái làm việc là: trạng thái đóng và trạng thái mở. Sơ đồ nguyên lý làm việc của ly hợp ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 2.3

Trạng thái đóng ly hợp: Đây là trạng thái làm việc thường xuyên của ly hợp. Khi người lái chưa tác dụng lực lên bàn đạp ly hợp một lực Q nào đó, dưới tác dụng của lò xo ép 7 sẽ đẩy đĩa ép 3 ép sát đĩa bị động 2 vào bánh đà động cơ. Khi đó bánh đà 1, đĩa bị động 2, đĩa ép 3, các lò xo ép 7 và vỏ ly hợp quay thành một khối. Mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ 8, qua bánh đà 1, qua các bề mặt ma sát giữa đĩa bị động với bánh đà 1 và đĩa ép 3 truyền đến moay ơ đĩa bị động và tới trục bị động nhờ mối ghép then hoa giữa moay ơ đĩa bị động 2 với trục bị động. 

Trạng thái mở ly hợp: Khi cần ngắt truyền động từ động cơ tới trục sơ cấp của hộp số người lái tác dụng một lực Q vào bàn đạp ly hợp, thông qua hệ thống dẫn động điều khiển ly hợp tác động tới nạng mở 5 sẽ đẩy bạc mở 6 di trượt dọc trục sang trái và ép vào đầu đòn mở 4, thắng lực ép của các lò xo ép 7 tách đĩa ép 3 (kéo nó sang bên phải), giải phóng bề mặt ma sát giữa đĩa bị động 2 với bánh đà 1 và đĩa ép 3, khi đó phần chủ động của ly hợp vẫn quay không tải theo bánh đà động cơ 1 và mô men xoắn không được truyền đến trục bị động.

2.2.3. Phân tích kết cấu ly hợp

2.2.3.1. Cơ cấu ly hợp

Cơ cấu ly hợp bao gồm: Phần chủ động, phần bị động và cơ cấu mở. Kết cấu ly hợp sử dụng trên ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 2.4.

a. Phần chủ động

Phần chủ động của ly hợp bao gồm các chi tiết được lắp ghép trực tiếp hoặc gián tiếp với bánh đà động cơ và chúng luôn có cùng vận tốc góc với bánh đà,  bao gồm: bánh đà 2; đĩa ép 3; vỏ ly hợp 19; các lò xo ép 18.

+ Bánh đà được gắn vào đuôi trục khuỷu của động cơ có vai trò là dự trữ năng lượng trong quá trình ô tô khởi động hoặc tăng tốc, giúp làm phẳng các dao động trong quá trình động cơ hoạt động, đồng thời tạo bề mặt trung gian truyền lực. Bánh đà có dạng đĩa đặc, khối lượng lớn thường được chế tạo bằng gang. Trên vành ngoài bánh đà được ép vành răng khởi động. Bề mặt bánh đà được gia công phẳng làm cho diện tích tiếp xúc bánh đà và đĩa ma sát lớn đảm bảo cho ly hợp có thể đóng hoàn toàn và giảm mài mòn cho các bề mặt ma sát. Bánh đà được cân bằng động theo động cơ và bị giới hạn kích thước hướng kính.

+ Đĩa ép thuộc phần chủ động, có khối lượng lớn, đảm bảo độ dày cần thiết để tạo lực ép đều trên bề mặt đĩa ma sát.

+ Vỏ ly hợp được chế tạo theo phương pháp dập khuôn từ thép tấm và có độ cứng vững cao, bắt chặt với bánh đà bằng 6 con bu lông, bao kín các chi tiết bên trong. Trong vỏ có dập các lỗ tạo ra các gờ để định vị một đầu các lò xo ép.

b. Phần bị động của ly hợp

Các chi tiết thuộc phần bị động luôn có chuyển động quay cùng với trục bị động của ly hợp bao gồm: trục bị động 7 và đĩa bị động 4. Đĩa bị động được lắp ghép then hoa với trục bị động đảm bảo truyền mô men xoắn tới trục bị động và đồng thời đĩa bị động có thể di chuyển dọc trục khi mở và đóng ly hợp.

Nguyên lý làm việc của giảm chấn xoắn được thể hiện trên Hình 2.6.

2.2.3.2. Dẫn động điều kiển ly hợp

a. Công dụng và cấu tạo

Công dụng: Dẫn động điều khiển ly hợp dùng để truyền lực tác động của người lái đến cơ cấu mở ly hợp và cùng với cơ cấu mở thực hiện việc điều khiển ly hợp theo ý muốn của người lái.

Cấu tạo: Dẫn động điều khiển ly hợp bằng thuỷ lực trên ô tô UAZ-31512 bao gồm: bàn dạp ly hợp, các đòn, khớp nối, xi lanh chính, xi lanh công tác, các đường ống dẫn. Dẫn động điều khiển thuỷ lực có sơ đồ cấu tạo như Hình 2.8.

b. Nguyên lý làm việc của dẫn động điều khiển ly hợp

Dẫn động điều khiển ly hợp bằng thuỷ lực có 3 trạng thái làm việc: Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp, khi người lái nhả từ từ bàn đạp và khi người lái nhả nhanh bàn đạp.

+ Khi người lái tác dụng lực Q lên bàn đạp ly hợp: Nhờ càng cua và các thanh đẩy làm pít-tông 3 của xy-lanh chính 4 dịch chuyển sang trái sẽ bịt kín lỗ bù dầu đồng thời ép dầu phía trước của pit tông nén lại. 

+ Khi người lái nhả nhanh bàn đạp ly hợp: Do sức cản của đường ống và sức cản của van nên dầu từ xy-lanh công tác không kịp chảy về điền đầy vào khoang trước pít-tông của xy-lanh chính, do đó tạo ra độ chân không. Do có độ chân không, dầu từ bình chứa qua lỗ thoát dầu vào xung quanh pít-tông qua các lỗ nhỏ ở mặt dầu pít-tông, ép phớt chắn dầu (cúp ben) để dầu lọt sang bổ sung cho khoang trước và khử ngay độ chân không.

2.3. Hộp số

2.3.1. Công dụng, cấu tạo chung của hộp số

a. Công dụng

- Để truyền mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ tới bánh xe chủ động.

- Để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ô tô, nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động và thay đổi chuyển động của ô tô trong khoảng rộng tuỳ theo sức cản bên ngoài.

- Thực hiện chuyển động lùi của ô tô.

b. Cấu tạo chung

Cấu tạo hộp số bao gồm các bộ phận chính sau đây: Vỏ hộp số 1, trục sơ cấp 8, trục thứ cấp 15, trục trung gian 5, các bánh răng, đồng tốc, các ổ đỡ. Sơ đồ cấu tạo hộp số trên ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 2.10.

2.3.2. Nguyên lý làm việc

Hộp số làm việc ở 2 trạng thái chính đó là khi gài sốkhi không gài số (số 0). Trong đó khi gài số thì có 4 số tiến và 1 số lùi.

Việc truyền mô men xoắn qua hộp số cơ khí có cấp được thực hiện theo nguyên tắc làm việc của truyền động bánh răng ăn khớp ngoài. Ở các số truyền tiến, truyền động đều qua hai cặp bánh răng ăn khớp nên trục thứ cấp và trục sơ cấp có cùng chiều quay.

Dòng lực đi vào hộp số từ trục sơ cấp và đi ra từ trục thứ cấp. Dòng lực và tỷ số truyền ở các số truyền được thể hiện trong Bảng 2.1. và Bảng 2.2.

2.4. Hộp số phân phối

2.4.1.Công dụng, cấu tạo chung của hộp số phân phối

a. Công dụng

- Truyền mô men xoắn từ trục thứ cấp của hộp số đến các cơ cấu tiếp theo của hệ thống truyền lực.

- Phân chia mô men xoắn từ trục thứ cấp của hộp số chính cho các trục truyền lực của ô tô.

b. Cấu tạo chung

Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý hộp số phân phối được thể hiện trên Hình 2.19.

Hộp phân phối cấu tạo gồm các phần chính: Vỏ, trục chủ động, trục trung gian, trục bị động dẫn động cầu sau, trục chủ động dẫn động cầu trước, các bánh răng, khớp gài, các vòng bi.

2.4.2. Nguyên lý làm việc

Hộp số phân phối làm việc ở 2 trạng thái: khi không gài cầu trước và khi gài cầu trước. Ở trạng thái gài cầu trước lại bao gồm số truyền thẳng và số truyền thấp.

Sơ đồ nguyên lý làm việc của hộp số phân phối thể hiện trên Hình 2.20.

Trạng thái khi gài cầu trước: Dòng truyền lực được thể hiện trong Bảng 2.3.

Trạng thái không gài cầu trước: Dòng truyền lực được thể hiện trong Bảng 2.4.

2.4.3. Phân tích kết cấu hộp số phân phối

Trên ô tô UAZ-31512 sử dụng hộp số phân phối cơ khí, 2 cấp với số truyền thấp và số truyền thẳng, điều khiển dẫn động bằng cơ khí.

Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, làm việc tin cậy, hiệu suất truyền động cao. Do không vi sai giữa các cầu nên tính năng thông qua cao.

Nhược điểm: Do không có vi sai giữa các cầu nên có thể dẫn đến hiện tượng tuần hoàn công suất giữa các cầu.

a. Kết cấu hộp số phân phối

Kết cấu hộp số phân phối trên ô tô được thể hiện trên Hình 2.21.

Vỏ hộp số phân phối: Vừa là giá đỡ để lắp các cụm chi tiết của hộp số phân phối, vừa cố định vị trí ổ đỡ đầu trục, đồng thời có tác dụng chứa dầu bôi trơn. Bao kín các chi tiết bên trong khỏi bụi bẩn từ môi trường. Vỏ hộp số phân phối được đúc bằng gang cầu, để đảm bảo tính kinh tế. Ở phía dưới có lỗ xả dầu bôi trơn, ngoài vỏ còn được chế tạo các gân tăng cứng.

Nắp vỏ hộp số phân phối: Nắp vỏ hộp số phân phối có tác dụng làm kín và kiểm tra khi cần thiết, nắp vỏ làm bằng gang, có các gờ và gân tăng độ cứng vững. Kết cấu hộp số phân phối như vậy vừa đảm bảo độ cứng vững cần thiết vừa đảm bảo dễ tháo lắp kiểm tra khi có yêu cầu.

Trục dẫn động cầu sau: Được quay trơn trên hai ổ bi. Một đầu trục chế tạo liền với bánh răng dẫn động cầu sau, phần thân được phay rãnh then hoa ăn khớp với then hoa của bánh răng chủ động dẫn động đồng hồ tốc độ và mặt bích (6), đầu kia của trục được bắt bu lông nhằm cố định mặt bích.

b. Dẫn động điều khiển hộp số phân phối

Công dụng: Dùng để điều khiển gài số truyền thấp, gài số truyền cao và đóng mở cầu trước theo sự điều khiển của người lái.

Dẫn động điều khiển hộp số phân phối gồm các cụm cơ cấu, chi tiết tương tự dẫn động điều khiển hộp số chính như: Cần số, trục trượt, càng gài, định vị…càng gài đặt trên nắp được liên hệ với hai cần điều khiển qua các đòn mở, trong đó có một cần để gài số, một cần để gài cầu.

Các thanh kéo: Các thanh kéo có tác dụng liên kết các càng gài với các trục càng gạt để dẫn động gài số truyền và gài cầu trước.

Trục càng gạt: Hộp phân phối ô tô quân sự có một trục càng gạt số truyền thẳng và số truyền thấp, trục càng gạt gài cầu trước. Các trục này được lắp trên nắp của hộp phân phối và dịch chuyển theo các lỗ ở trên nắp. Trên trục càng gạt có gia công các rãnh, các lỗ để cùng các viên bi, cốc đội và lò xo thực hiện định vị và khoá hãm. Càng gạt được cố định trên trục.

Cơ cấu bảo hiểm

Công dụng: Dùng để tránh quá tải cho cầu phía sau khi gài số truyền thấp, bảo đảm khi chưa gài cầu trước thì chưa gài được số truyền thấp và khi chưa ra số truyền thấp thì chưa mở được cầu trước.

Cấu tạo: Sơ đồ cấu tạo cơ cấu bảo hiểm được thể hiện trên Hình 2.23.

2.5. Truyền động các đăng

2.5.1.Công dụng, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc

a. Công dụng

- Truyền động các đăng dùng truyền mô men xoắn giữa các trục của hai cơ cấu mà đường tâm trục không nằm trên một đường thẳng và vị trí tương đối của cụm thay đổi trong quá trình làm việc.

- Làm dễ dàng cho việc tháo lắp các cụm, cơ cấu lên xe (khung hay vỏ). Do không cần yêu cầu độ chính xác giữa cụm này và cụm kia. Ngoài ra, nó còn bù trừ được sai lệch do sự biến dạng của khung (vỏ) xe trong quá trình hoạt động.

b. Cấu tạo

Truyền động các đăng được tạo bởi các trục, ổ đỡ và các khớp các đăng.

Truyền động các đăng kép

Công dụng: Truyền động các đăng kép được sử dụng để đảm bảo tốc độ góc của trục chủ động và trục bị động luôn bằng nhau nhằm loại trừ tải trọng quán tính phụ phát sinh do sự quay không đều của khớp các đăng khác tốc, tác dụng lên các chi tiết trong hệ thống truyền động.

Cấu tạo: Truyền động các đăng kép bao gồm hai khớp các đăng khác tốc và 3 trục (trục chủ động, trục trung gian và trục bị động).

Các đăng đồng tốc

Công dụng: Dùng để nối dẫn động đến các bánh xe dẫn hướng chủ động, đảm bảo được tốc độ góc như nhau của trục chủ động và trục bị động. Đảm bảo ổn định chuyển động quay của trục bị động ngay cả khi góc lệch trục thay đổi trong phạm vi lớn.

Cấu tạo: Khớp các đăng đồng tốc có hai nạng 1 và 2 giống nhau, được chế tạo liền trục, ở mỗi nạng có bốn rãnh R được bố trí đối xứng nhau và tâm các rãnh này là các cung tròn có tâm ở các điểm nút giữa đường tâm trục.

2.5.2.Phân tích kết cấu truyền động các đăng

Trên ô tô UAZ-31512 sử dụng hai loại các đăng:

+ Các đăng kép để truyền mô men xoắn từ hộp số phân phối đến các cầu xe.

+ Các đăng đồng tốc loại bi được sử dụng ở hai bán trục của cầu trước.

a. Các đăng kép

Kết cấu khớp các đăng khác tốc được thể hiện trên Hình 2.26.

b. Các đăng đồng tốc

Khớp có hai nạng 1 và 2 được chế tạo liền trục. Hai nạng này có cấu tạo, hình dáng và kích thước hoàn toàn giống nhau, ở mỗi nạng có bốn rãnh R được bố trí đối xứng nhau và tâm các rãnh này là các cung tròn có tâm ở các điểm nút giữa đường tâm trục. Kết cấu các đăng đồng tốc kiểu bi được thể hiện trên Hình 2.28.

2.6. Cầu xe

2.6.1.Công dụng, cấu tạo chung của cầu xe

a. Công dụng

- Truyền mô men và tăng mô men xoắn tới các bánh xe chủ động. Phân phối mô men xoắn đến các bánh xe chủ động. Đổi phương truyền lực 900. Đỡ toàn bộ trọng lượng treo, truyền các lực từ mặt đường lên khung xe và ngược lại.

- Cầu chủ động dẫn hướng còn phải thực hiện nhiệm vụ dẫn hướng, có nghĩa là nó kết hợp với hệ thống lái để thực hiện quá trình lái xe theo sự điều khiển của người lái.

b. Cấu tạo chung cầu xe

Cụm tổng thành cầu chủ động bao gồm: truyền lực chính, vi sai, bán trục và vỏ cầu. Vỏ cầu là một dầm rỗng, truyền lực chính và vi sai được đặt trong vỏ rỗng và ở hai đầu dầm được lắp ghép các bánh xe chủ động. Cầu chủ động được nối đàn hồi với khung xe hoặc vỏ xe, qua hệ thống treo (nhíp và gảm chấn).

2.6.2.Phân tích kết cấu cầu xe

Cầu chủ động sau ô tô UAZ-31512 bao gồm: Truyền lực chính, vi sai, bán trục và vỏ cầu. Cấu tạo cầu chủ động ( cầu sau) được thể hiện trên Hình 2.30.

a.Truyền lực chính

Công dụng: Dùng để tăng mô men xoắn, truyền mô men xoắn và đổi phương truyền lực dưới một góc 900 từ truyền động các đăng đến bộ vi sai. Trên ô tô UAZ-31512 sử dụng loại truyền lực chính bánh răng côn răng xoắn. Sơ đồ nguyên lý truyền lực chính được thể hiện trên Hình 2.31.

Cấu tạo: được tạo bởi một cặp bánh răng côn răng xoắn. Bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa) được chế tạo liền trục và bánh răng bị động được chế tạo rời thành vành răng (bánh răng vành chậu) rồi lắp ghép cố định với vỏ vi sai thành một khối. Các bánh răng này được quay trên các ổ thanh lăn côn.

b. Vi sai

Công dụng: Vi sai là một cơ cấu truyền lực, nó đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay được với tốc độ góc khác nhau. Đồng thời phân chia mô men xoắn cho các bánh xe trong một cầu chủ động hoặc cho các cầu chủ động của một xe.

Cấu tạo:

Trên ô tô UAZ-31512 sử dụng vi sai bánh răng côn đối xứng. Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành chế tạo hạ, độ tin cậy khi làm việc cao.

Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo vi sai côn đối xứng được biểu diễn trên Hình 2.32.

d. Vỏ cầu

Công dụng: Là vỏ bọc dùng để bảo vệ, chứa đựng dầu bôi trơn… cho các bộ phận của cầu là truyền lực chính, vi sai, các bán trục. Ngoài ra, vỏ cầu còn đỡ toàn bộ trọng lượng của phần được treo của xe phân bố lên cầu. Đồng thời, nó còn nhận và truyền các phản lực, các mô men phát sinh do tác động tương hỗ giữa các bánh xe với mặt đường lên khung (vỏ) xe.

Cấu tạo: Vỏ cầu ô tô UAZ-31512 là vỏ cầu ghép, gồm hai phần được chế tạo riêng và lắp ghép cố định với nhau bằng bu lông. Bên trong là các khoang rỗng để bố trí các cơ cấu như truyền lực chính, vi sai và bán trục.

Chương 3

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM SANG SỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ UAZ-31512

Trong chương 3 đồ án đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng tốc, cơ sở lý thuyết và tiến hành xây dựng đường đặc tính kéo, đặc tính tăng tốc bằng phương pháp tính toán. Sau đó tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô UAZ-31512.

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng tốc.

Khả năng tăng nhanh vận tốc sau khi khởi hành hoặc sau khi chuyển số được gọi là tính năng tăng tốc của ô tô.

Tính năng tăng tốc được đánh giá bằng:

- Thời gian tăng tốc.

- Quãng đường tăng tốc.

3.2. Xây dựng mô hình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng tăng tốc của ô tô UAZ-31512

Trong phạm vi của đồ án chỉ xây dựng mô hình toán học cho việc nghiên cứu mô hình phẳng của ô tô trong chuyển động thẳng, với các giả thiết sau:

- Ô tô chuyển động trên đường nằm ngang, bằng phẳng, đồng nhất.

- Xét hình chiếu đứng của ô tô, ô tô không kéo moóc.

- Tiếp xúc của bánh xe với đường là tiếp xúc điểm. Mọi sự dời tâm áp lực thay thế bằng mô men cản lăn.

Trên cơ sở các giả thiết nêu trên sơ đồ ngoại lực và mô men ngoại lực tác dụng lên ô tô được thể hiện trên Hình 3.1.

G - Trọng lượng ô tô.

Pw - Lực cản không khí.

Mf1, Mf2 - Mô men cản lăn.

Pj - Lực quán tính.

R1, R2 - Phản lực pháp tuyến của đường.

Pk - Lực kéo tiếp tuyến (phản lực tiếp tuyến của đường ).

3.3. Tính toán động lực học quá trình tăng tốc ô tô.

3.3.1. Cơ sở lý thuyết.

Chiếu các lực lên trục OX (Hình 3.1) ta được phương trình cân bằng lực:

Pf + Pj + Pw - Pk = 0

Suy ra:

Pj = Pk - Pf - Pw                                                (3.1)  

Từ các công thức trên ta thấy để xác định được thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc trước hết phải xây dựng được lực kéo Pki ở từng tay số, từ đó tính được nhân tố động lực học Di. Phương pháp xác định lực kéo theo động cơ ở từng tay số hiện nay thường hay áp dụng là sử dụng đường đặc tính ngoài của động cơ làm cơ sở cho quá trình tính toán.

a. Xây dựng đường đặc tính ngoài động cơ

MeN  -  Mô men xoắn tại điểm đạt công suất lớn nhất.

neN    - Số vòng quay tại điểm đạt công suất lớn nhất.

ne      - Số vòng quay của động cơ tại thời điểm khảo sát.

a,b,c  - Các hệ số phụ thuộc đặc tính ngoài của từng động cơ.

Nemax - Công suất lớn nhất của động cơ.

- Xét thời điểm Me đạt giá trị cực đại, tại đó ne = neM:

- Xét thời điểm Ne đạt giá trị cực đại, tại đó ne = neN:

b. Xây dựng đặc tính kéo ô tô

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tính theo động cơ và vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô.

Sử dụng đường đặc tính ngoài của động cơ, lấy một loạt các trị số khác nhau của công suất Ne1, Ne2,…,Nen, trên đường đặc tính ứng với các vận tốc góc we1, we2,…, wen của trục khuỷu (lấy các giá trị we cách đều nhau). Sau đó theo công thức (3.12) tính các giá trị v11, v12,.., v1n cho số truyền thứ nhất (ứng với itl1). Tiếp theo đó sử dụng công thức (3.11) tính các giá trị Pk11, Pk12,.., Pk1n cho số truyền đã chọn. Tương tự như vậy tính toán cho các số truyền tiếp theo.

c. Xây dựng đặc tính động lực học

Nhân tố động lực học của ô tô là tỷ số giữa hiệu lực kéo theo động cơ và lực cản không khí với trọng lượng toàn bộ ô tô.

* Đặc tính động lực học:

Đặc tính động lực học của ô tô là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền.

D = D(v)

Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1. Với các giá trị v1i đã tính được ở trên, tiến hành xác định Pw1i. Thay các giá trị Pk1i, Pw1i vừa tính được vào công thức (3.13) xác định D11,  D12,…,  D1n. Tương tự tính cho các số truyền còn lại.  

d. Xây dựng đặc tính tăng tốc

* Đồ thị gia tốc của ô tô.

Để xây dựng đồ thị thời gian tăng tốc ở một số truyền trước tiên xây dựng đồ thị gia tốc ngược 1/ji. Từ đồ thị gia tốc ngược (Hình 3.3a) lấy một phần diện tích nào đó ứng với khoảng biến thiên vận tốc dv. Kết quả gần đúng nhận được một hình chữ nhật có chiều dài là 1/j và chiều rộng là dv. Diện tích này là dt=(1/j).dv. Như vậy thời gian tăng tốc của ô tô ở một số truyền i nào đó từ vận tốc v1 đến v2 sẽ chính là diện tích của hình được giới hạn bởi đồ thị 1/j và trục hoành ứng với  v1 và v2 (diện tích hình v112v2).

Hộp số ô tô UAZ-3152 là hộp số có cấp, có đồng tốc nên ta chọn thời gian sang số ts = 1 (s). 

* Đồ thị quãng đường tăng tốc.        

Trên đồ thị t = t(v) lấy một  phần diện tích ứng với khoảng biển thiên thời gian dt (Hình 3.3b). Kết quả gần đúng nhận được hình chữ nhật có chiều dài v và chiều rộng dt. Diện tích hình chữ nhật này chính là vi phân ds. Như vậy diện tích giới hạn bởi đường cong t = t(v) và trục tung t ứng với t1 và t2 là quãng đường tăng tốc của ô tô từ v1 và v2.

3.3.2. Kết quả tính toán động lực học quá trình tăng tốc.

a. Thông số đầu vào

Thông số đầu vào của chương trình tính toán Matlab lấy từ thông số của ô tô UAZ-31512. Các thông số đầu vào được thể hiện trong Bảng 3.1.

Hộp số ô tô UAZ-3152 là hộp số cơ khí có cấp, có đồng tốc quán tính nên ta chọn thời gian sang số ts = 1 (s). Khi sang số vận tốc chuyển động của ô tô sẽ giảm một lượng Δvs

Ô tô sử dụng loại lốp hướng kính có săm, ký hiệu 215/90R15.

Chọn hệ số biến dạng của lốp là λ=0,935

Bán kính tính toán của bánh xe là: r = 0,359 (m)

Ta có: MeN =  =145,5 (N.m)

b. Kết quả tính toán

*Đặc tính ngoài của động cơ:

Với neN = 4000 v/ph, neM = 2300 v/ph, thay vào công thức (3.10).

Sau khi sử dụng phần mềm MatLab để tính toán với các thông số đã cho trong Bảng 3.1 được đồ thị biểu diễn như hình 3.4.

Nhận xét: Đồ thị đặc tính ngoài của ô tô UAZ-31512 là hình dáng đồ thị đặc tính ngoài của động cơ xăng. Với Công suất cực đại Nemax là 67 kW tại số vòng quay nN = 4000v/ph, Mômen xoắn cực đại Memax là 176 Nm tại số vòng quay nM = 2300 v/ph. Động cơ làm việc với tính kinh tế cao và ổn định trong khoảng nM÷nN  hay từ (2300÷4000) v/ph. Khi tăng số vòng quay của trục khuỷu vượt quá số vòng quay nN, công suất động cơ sẽ giảm. Nguyên nhân do quá trình cháy của động cơ xấu đi, tổn thất trong động cơ tăng lên và sự mài mòn các chi tiết tăng.

* Đặc tính kéo của ô tô:

Sử dụng các công thức (3.11) và (3.12).

Sau khi sử dụng phần mềm MatLab để tính toán với các thông số đã cho trong Bảng 3.1 được đồ thị biểu diễn lực kéo ở các tay số truyền như hình 3.5.

Nhận xét: Các đường đặc tính này phản ánh đúng với thực tế tính toán kiểm nghiệm ô tô đã cho. Từ đồ thị ta xác định được lực kéo lớn nhất mà ô tô có thể đạt được là 16,4 kN khi ô tô vừa gài số truyền thấp của hộp số chính vừa gài số truyền thấp của hộp số phân phối. Đồng thời xác định được lực kéo ở từng tay số truyền cụ thể. 

* Gia tốc của ô tô ở các số truyền

Dựa vào các thông số đã cho trong Bảng 3.1 với công thức (3.15), sử dụng phần mềm Matlab ta xây dựng được đồ thị gia tốc của ô tô UAZ-31512 ở từng số truyền khác nhau. Đồ thị gia tốc được thể hiện trên Hình 3.8 dưới.

Nhận xét: Ta xác định được gia tốc tăng tốc theo từng dãy số thông qua đồ thị trên, dựa vào đồ thị cho ta thấy gia tốc giảm dần từ tay số thấp đến tay số cao, và tại mỗi tay số đều có gia tốc cực đại tương ứng. Điều đó phù hợp với thực tế hoạt động của ô tô.

* Đồ thị quãng đường tăng tốc của ô tô

Sử dụng phần mềm Matlab với các thông số đầu vào cho trong Bảng 3.1. Đồ thị quãng đường tăng tốc của ô tô UAZ-31512 được thể hiện trên Hình 3.11.

Nhận xét: Ta xây dựng được đồ thị quãng đường tăng tốc của ô tô UAZ-31512 trong điều kiện ô tô đủ tải, điều kiện đường cho trước, tăng tốc đến tốc độ tối đa vmax (bỏ qua thời gian chuyển số và sự giảm vận tốc ở mỗi lần chuyển số). Dựa vào đồ thị ta thấy để đạt được vận tốc 110 km/h thì ô tô phải tăng tốc trên quãng đường khoảng 723,4 m.

3.4 Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc ô tô UAZ-3152.

Đối với ô tô quân sự nói chung và ô tô UAZ-31512 thì khả năng tăng tốc của ô tô ảnh hưởng đến tính cơ động, có ý nghĩa lớn trong quá trình sử dụng ô tô và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Vì thế khảo sát khả năng tăng tốc của ô tô có ý nghĩa trong việc đánh giá tính cơ động và khả năng thông qua của ô tô.

Hộp số ô tô UAZ-3152 là hộp số có cấp, có đồng tốc nên ta chọn thời gian sang số ts = 1 (s). Vận tốc của ô tô giảm khi chuyển số một lượng Δvs

Nhận xét: Ngoài các yếu tố động lực học, yếu tố đường xá, điều kiện môi trường,… thì yếu tố thời điểm sang số cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng tốc của ô tô. Với cùng một ô tô, cùng điều kiện đường xá, thời tiết như nhau nhưng với các thời điểm sang số khác nhau thì thời gian và quãng đường cần để tăng tốc đến vận tốc tối đa của ô tô là khác nhau.

Qua quá trình tính toán và phân tích đồ thị. Ta thấy được rằng khi sang số tại thời điểm mà tốc độ vòng quay nhỏ sẽ làm cho động ô tô làm việc trong khoảng không ổn định. Khi sức cản chuyển động tăng, vận tốc ô tô giảm, nhân tố động lực học D cũng giảm theo nên ô tô không thể khắc phục được sức cản tăng lên này, làm cho khả năng tăng tốc kém, ô tô dễ bị chết máy đột ngột. 

Như vậy, để đảm bảo cho ô tô làm việc trong khu vực làm việc ổn định của từng số truyền, thì thời điểm sang số nss phải nằm trong khoảng vòng quay làm việc ổn định của động cơ. Nghĩa là tại số vòng quay lớn hơn số vòng quay khi mô men cực đại, nss>nM. Nhưng số vòng quay này không vượt quá số vòng quay tại thời điểm công suất cực đại neN do khi đó quá trình cháy của động cơ không tốt (neMss< neN).

Chương 4

KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ  UAZ-31512

4.1. Những lưu ý khi khai thác hệ thống truyền lực trên ô tô

- Khi xuất hiện tiếng ồn hoặc tiếng gõ bất thường trong khi ô tô đang hoạt động thì cần xác định nguyên nhân và khắc phục xong mới đưa ô tô vào vận hành.

- Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để cắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết trong hộp số.

- Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành ô tô không bị rung giật và tránh va đập cho các cơ cấu của hệ thống truyền lực.

- Chỉ gài số truyền thấp ở hộp số phân phối khi đã gài cầu trước để đảm bảo cầu sau không bị quá tải do tỷ số truyền lớn.

- Không đặt tay lên cần số khi ô tô đang hoạt động. Bởi bất kì va chạm nào giữa tay người lái và cần số cũng có thể làm cho càng số tiếp xúc với bộ đồng tốc, do tốc độ quy của đồng tốc cao, việc tiếp xúc thường xuyên làm mòn nhanh.

4.2. Những hư hỏng thông thường và cách khắc phục

Khi lái xe trên đường hoặc khi đang làm nhiệm vụ không tránh khỏi những hư hỏng hoặc sự cố bất chợt xảy ra, do điều kiện thiếu cơ sở vật chất và các dụng cụ, người lái xe cũng như kíp xe cần tận dụng các dụng cụ có sẵn nhanh chóng khắc phục sự cố để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp theo hoặc khắc phục tạm thời để đưa xe về nơi sửa chữa. 

a. Những hư hỏng thường gặp của ly hợp và cách khắc phục.

Một sổ hiện tượng hư hỏng và cách khắc phục của ly hợp.như bảng 4.1.

b. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.

Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục của hộp số, hộp số phân phối.như bảng 4.2.

d. Những hư hỏng thường gặp của cầu xe

Những hư hỏng và biện pháp khắc phục hư hỏng của cầu xe.như bảng 4.4.

4.3. Các chế độ bảo dưỡng kỹ thuật trong quá trình khai thác và sử dụng

Các chế độ bảo dưỡng gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2.

4.3.1. Bảo dưỡng ly hợp

a. Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng thường xuyên được tiến hành hàng ngày hoặc trước, trong khi ô tô đi công tác và sau khi đi công tác về do người lái ô tô thực hiện.

- Kiểm tra sự làm việc linh hoạt của bàn đạp ly hợp.

- Kiểm tra sự hoạt động của bộ ly hợp: kiểm tra bằng cách cho ô tô chuyển bánh và sang số lúc đang chạy.

c. Bảo dưỡng cấp 2

Bảo dưỡng cấp 2 được tiến hành khi xe hoạt động được 6000-8000 km hoặc  sau 6 tháng khai thác xe.

Nội dung:

- Làm hết nội dung bảo dưỡng cấp 1.

- Xiết chặt các ốc bắt thân ly hợp với bánh đà.

- Kiểm tra khe hở giữa bạc mở và đòn mở: Khe hở phải nằm trong khoảng  từ 2 ÷ 3 mm, nếu không đảm bảo phải điều chỉnh lại cho đúng

4.3.2. Bảo dưỡng hộp số

a. Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng thường xuyên được tiến hành hàng ngày hoặc trước khi ô tô đi công tác và sau khi đi công tác về do lái xe thực hiện.

c. Bảo dưỡng cấp 2

Bảo dưỡng cấp 2 được tiến hành khi ô tô hoạt động được 10.000-15.000 km hoặc sau 6 tháng khai thác, sử dụng.

- Làm hết công việc của bảo dưỡng 1.

- Kiểm tra xiết chặt ốc nắp các tắc te hộp số, ốc bắt hộp số với các tắc te ly hợp, nắp vòng bi của trục bị động và trục trung gian.

4.3.3. Bảo dưỡng truyền động các đăng và cầu xe

a. Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng thường xuyên được tiến hành hàng ngày hoặc trước khi ô tô đi công tác và sau khi đi công tác về do người lái thực hiện.

c. Bảo dưỡng cấp 2

- Làm hết nội dung của bảo dưỡng 1;

- Tra mỡ vào ổ bi kim trục chữ thập và khớp then hoa trục giữa;

- Khi mòn hoặc hư hỏng các phớt của ổ bi kim cần thay thế mới, bởi vì các cổ trục của trục chữ thập và các ổ bi sẽ bị mòn rất nhanh do bẩn và bị chảy mỡ bôi trơn. Cũng cần phải kiểm tra trạng thái của phớt ở cuối ống trượt, nếu phớt bị hỏng thì mài mòn rất nhanh và tăng độ đảo của trục các đăng.

d. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng

- Các đăng làm việc không bị lắc đảo.

- Các ốc bắt chắc chắn, không có tiếng kêu trong quá trình làm việc.

- Không được chảy dầu.

- Cầu không quá nóng trong quá trình làm việc.

KẾT LUẬN

Với nhiệm vụ được giao làm đồ án tốt nghiệp, qua thời gian tiến hành thực hiện nhiệm vụ, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn : PGS, TS ……………… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Xe ô tô, sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của các bạn, đến nay đồ án đã hoàn thành nội dung đề ra với việc giải quyết  một số vấn đề sau.

 Trong đồ án đã giới thiệu tổng quát về ô tô UAZ-31512, tiến hành phân tích, đánh giá kết cấu hệ thống truyền lực của ô tô UAZ-31512. Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng tốc làm cơ sở nghiên cứu và khảo sát quá trình tăng tốc của ô tô UAZ-31512 ở các thời điểm sang số khác nhau.

Sử dụng phương pháp tính toán để khảo sát ảnh hưởng của thời điểm sang số đến khả năng tăng tốc của ô tô trên cơ sở bài toán giả thiết đã nêu với các số liệu đầu vào của ô tô UAZ-31512. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng tốc như thời gian và quãng đường tăng tốc. Các kết quả tính toán được thể hiện qua đồ thị và bảng kết quả.

Hướng dẫn khai thác đối với hệ thống truyền lực ô tô UAZ-31512, đưa ra các quy trình bảo dưỡng, nêu một số hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng và một số biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên với các giả thiết sử dụng, đồ án chưa khảo sát được ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá trình tăng tốc như lực cản lăn hay tải trọng của ô tô thay đổi trong quá trình sử dụng.

Do đây là một đồ án tương đối rộng với trình độ bản thân còn hạn chế, nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn và các thầy giáo trong Bộ môn Xe ô tô – Viện cơ khí động lực. Trên cơ sở kiến thức cơ bản này, bản thân tôi sẽ cố gắng nghiên cứu hoàn thiện để áp dụng vào công tác thực tiễn ở đơn vị sau này./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội - 2002.

[2]. Phạm Đình Vi - Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự (Tập 1), Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội - 1995.

[3]. Nguyễn Văn Trà, Kết cấu tính toán ô tô (Tập 1), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội - 2016.

[4]. Vũ Đức Lập, Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật của ô tô (Dùng cho sinh viên chuyên ngành ô tô), Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội - 2005.

[5]. Hướng dẫn sửa chữa “Xe UAZ-31512 và các dạng cải biên”, Cục xe - máy, Tổng cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng.   

[6]. Nguyễn Trường Sinh, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội - 2014.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"