MỤC LỤC
MỤC LỤC.. 1
LỜI NÓI ĐẦU.. 3
1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu. 3
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học của đề tài 4
2.1. Mục tiêu. 4
2.2. Ý nghĩa khoa học. 4
3. Nội dung nghiên cứu. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5
4.1 Đối tượng. 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
Chương 1: QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG ĐÁNH LỬA TRUYỀN THỐNG.. 6
1.1. Cơ sở lý thuyết. 6
1.1.1.Tỷ lệ nhiên liệu – không khí 6
1.1.2.Tỷ lệ hỗn hợp khí lý tưởng. 6
1.1.3. Hệ số dư lượng không khí. 6
1.1.4.Tính đồng nhất của hỗn hợp cháy. 8
1.1.5. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp cháy đến độ độc hại của khí thải. 8
1.1.6. Sự phân bố hỗn hợp cháy giữa các xi lanh. 9
1.2. Các quá trình công tác của động cơ xăng truyền thống. 10
1.2.1. Quá trình thải 11
1.2.2. Quá trình nạp. 12
1.2.3. Quá trình nén. 13
1.2.4. Quá trình cháy trong động cơ. 17
Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỘNG CƠ HCCI SO VỚI ĐỘNG CƠ XĂNG ĐÁNH LỬA TRUYỀN THỐNG.. 22
2.1. Khái quát về động cơ HCCI. 22
2.1.1. Giới thiệu về động cơ HCCI 22
2.1.2. Đánh giá chung về động cơ HCCI và động cơ truyền thống. 22
2.2. Đặc điểm kết cấu động cơ HCCI. 30
2.2.1. Khái quát các hệ thống cơ bản. 30
2.2.2. Hệ thống đánh lửa. 34
2.3. Hệ thống nhiên liệu động cơ HCCI. 37
2.4. Nguyên lý hoạt động của động cơ HCCI. 40
Chương 3: NGHIÊN CỨU CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỘNG CƠ HCCI. 44
3.1. Công nghệ phun xăng trực tiếp GDI. 44
3.1.1. Giới thiệu về công nghệ phun xăng trực tiếp GDI 44
3.1.2. Ứng dụng của hệ thống phun xăng trực tiếp trên động cơ HCCI. 46
3.2. Hệ thống thay đổi tỷ số nén VCR.. 48
3.3. Một số hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ. 49
3.3.1 Hệ thống VVT-i (Variable Valve Timing-intelligent). 50
3.3.2 Hệ thống VVTL-i (Variable Valve Timing and Lift-intelligent). 52
3.3.3. Hệ thống kiểm soát hơi nhiên liệu. 55
3.3.4. Hệ thống điều khiển khí nạp. 56
3.3.5. Hệ thống ETCS-i (Electronic Throttle Control System-intelligent). 58
3.4. Hệ thống kiểm soát khí xả (Exhaust-gas Recirculation). 59
3.4.1 Giới thiệu tổng quan và nguyên lý làm việc của hệ thống. 59
3.4.2 Bộ lọc khí xả. 60
3.4.3. Hệ thống cắt nhiên liệu khi giảm tốc độ. 62
3.4.5. Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR). 62
KẾT LUẬN.. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 68
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ôtô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Quá trình ra đời và phát triển của động cơ ô tô trải qua nhiều giai đoạn từ đơn giản đến hiện đại mà đặc biệt quan trọng là sự phát triển của các loại động cơ tiết kiệm nhiên liệu hay với những công suất khác nhau.
Cùng với sự phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, động cơ sử dụng công nghệ HCCI ngày càng được tối ưu hóa, khắc phục những hạn chế thường gặp ở những ở động cơ xăng đánh lửa truyền thống đơn giản ban đầu sử dụng bugi đánh lửa đã cải tiến thành động cơ sử dụng công nghệ HCCI.
Chính từ những sự phát triển về công nghệ mà động cơ xăng đánh lửa truyền thống đã dần được thay thế và sử dụng động cơ với công nghệ HCCI.
Chính vì thế, việc nghiên cứu khai thác càng phức tạp hơn, nhất là đối với cán bộ kỹ thuật ngành xe máy quân đội. Bản thân là một học viên ngành xe máy , em chọn đề tài “Nghiên cứu động cơ xăng sử dụng công nghệ HCCI” để củng cố tốt hơn kiến thức của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường về đơn vị công tác.
1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Động cơ HCCI có một lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên nó vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi như trên động cơ xăng đánh lửa truyền thống và động cơ diesel. Bản chất của động cơ HCCI là một chu kỳ đánh lửa của ô tô. Động cơ HCCI chưa được phổ biến trước khi sử dụng hệ thống đánh lửa điện tử. Một nội dung cụ thể đã ứng dụng công nghệ HCCI là biến động cơ sử dụng sấy nóng buồng đốt để giúp hòa trộn nhiên liệu và không khí. Việc gia tăng nguồn nhiệt bằng cách nén nhiên liệu ở áp suất cao tạo điều kiện cho quá trình cháy diễn ra.
Môi trường sống ngày một ô nhiễm, do lượng khí thải của các nghành công nghiệp ngày một tăng lên như là các nghành: công nghệ luyện kim, công nghệ sản xuất hoá chất, đặc biệt là khí thải của công nghệ ôtô…Cùng với sự tiêu thụ mức năng lượng ngày một tăng lên của nó dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó một vấn đề đặt ra ở đây là làm sao giảm tối thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường, đi đôi với việc tiết kiệm nguồn năng lượng. Các nhà sản xuất ôtô đã và đang không ngừng cải tiến kĩ thuật, công nghệ để đưa ra được loại xe đáp ứng được yêu cầu đó. Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology hay MIT) đã và đang nghiên cứu để cho ra đời một phiên bản động cơ đốt trong mới. Nó mang tên là Homogenuos Charge Compression Ignition (HCCI- cháy đồng đều do nén), nó sử dụng nguyên liệu là xăng nhưng không đốt cháy hỗn hợp bằng Bugi như kiểu động cơ SI (spark ignition) truyền thống, mà nó nén hỗn hợp đến nhiệt độ và áp suất cao để hỗn hợp tự bốc cháy. Qua các thử nghiệm trên mô hình đồng thời sản xuất chạy thử một số xe viện công nghệ MIT đã rút ra kết luận HCCI có tình năng vượt trội so với hai loại động cơ truyền thống là SI và Diesel về:
- Lượng khí thải độc hại NOx và HC giảm từ 20% - 40%.
- Tiết kiệm được từ 15% - 25% nhiên liệu.
- Không kén trọn nhiện liệu.
- Sử dụng công nghệ phun trực tiếp và cơ cấu phân phối khí thông minh.
- Nhiệt độ cháy trong HCCI thấp hơn .
Với những tính năng này trong tương lai nó sẽ thay thế cho động cơ truyền thống SI (spark ignition).
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu khả năng hình thành hỗn hợp và quá trình cháy của động cơ HCCI
Nghiên cứu các ứng dụng công nghệ trên động cơ HCCI
Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số đến quá trình cháy của động cơ
2.2. Ý nghĩa khoa học
Ngoài mục đích chính là báo cáo tốt nghiệp, nghiên cứu động cơ sử dụng công nghệ HCCI còn giúp học viên nâng cao kiến thức về động cơ sử dụng công nghệ này. Qua đó, học viên có thể khám phá các công nghệ mới, các thiết bị mới và tích lũy kinh nghiệm có ích cho quá trình học tập và công việc sau này.
Làm tài liệu lý thuyết để thực hành nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng trong việc dạy và học các chuyên đề động cơ sử dụng công nghệ HCCI.
3. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về quá trình cháy của động cơ xăng truyền thống.
Chương 2. Phân tích, đánh giá động cơ HCCI so với động cơ xăng truyền thống.
Chương 3. Nghiên cứu các ứng dụng công nghệ ĐKĐT trên động cơ HCCI.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Nghiên cứu công nghệ HCCI trên động cơ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu công nghệ HCCI trên động cơ xăng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích: tìm hiểu cơ sở lý thuyết về động cơ HCCI
Cách tiến hành: tham khảo, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu đã được công nhận.
Chương 1
QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG ĐÁNH LỬA TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lý thuyết.
Quá trình tạo hỗn hợp cháy được coi là có chất lượng cao khi nó thoả mãn được những yêu cầu sau:
Nhiên liệu phải được hòa trộn đều với toàn bộ lượng khí có trong buồng cháy, hay nói cách khác: hỗn hợp cháy phải đồng đều.
Thành phần hỗn hợp cháy phải phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
1.1.1.Tỷ lệ nhiên liệu – không khí
Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng có chức năng làm thay đổi tỷ lệ nhiên liệu – không khí; để có được tỷ lệ hỗn hợp khí tối ưu cho mọi chế độ làm việc khác nhau của động cơ.
1.1.2.Tỷ lệ hỗn hợp khí lý tưởng.
Tỷ lệ hỗn hợp khí lý tưởng là 1/14,7 vì lượng oxy trong không khí của hỗn hợp khí này hoàn toàn thích ứng với lượng hydro trong nhiên liệu giúp cho quá trình cháy của hỗn hợp khí được hoàn chỉnh nhất.
1.1.3. Hệ số dư lượng không khí.
Để chỉ rõ mức độ sai biệt giữa tỷ lệ nhiên liệu – không khí cung cấp thực tế cho động cơ so với tỷ lệ hỗn hợp lý tưởng người ta chọn hệ số dư lượng λ = Lựợng không khí nạp/Lượng không khí yêu cầu lý tưởng.
1.1.4.Tính đồng nhất của hỗn hợp cháy.
Hỗn hợp cháy được gọi là đồng nhất khi nó có thành phần như nhau tại mọi khu vực trong buồng cháy. Để được trạng thái này, nhiên liệu phải bốc hơi hoàn toàn và hoà trộn đều với lượng khí trong xi lanh.
1.1.6. Sự phân bố hỗn hợp cháy giữa các xi lanh.
Thực trạng cho thấy rằng thành phần hoà khí cung cấp cho từng xi lanh riêng biệt không giống nhau cả về chất và lượng. Nguyên nhân chính là do khi nhiên liệu chuyển động dọc theo đường ống nạp, thì có một màng mỏng nhiên liệu được tạo thành dọc theo vách ống ở một tỷ lệ thấp so với lượng hỗn hợp cháy ở dạng hơi.
1.2. Các quá trình công tác của động cơ xăng truyền thống
Chu trình công tác của động cơ đốt trong là tập hợp các quá trình làm việc kế tiếp nhau. Đó là các quá trình nạp, nén, cháy - dãn nở và thải. Trong các quá trình kể trên thì quá trình cháy - dãn nở là quá trình chủ yếu, trong đó nhiệt năng của nhiên liệu được biến thành cơ năng.
1.2.1.Quá trình thải
Quá trình thải thực tế được bắt đầu từ thời điểm mở xu páp thải (b’) đến xu páp thải được đóng hoàn toàn (d) và được chia làm 3 giai đoạn.
1.2.2. Quá trình nạp
1.2.2.1. Giai đoạn 1 (Nạp sớm fr)
Tuy gọi là giai đoạn nạp sớm nhưng thực tế trong giai đoạn này khí nạp mới chưa thể nạp vào xi lanh được vì áp suất khí trong xi lanh còn lớn áp suất của khí nạp mới.
1.2.2.3. Giai đoạn 3 (Nạp thêm aa’)
Đây là giai đoạn nạp thêm. Tuy piston đã chuyển động đi lên ĐCT ở hành trình nén nhưng do áp suất cuối quá trình nạp còn nhỏ hơn áp suất môi trường nên người ta vẫn lợi dụng độ chênh lệch áp suất đó để nạp thêm bằng cách cho đóng muộn xu páp nạp.
1.2.3. Quá trình nén
Quá trình nén trong động cơ được bắt đầu từ khi piston đi từ ĐCD lên ĐCT sau khi đã đóng kín hoàn toàn xu páp nạp hoặc các cửa nạp. Quá trình nén của động cơ có ba mục đích sau:
- Mở rộng phạm vi nhiệt độ của chu trình công tác, nghĩa là do có quá trình nén nên chất lượng quá trình cháy tốt hơn, nhiệt độ cháy cao và nhiệt độ cuối quá trình dãn nở thấp nhằm nâng cao hiệu suất nhiệt của chu trình.
- Thu được trong thực tế một tỷ số dãn nở cho phép lớn nhất.
- Tạo những điều kiện tốt nhất cho sự cháy của hỗn hợp khí công tác.
1.2.4. Quá trình cháy trong động cơ
1.2.4.1. Khái quát chung
Trong quá trình thực thì nhiệt lượng giả thiết được cấp vào chính là lượng nhiệt được tỏa ra do quá trình cháy của nhiên liệu với ôxy của không khí. Vậy quá trình cháy trong động cơ đốt trong là quá trình chuyển từ hóa năng của nhiên liệu sang nhiệt lượng được tiến hành thông qua các phản ứng ôxy hóa của các cacbuahydro chứa trong nhiên liệu dưới tác dụng của nhiệt độ.
1.2.4.3. Diễn biến quá trình cháy bình thường động cơ xăng
- Thời kỳ cháy trễ I: Tính từ lúc đánh lửa đến lúc áp suất tăng đột ngột. Trong thời kỳ này áp suất trong xi lanh thay đổi tương tự như trường hợp không đánh lửa, qua một thời gian ngắn đến lúc xuất hiện nguồn lửa được gọi là màng lửa trung tâm.
- Thời kỳ cháy rớt III: mặc dù cuối thời kỳ II màng lửa đã lan tràn khắp thể tích buồng cháy, nhưng do hòa khí phân bố không thật đều, điều kiện p và T ở mọi khu vực trong buồng cháy không hoàn toàn giống nhau, nên có những khu vực nhiên liệu cháy chưa hết.
Chương 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỘNG CƠ HCCI SO VỚI ĐỘNG CƠ XĂNG ĐÁNH LỬA TRUYỀN THỐNG
2.1. Khái quát về động cơ HCCI
2.1.1. Giới thiệu về động cơ HCCI
Động cơ HCCI - Homogeneous Charge Compression Ignition Engine để miêu tả nguyên lý cháy mới cho động cơ đốt trong. HCCI được hiểu là nguyên lý cháy do nén hỗn hợp đồng nhất giữa không khí và nhiên liệu đến áp suất cao để tự bốc cháy giống như động cơ Diesel mà không sợ hiện tượng kích nổ. Một hình thức động cơ lai giữa động cơ Diesel và động cơ Xăng.
2.1.2. Đánh giá chung về động cơ HCCI và động cơ truyền thống
Đối với động cơ xăng sử dụng bộ chế hoà khí, hiện tượng tự cháy hỗn hợp đồng nhất thường xảy ra sau khi động cơ hoạt động một thời gian ở chế độ tải lớn dù bugi không còn đánh lửa, do nhiệt độ các chi tiết rất cao và thời gian cháy trễ lớn khiến hoà khí tự cháy.
2.1.2.1. Ưu điểm của động cơ HCCI
Động cơ HCCI là sự kết hợp giữa động cơ xăng đốt cháy cưỡng bức (Spark Ignition) và động cơ diesel nén cháy (Compression Ignition). Một động cơ HCCI hoàn thiện gồm nhiều công nghệ tiên tiến như phun nhiên trực tiếp hoặc phun trên đường nạp, pha phối khí thông minh, hệ thống tuần hoàn khí xả EGR, hệ thống thay đổi tỷ số nén…
2.1.2.2. Khuyết điểm
Khó hình thành hỗn hợp nghèo, đồng nhất: Yêu cầu của động cơ HCCI đó là hình thành được hỗn hợp nghèo mà đồng nhất để đảm bảo chất lượng quá trình cháy cũng như yêu cầu về tính kinh tế, để làm được điều này phải điều khiển một cách chính xác hệ thống nhiên liệu, nạp xả, tuần hoàn khí xả.
2.2. Đặc điểm kết cấu động cơ HCCI
2.2.1. Khái quát các hệ thống cơ bản
Thân động cơ vẫn sử dụng các chi tiết của động cơ xăng, ngoài ra cần đảm bảo độ bền, độ cứng vững do áp suất sinh ra lớn có thể gây thiệt hại cho động cơ.
2.2.2. Hệ thống đánh lửa
Tuy có nhiều phương pháp hỗ trợ động cơ HCCI hoạt động ở chế độ khởi động sử dụng bugi đánh lửa được cho là tối ưu vì:
- Dễ dàng thiết kế, lắp ráp do đã có sẵn trên thị trường và tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Điều khiển quá trình chuyển tiếp dễ dàng, hoạt động chính xác, kết cấu nhỏ gọn.
2.3. Hệ thống nhiên liệu động cơ HCCI
Động cơ HCCI sử dụng hệ thống phun nhiên liệu điện tử, những nghiên cứu gần đây cho thấy động cơ HCCI sử dụng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp như GDI - HCCI có những kết quả tích cực trong việc hình thành hỗn hợp đồng nhất, điều khiển quá trình cháy, giảm tiêu hao nhiên liệu và giảm nồng độ các chất độc hại trong khí thải.
2.4. Nguyên lý hoạt động của động cơ HCCI
Nguyên lý hoạt động của động cơ HCCI có hai cách hình thành hỗn hợp đồng nhất đó là chuẩn bị hỗn hợp không khí - nhiên liệu trong buồng đốt bằng cách phun nhiên liệu trực tiếp hoặc chuẩn bị hỗn hợp từ trước bằng cách phun trên đường nạp như động cơ xăng.
Có nhiều phương án được đưa ra:
+ Sấy nóng khí nạp trước khi đưa vào buồng đốt.
+ Hoạt động như động cơ đốt trong truyền thống.
+ Sử dụng các loại nhiên liệu có tính bay hơi cao, sử dụng các chất phụ gia cho quá trình khởi động và chạy cầm chừng.
+ Điều khiển thay đổi tỷ số nén của động cơ giúp cho quá trình nén tốt hơn kết quả là tăng áp suất, nhiệt độ của hỗn hợp cuối kỳ nén.
=> Phương án được cho là hiệu quả đó là trong quá trình khởi động và chạy cầm chừng đó là cho động cơ hoạt động tương tự như động cơ truyền thống (đánh lửa cưỡng bức SI). Tức là sử dụng bugi để đánh lửa cho động cơ hoạt động thì chuyển sang chế độ HCCI. Phương án này cũng hiệu quả so với chế độ tải nặng.
Chương 3
NGHIÊN CỨU CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỘNG CƠ HCCI
3.1. Công nghệ phun xăng trực tiếp GDI
3.1.1. Giới thiệu về công nghệ phun xăng trực tiếp GDI
Những đặc tính kỹ thuật của động cơ GDI
- Đường ống nạp thẳng góc với piston, tạo được sự lưu thông của lưu lượng gió tối ưu nhất.
- Hình dạng đỉnh piston lồi, lõm như hình vẽ tạo thành buồng cháy tốt nhất, tạo được sự hòa trộn nhiên liệu + không khí tối ưu nhất (hơn cả loại phun xăng MPI)
- Bơm xăng cao áp cung cấp xăng có áp suất cao đến kim phun và phun trực tiếp vào xi lanh động cơ.
3.1.2. Ứng dụng của hệ thống phun xăng trực tiếp trên động cơ HCCI.
Phương cách hình thành hỗn hợp đối với hệ thống phun xăng trực tiếp.
- Tạo một vùng hỗn hợp đậm đồng nhất xung quanh điện cực trung tâm bugi, còn vùng xung quanh là hỗn hợp phân bố dạng phân lớp với thành phần nghèo.
- Tạo hỗn hợp đồng nhất và phân lớp, giữa các lớp không có đường chuyển tiếp.
- Tạo được một vùng hỗn hợp đậm (dễ cháy) xung quanh bugi và phải đúng ngay thời điểm đánh lửa của động cơ.
3.2. Hệ thống thay đổi tỷ số nén VCR
Đối với các xe lai giữa SI và HCCI, khi chuyển từ chế độ SI sang chế độ HCCI thì nó cần có một tỷ số nén lớn hơn, để có thể tạo ra áp suất và nhiệt độ cao cho hỗn hợp ( không khí và xăng ) tự bốc cháy sinh công đẩy piston đi xuống. Muốn làm được điều này yêu cầu trên xe phải được trang bị những hệ thống thay đổi tỷ số nén theo từng chế độ hoạt động của động cơ. Hiện nay có nhiều phương án để thay đổi tỷ số nén của động cơ như là : Đầu xi lanh có bản lề, bạc lót lệch tâm, piston thuỷ lực, cơ cấu tay quay nhiều khâu, cơ cấu bệ bánh răng..
3.4. Hệ thống kiểm soát khí xả (Exhaust-gas Recirculation)
3.4.1 Giới thiệu tổng quan và nguyên lý làm việc của hệ thống
Phải có trình độ công nghệ cao mới có thể bảo đảm rằng tổng lượng các thành phần (CO/HC/NOx) trong khí thải đáp ứng các quy định về khí thải. Đối với xe ô tô thực sự, không những phải giảm những chất này mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác như độ bền, độ tin cậy, an toàn và tiêu hao nhiên liệu. Các biện pháp làm sạch khí thải được liệt kê trong bảng bên trên đây, nhưng thiết bị thì thay đổi tuỳ theo từng nước, còn quy định về khí thải thì thay đổi theo vùng.
3.4.2 Bộ lọc khí xả
Các loại bộ lọc khí xả
- Chất xúc tác ôxy hoá: ôxy hoá HC hoặc CO và tạo thành H2O hoặc CO2 không độc hại.
- Chất xúc tác khử ôxy: tách ôxy ra khỏi NOx và tạo thành N2 vô hại.
- Chất xúc tác oxy hoá/khử ôxy: thực hiện cả hai chức năng trên.
3.4.3. Hệ thống cắt nhiên liệu khi giảm tốc độ
Hệ thống này có tác dụng ngừng phun nhiên liệu trong khi giảm tốc độ, và giảm lượng CO và HC. Nó cũng ngăn ngừa hiện tượng cháy trong ống xả, giảm lượng tiêu hao nhiên liệu trong thời gian giảm tốc.
3.4.5. Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR)
Hệ thống EGR đưa một phần khí xả vào tái tuần hoàn trong hệ thống nạp khí. Khi khí xả được trộn lẫn với hỗn hợp không khí-nhiên liệu thì sự lan truyền ngọn lửa trong buồng đốt bị chậm lại, bởi vì phần lớn khí xả là trơ (không cháy được). Nhiệt độ cháy cũng giảm xuống để giảm lượng NOx sinh ra, vì khí trơ hấp thụ nhiệt toả ra.
KẾT LUẬN
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS………….. cùng với sự giúp đỡ của quý thầy trong Khoa Ô Tô, các bạn trong lớp, em đã hoàn thành đề tài đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Song trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn và đó chính là những kinh nghiệm nghề nghiệp cho em sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy trong khoa, đặc biệt là thầy: ThS………….. đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em để đề tài của em được hoàn thành.
Qua đây, em xin được kính chúc thầy và gia đình luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin trân trọng cảm ơn !
TPHCM, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Văn Định. “Tính kinh tế nhiên liệu của ô tô”. Học viện kỹ thuật quân sự, năm 2006.
2. Lại Văn Định, Vy Hữu Thành. “Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong”. Học viện kỹ thuật quân sự, năm 1996.
3. Hà Quang Minh. “Nguyên lý, kết cấu và khai thác các hệ thống phun xăng trên động cơ ô tô hiện đại”. Học viện kỹ thuật quân sự, năm 2009.
4. Trần Quốc Toản. “Giáo trình lý thuyết động cơ đốt trong”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự, năm 2008
5. Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Tất Tiến. “Nguyên lý động cơ đốt trong”.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"