ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC HỆ THỐNG LÁI XE CHỈ HUY UAZ

Mã đồ án OTTN003021738
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ cấu tạo hệ thống lái xe chỉ huy, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái xe chỉ huy UAZ-31512, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái xe chỉ huy UAZ-3160, bản vẽ nguyên lý làm việc trợ lực lái xe chỉ huy UAZ-3160, bản vẽ khảo sát động lực học quay vòng xe chỉ huy); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC HỆ THỐNG LÁI XE CHỈ HUY UAZ.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC......1

MỞ ĐẦU.. 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CHỈ HUY UAZ.. 3

1.1. Khái quát chung về xe chỉ huy UAZ. 3

1.2. Các thông số và tính năng kỹ thuật của xe UAZ. 4

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ.. 10

2.1. Khái quát chung về hệ thống lái ô tô UAZ. 10

2.1.1. Công dụng, phân loại của hệ thống lái. 10

2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống lái ô tô UAZ. 11

2.1.2.1. Ưu điểm.. 11

2.1.2.2. Nhược điểm.. 11

2.2. Bố trí và cấu tạo chung hệ thống lái ô tô UAZ. 11

2.2.1. Bố trí chung hệ thống lái ô tô UAZ. 11

2.2.2. Cấu tạo chung. 12

2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái ô tô uaz. 13

2.3.1. Cơ cấu lái. 13

2.3.2. Dẫn động lái. 16

2.3.3. Trợ lực lái 19

2.3.3.1. Bơm dầu: 20

2.3.3.2. Bầu chứa dầu: 22

2.3.3.3. Van phân phối: 22

2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô xe  UAZ. 22

2.4.1. Trường hợp xe đi thẳng. 22

2.4.2. Trường hợp xe rẽ phải 23

2.4.3. Trường hợp xe rẽ trái: 25

2.4.4. Cảm giác mặt đường, tính tùy động hệ thống lái xe chỉ huy UAZ. 26

2.4.4.1. Cảm giác mặt đường. 26

2.4.4.2. Tính tùy động hệ thống lái xe UAZ. 26

CHƯƠNG 3. ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH QUAY VÒNG CỦA XE CHỈ HUY.. 28

3.1. Mục đích, nội dung. 28

3.1.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái. 28

3.1.2 Các thông số đầu vào khi tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái: 29

3.2. Động học quay vòng xe chỉ huy. 34

3.2.1. Xác định các thông số động học quay vòng khi không kể đến sự lệch bên của các bánh xe. 35

3.2.2. Xác định các thông số động h vòng khi kể đến sự lệch bên của các bánh xe. 36

3.2.3. Quay vòng đúng, quay vòng thiếu, quay vòng thừa. 38

3.3. Động lực học quay vòng xe chỉ huy. 41

3.3.1. Các lực và mô men tác dụng lên xe khi xe quay vòng. 42

3.3.2. Các lực tác dụng lên bánh xe khi xe quay vòng. 43

3.3.3. Các giả thiết xây dựng mô hình phẳng chuyển động quay vòng. 44

3.3.4 Mô hình khảo sát chuyển động quay vòng của ô tô. 46

3.3.5 Phương trình quay vòng tổng quát của ô tô. 46

3.3.6 Ảnh hưởng của vận tốc quay vòng. 48

3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động học, động lực học quay vòng xe chỉ huy. 48

3.4.1 Thông số động học, động lực học và các yếu tố ảnh hưởng. 49

3.4.1.1. Bán kính quay vòng nhỏ nhất (Rqmin): 49

3.4.1.2. Chiều rộng hành lang quay vòng Hq 49

3.4.1.3. Lực ngang, lực dọc tác dụng lên xe. 49

3.4.1.4. Mô men cản quay vòng. 50

3.4.1.5. Góc lệch bên. 50

3.4.1.5. Vận tốc giới hạn trượt bên. 50

3.4.2 Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến động học, động lực học xe chỉ huy. 50

3.4.2.1. Ảnh hưởng của chiều dài cơ sở của xe. 51

a. Ảnh hưởng của chiều dài cơ sở đến bán kính quay vòng. 51

b. Ảnh hưởng của chiều dài cơ sở đến vận tốc giới hạn trượt bên bánh xe cầu trước. 51

c - Ảnh hưởng của trọng lượng trên cầu dẫn hướng. 51

d. Ảnh hưởng của chiều dài cơ sở đến bán kính quay vòng. 52

3.4.2.2. Ảnh hưởng của tải trọng trên cầu dẫn hướng đến vận tốc giới hạn trượt bên bánh xe cầu trước. 52

3.4.2.3. Ảnh hưởng của đường kính bánh xe. 52

3.4.2.4. Ảnh hưởng của hệ số bám. 53

3.5. Đánh giá, đề nghị. 53

CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẨN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI XE UAZ.. 54

4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái trên xe uaz. 54

4.1.1. Yêu cầu chung. 55

4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống lái 56

4.1.2.1. Chế độ bảo dưỡng. 56

4.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng hệ thống lái của ô tô. 58

4.2. Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa. 58

4.2.1.  Các khái niệm, yêu cầu cơ bản. 58

4.2.1.1. Khái niệm.. 58

4.2.1.2. Các yêu cầu đối với quá trình công nghệ. 59

4.2.2. Một số sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa. 60

4.2.3. Các vấn đề cơ bản khi thiết kế quá trình công nghệ. 62

4.2.3.1. Mục đích, cơ sở thiết kế. 62

a. Mục đích: 62

b. Cơ sở thiết kế quá trình công nghệ: 62

4.2.3.2. Nội dung thiết kế quá trình công nghệ tháo lắp. 62

4.2.3.3. Nội dung thiết kế quá trình phục hồi chi tiết 63

4.2.4. Kỹ thuật an toàn trong quá trình sửa chữa xe. 63

4.2.4.1. Các nguyên nhân gây mất an toàn. 63

a. Do thói quen không đúng của người thợ: 63

b. Sự hỏng hóc hoặc sử dụng thiết bị không đúng: 64

4.2.4.2. Những quy định chung về an toàn. 64

4.2.4.3. Kỹ thuật an toàn với một số công việc cụ thể. 65

4.3 Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái. 67

4.3.1 Các hư hỏng thường gặp của hệ thống lái và cách khắc phục. 67

4.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái 69

4.3.2.1. Kiểm tra điều chỉnh hệ thống lái 69

a. Kiểm tra độ rơ vành tay lái 69

b. Kiểm tra cơ cấu dẫn động lái 70

c. Kiểm tra độ rơ vòng bi bánh xe trước. 71

d. Kiểm tra độ rơ khớp cầu của cơ cấu treo bánh dẫn động. 71

e. Kiểm tra cơ cấu lái 71

f. Kiểm tra hiện tượng tay lái nặng. 72

4.3.2.2. Sửa chữa các chi tiết của hệ thống lái 72

KẾT LUẬN.. 74

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển và hiện đại hóa Quân đội, việc vận chuyển trang thiết bị, khí tài quân sự, bộ binh và các nhiệm vụ quân sự khác bằng ô tô quân sự đóng vai trò hết sức quan trọng. Các loại ô tô quân sự mà quân đội ta đang sử dụng hầu hết là do Liên Xô (trước đây) sản xuất. Trong điều kiện ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở trong nước nói chung và Quân đội ta nói riêng còn chưa phát triển thì việc khai thác, sử dụng tốt các xe - máy hiện có là một vấn đề hết sức cần thiết, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong quá trình xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Thực tế sử dụng trang bị xe - máy ở các đơn vị còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu để nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo và quy tắc sử dụng cũng như việc thực hiện các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa còn có những thiếu sót nhất định như không thực hiện đúng các quy tắc sử dụng, sử dụng không hết hoặc sử dụng quá công suất cho phép của trang bị xe - máy, làm không hết các nội dung bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật, khi tiến hành sửa chữa không đúng quy trình điều đó dẫn đến các trang bị xe - máy xuống cấp, hư hỏng trước thời hạn, không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đồng thời giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu của đơn vị. Do vậy khai thác, sửa chữa là một nội dung có vị trí quan trọng hàng đầu.

Hệ thống lái ô tô UAZ là hệ thống lái với cơ cấu lái kiểu vít - đai ốc - thanh răng - cung răng,  trợ lực thủy lực có kết cấu tương đối phức tạp với hình thang lái bố trí ở phía trước gồm nhiều thanh, đòn dẫn động điều khiển. Để phục vụ việc quản lý, sử dụng và sửa chữa hệ thống lái ở đơn vị được thuận tiện và dễ dàng thì việc nghiên cứu động học, động lực học hệ thống lái ô tô UAZ tại đơn vị là rất cần thiết.

Do vậy sau quá trình học tôi chọn đề tài “Nghiên cứu động học, động lực học hệ thống lái xe chỉ huy UAZ” với thông số cơ bản của xe UAZ 3160 và UAZ 31512 làm đồ án tốt nghiệp của mình nhằm củng cố lại kiến thức đã học cũng như tập làm quen với cách thức và phương pháp tiến hành sửa chữa, làm tiền đề cho công tác tại đơn vị sau này.

Nội dung chính của đồ án bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về ô tô UAZ;

Chương 2: Đặc điểm kết cấu hệ thống lái ô tô UAZ;

Chương 3: Động học, động lực học quá trình quay vòng của xe chỉ huy UAZ;

Chương 4: Hướng dẩn khai thác, sử dụng hệ thống lái xe UAZ;

Qua thời gian gần 3 tháng làm việc với sự giúp đỡ tận tình của:TS. ……….. và các thầy trong khoa ôtô, em đã hoàn thành nội dung đồ án đ­ược giao. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đồ án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy để đề tài tốt nghiệp của em đ­ược hoàn thiện hơn.

Tôi  xin chân thành cảm ơn!

                                                                           TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                                            Học viên thực hiện

                                                                          …………………

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CHỈ HUY UAZ

1.1. Khái quát chung về xe chỉ huy UAZ.

Xe chỉ huy UAZ là loại xe có tính việt dã cao, 2 cầu chủ động công thức bánh xe (4x4). Vỏ xe bằng kim loại có năm cửa gồm mỗi bên hai cửa vào và một cửa ở phía sau.

Hình dáng bên ngoài của xe được thể hiện trên hình 1.1.

Ôtô UAZ dùng để vận chuyển người và hàng hóa trong mọi điều kiện, địa hình và đường xá. Xe được thiết kế chế tạo để khai thác sử dụng trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ -45oC - 40oC và độ ẩm tương đối trung bình đạt 80% khi nhiệt độ là 15oC và nồng độ bụi trong không khí đến 1,0g/m3; tốc độ gió đến 20m/s có thể sử dụng ở những vùng có độ cao 4000m so với mực nước biển và có thể vượt đèo ở độ cao đến 4650m (khi thay đổi đặc tính kéo động lực tương ứng). Các kích thước cơ bản của xe UAZ - 3160 được thể hiện ở hình 1.2

1.2. Các thông số và tính năng kỹ thuật của xe UAZ.

Các thông số kỹ thuật cơ bản ca xe UAZ-3160 được chỉ ra trong bảng 1.a

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ

2.1. Khái quát chung về hệ thống lái ô tô UAZ.

2.1.1. Công dụng, phân loại của hệ thống lái.

2.1.1.1. Công dụng

Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho
ô tô chuyển động theo một quỹ đạo xác định nào đó

2.1.1.2. Phân loại

Tùy thuộc vào yếu tố căn cứ để tiến hành phân loại, hệ thống lái được chia thành các loại sau:

- Theo cách bố trí vành lái

+ Hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái (theo chiều chuyển động của ô tô) được dùng trên ô tô của các nước có luật đi đường bên trái như ở Anh, Nhật, Thụy Điển, …

-  Theo số lượng cầu dẫn hướng

+ Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước;

+ Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau;

2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống lái ô tô UAZ.

2.1.2.1. Ưu điểm

- Đảm bảo động học quay vòng đúng có rất ít sự trượt bên;

- Giảm được sức của người lái, giảm được lực va đập truyền từ mặt đường lên vành lái, tạo cho người lái cảm giác về sức cản của mặt đường;

2.1.2.2. Nhược điểm

- Do có trợ lực nên lốp bánh xe nhanh mòn hơn, các chi tiết dẫn động lái chịu tải lớn hơn;

- Kết cấu dẫn động lái phức tạp, dẫn đến khối lượng công việc chăm sóc, bảo dưỡng và sửa chữa lớn hơn;

2.2. Bố trí và cấu tạo chung hệ thống lái ô tô UAZ.

2.2.1. Bố trí chung hệ thống lái ô tô UAZ.

Hệ thống lái trên ô tô dùng để chuyển hướng và ổn định chuyển động thẳng của ô tô khi chuyển động trên đường. Sơ đồ bố trí hệ thống lái xe chỉ huy UAZ được thể hiện trên hình 2.1.

2.2.2. Cấu tạo chung

- Cơ cấu lái loại vít- đai ốc- thanh răng- cung răng, trục vít-con lăn. Lắp đặt trực tiếp trên khung xe ;

- Dẫn động lái cơ khí gồm vành lái, trục vành lái, vỏ trục vành lái, đòn quay  đứng, các thanh kéo dọc, thanh bên hình thang lái, thanh ngang hình thang lái, đòn quay ngang, các khớp nối (rô tuyn);

2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái ô tô UAZ.

2.3.1. Cơ cấu lái.

- Cơ cấu lái tiêu biểu của dòng xe chỉ huy UAZ là cơ cấu lái trục vít – con lăn và cơ cấu lái kiểu vít - đai ốc - thanh răng - cung răng lần lượt được lắp trên xe UAZ 31512 và UAZ 3160.

- Cơ cấu lái ôtô UAZ-31512 là cơ cấu lái kiểu trục vít – con lăn có tỷ số truyền là 20,3. Kết cấu cơ cấu lái ôtô UAZ-31512 được thể hiện cụ thể như sau(hình 2.2).

- Thanh răng: Thanh răng (7) Được chế tạo liền khối với pít tông của xi lanh lực, thanh răng gồm 2 răng, trên đoạn pít tông có gia công vị trí để lắp  xéc măng làm kín dầu (2). Thanh răng ăn khớp với cung răng  và ăn khớp với trục vít nhờ mối ghép vít qua các viên bi (19).

- Cung răng: Có 3 răng chiều dày răng trên cung răng và thanh răng làm thay đổi theo chiều dài răng, mục đích để điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp thanh răng cung răng nhờ dịch chuyển cung răng dọc trục của nó thông qua các ê cu điều chỉnh.

2.3.2. Dẫn động lái.

Dùng để truyền lực của người lái từ vành tay lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến bánh xe dẫn hướng làm quay bánh xe dẫn hướng đi một góc nhất định, thực hiện quay vòng xe. 

- Thanh kéo ngang: Là một chi tiết dạng ống cầu, một đầu được nối với đòn quay đứng, đầu còn lại được nối với đòn quay ngang thông qua các khớp nối, các khớp nối này được bôi trơn bằng mỡ thông qua các vú mỡ.

2.3.3. Trợ lực lái

Trợ lực lái được sử dụng trên xe nhằm trợ lực cho lực điều khiển của lái xe, giảm sự mệt nhọc của người lái, nâng cao độ an toàn chuyển động, tăng khả năng cơ động của xe, giảm tải trọng động tác động ngược từ mặt đường lên vành tay lái góp phần nâng cao vận tốc trung bình của xe.

2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô xe  UAZ.

Do nội dung trình bày trong đồ án giới hạn nên ở đây tôi chỉ xin trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe chỉ huy UAZ-3160.

Nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô UAZ-3160 được chia ra làm 3 trường hợp: Trường hợp xe đi thẳng, xe rẽ phải, xe rẽ trái.

2.4.1. Trường hợp xe đi thẳng

Nguyên lý hoạt động được thể hiện trên hình 2.10.

 Nhìn vào hình 2.10 ta thấy nguyên lý hoạt động khi xe đi thẳng là: Khi trục van phân phối không quay nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay. Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D".

2.4.2. Trường hợp xe rẽ phải

Nguyên lý hoạt động được thể hiện trên hình 2.11.

Nhìn vào hình 2.11 ta thấy nguyên lý hoạt động khi xe rẽ phải là: Vành tay lái được đánh sang phải, mômen xoắn được truyền đến cơ cấu lái thông qua trục lái và bộ bánh răng côn. Do trục vít bị cản lại bởi sức cản của mômen cản quay vòng nên trục vít tạm đứng yên. 

2.4.3. Trường hợp xe rẽ trái:

Nguyên lý hoạt động được thể hiện trên hình 2.12

Nhìn vào hình 2.12 ta thấy nguyên lý hoạt động khi xe rẽ trái tương tự như khi ôtô quay vòng phải, khi quay vòng trái thanh xoắn bị biến dạng góc và xoay sang trái do đó có sự chuyển động tương đối giữa trục van và van quay. Lúc này các đường dầu cấp từ cổng vào A đến cổng B, và cổng D sẽ bị đóng lại đồng thời các đường dầu từ cổng B dẫn vào lõi trục van điều khiển và các đường dầu từ cổng A dẫn đến cổng C được nối thông.

CHƯƠNG 3

ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH QUAY VÒNG CỦA XE CHỈ HUY

3.1. Mục đích, nội dung.

3.1.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái.

Mỗi sản phẩm ô tô khi đưa ra thị trường đều đã được nhà sản xuất tính toán thiết kế và thử nghiệm để đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà người sử dụng đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, mỗi chiếc xe cụ thể lại phục vụ các mục đính khác nhau và có điều kiện sử dụng thực tế khác nhau. 

Việc tính toán kiểm nghiệm đối với một hệ thống lái cụ thể bao gồm các phần sau:

- Kiểm bền các chi tiết nhằm đánh giá được khả năng chịu tải của cả hệ thống;

- Kiểm tra động học dẫn động lái để đánh giá quá trình quay vòng của ô tô;

- Tính toán trợ lực lái (đối với các hệ thống lái có trợ lực);

- Kiểm tra khả năng tháo lắp, chế tạo của từng chi tiết phục vụ cho quá trình sửa chữa…

3.1.2 Các thông số đầu vào khi tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái:

Các thông số đầu vào dùng cho tính toán hệ thống lái như bảng 3.a.

Quá trình quay vòng của ô tô có thể chia ra những giai đoạn khác nhau:

+ Giai đoạn thứ nhất: ô tô bắt đầu đi vào đ­ường vòng. Ở giai đoạn này, bán kính quay vòng giảm dần, hành lang quay vòng tăng lên.

+ Giai đoạn thứ hai: ô tô thực hiện quay vòng đều, nghĩa là ô tô quay vòng với bán kính và vận tốc góc và hành lang quay vòng không đổi.

3.2. Động học quay vòng xe chỉ huy.

Nội dung của nghiên cứu động học quay vòng ô tô là khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của chuyển động (chuyển vị, vận tốc, gia tốc...) với các yếu tố kết cấu của xe (kích thước, khối lượng...) nhằm đưa ra các quy luật biến đổi giữa các yếu tố trên, xác định các đặc tính của động học quay vòng.

3.2.1. Xác định các thông số động học quay vòng khi không kể đến sự lệch bên của các bánh xe.

Với đặc điểm là xe hai cầu có cầu trước dẫn hướng, từ hình 3.4 ta xác định được bán kính quay vòng nhỏ nhất Rqmin và chiều rộng hành lang quay vòng Hq của xe chỉ huy theo công thức 3.2 và 3.3.

3.2.2. Xác định các thông số động học quay vòng khi kể đến sự lệch bên của các bánh xe.

Khi xe quay vòng, dưới tác dụng của lực ngang, bánh xe sẽ bị trượt bên và lăn theo hướng lệch với hướng khi không có tác dụng của lực ngang một góc δb. Sơ đồ quay vòng của ô tô hai cầu, có một cầu trước dẫn hướng trong trường hợp này được thể hiện trên hình 3.5.

3.2.3. Quay vòng đúng, quay vòng thiếu, quay vòng thừa

Khi quay vòng có trượt bên, ta sử dụng phương pháp khảo sát bằng mô hình phẳng một vết bánh xe. Việc khảo sát thực hiện trong trường hợp ô tô quay vòng đều trong hệ trục tọa độ XO’Y với O’ là tâm trục bánh xe cầu sau, trục O’X là trục dọc xe và trục O’Y vuông góc với trục O’X. 

Từ sơ đồ 3.6 xác định được bán kính quay vòng của xe chỉ huy.

Biết chiều dài cơ sở của xe:

L = AK1 + AK2 = R . tg(a1 - db1) + R . tgdb2  = R [tg(a1 - db1) + tgdb2]

3.3. Động lực học quay vòng xe chỉ huy.

Nghiên cứu động lực học xe là khảo sát quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của chuyển động (chuyển vị, vận tốc, gia tốc…) với các yếu tố khối lượng (giá trị, sự phân bố) và các yếu tố lực tác dụng lên xe. Việc nghiên cứu động lực học xe cho phép ta nắm được các qui luật hoạt động của xe, qui luật ứng xử của các kết cấu của xe dưới tác động chủ động của người lái (qua các cơ cấu điều khiển: chân ga, tay lái, chân phanh), tác động của môi trường (điều kiện địa hình, tác động của gió...) và những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến quá trình chuyển động của xe...

3.3.1. Các lực và mô men tác dụng lên xe khi xe quay vòng

- Trong trường hợp tổng quát, khi ô tô quay vòng sẽ chịu tác dụng tổng hợp của nhiều lực và mô men. Ngoài các nội lực ( lực kéo từ động cơ...), ô tô còn chịu tác dụng các ngoại lực như lực cản lên dốc, lực cản kéo moóc, lực cản không khí, lực ly tâm.

- Đồ án chỉ khảo sát ô tô trong trường hợp quay vòng trên đường bằng, do đó lực cản lên dốc coi như bằng không.

- Đối tượng xe chỉ huy trong bài toán khảo sát không kéo moóc, do đó không có lực cản kéo moóc.

3.3.3. Các giả thiết xây dựng mô hình phẳng chuyển động quay vòng.

Quá trình quay vòng ô tô là một quá trình phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quay vòng. Để đơn giản nhưng không mất tính tổng quát, khi khảo sát quá trình quay vòng của ô tô, thừa nhận một số giả thiết.

- Chỉ khảo sát trường hợp ô tô quay vòng đều ( tức là khi bán kính quay vòng R=const, vận tốc góc quay vòng W = const).

- Ôtô được khảo sát trong hệ trục toạ độ XO'Y, trong đó O' là tâm trục của các bánh xe cầu sau, trục O'X là trục dọc xe và trục O'Y vuông góc với trục O'X.

- Chỉ xét khi ôtô quay vòng trên đường bằng, lực cản lên dốc Pi = 0.

3.3.5 Phương trình quay vòng tổng quát của ô tô.

Căn cứ vào các giả thiết và hình 3.10, xây dựng 3 phương trình tĩnh học về cân bằng lực và mô men đối với xe có hai cầu.

- Phương trình cân bằng lực với trục dọc Ox

P1.cosα1 + P2.cosα2 - Y1.sinα1= Px                                                                 (3.22)

- Phương trình cân bằng lực với trục dọc Oy

P1.sinα1 + P2.sinα2 + Y1.cosα1 + Y2= Py                                                      (3.23)

- Phương trình cân bằng mô men đối với điểm O’

P1.sin α1.L + Y1.cos α1.L - Py.l2 = MC1 + MC2                                       (3.24)

Để xác định các thành phần phản lực tiếp tuyến P1, P2, Y1, Y2 và bán kính quay vòng R, cần xây dựng thêm các phương trình khác.

- Phương trình về mối quan hệ động học

R.W = v = (r0i. cosai + r0i. kbi.Yi.sinai - l'i .Pi.cosai).wi

=> (r0i. cosai + r0i. kbi.Yi.sinai - l'i .Pi.cosai) = r0i - l'i .Pi.cosai           (3.29)

3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động học, động lực học quay vòng xe chỉ huy.

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, đồ án xác định một số thông số động học, động lực học cần khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, và thực hiện việc khảo sát ảnh hưởng của các yêu tố đó..

3.4.1 Thông số động học, động lực học và các yếu tố ảnh hưởng

Để so sánh, đánh giá khả năng quay vòng giữa các loại xe, cần thiết phải có những thông số tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Các thông số có thể kể đến bao gồm: Bán kính quay vòng nhỏ nhất, hành lang quay vòng, lực ngang, lực dọc, mô men cản quay vòng, góc lệch bên...

3.4.2 Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến động học, động lực học xe chỉ huy

Khảo sát trong trường hợp ôtô quay vòng đều trên đường bằng, sử dụng mô hình phẳng một vết bánh xe với xe hai cầu, trong đó không kể đến ảnh hưởng của các lực cản lên dốc, lực cản moóc kéo, lực cản không khí. Ngoại lực tác dụng lên ôtô chỉ bao gồm lực ly tâm có điểm đặt tại trọng tâm xe, tương ứng với thành phần Py. Thành phần Px coi như bằng không.

3.5. Đánh giá, đề nghị.

Xuất phát từ yêu cầu của hệ thống lái cần đảm bảo yêu cầu trọng tâm là khả năng quay vòng hẹp, với vận tốc cao trên diện tích hẹp để đánh giá ảnh hưởng của các thông số đã khảo sát.

- Chiều dài cơ sở và trọng lượng trên cầu dẫn hướng tăng tuy làm giảm bán kính quay vòng nhỏ nhất nhưng làm tăng đáng kể vận tốc giới hạn trượt bên bánh xe cầu trước, giúp cho chuyển động của xe ổn định hơn.

- Đường kính bánh xe càng nhỏ thì càng ổn định với những góc dịch nhỏ của bánh xe dẫn hướng, tuy làm tăng bán kính quay vòng  nhưng đồng thời làm tăng vận tốc giới hạn trượt bên của bánh xe cầu trước dẫn hướng.

CHƯƠNG 4

HƯỚNG DẨN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI XE UAZ

4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái trên xe UAZ.

Việc bảo quản bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên, liên tục của người lái xe và thợ, nhất là người sử dụng xe đó. Có bảo quản, bảo dưỡng xe thường xuyên mới kịp thời phát hiện và khắc phục được những hư hỏng của xe đồng thời bảo đảm tốt các yêu cầu làm việc của các chi tiết, cụm chi tiết trên xe. 

4.1.1. Yêu cầu chung

Trên cơ sở lắm vững đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên từng xe trong quá trình khai thác sử dụng, khi bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

 Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong trợ lực, thông rửa các phần tử lọc của bơm, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.

4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống lái

4.1.2.1. Chế độ bảo dưỡng

- Bảo dưỡng rà trơn.

- Bảo dưỡng thường xuyên.

- Bảo dưỡng định kỳ.

4.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng hệ thống lái của ô tô

Sau bảo d­ưỡng, tiến hành thử xe và kết hợp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái cần có những yêu cầu sau :

- Yêu cầu :

+ Toàn bộ hệ thống phải sạch sẽ, các bộ phận các cụm chi tiết phải đồng bộ, lắp ghép chắc chắn, phải có đủ ốc hãm, chốt hãm.

+ Đánh tay lái nhẹ nhàng, linh hoạt, vành tay lái phải tự động trả về vị trí xe đi thẳng sau khi không còn tác động lực trên vành tay lái.

4.2. Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa.

4.2.1. Các khái niệm, yêu cầu cơ bản.

4.2.1.1. Khái niệm

Sửa chữa hệ thống lái là một quá trình sản xuất phức tạp, nhằm phục hồi khả năng làm việc cho hệ thống lái, phải tiến hành nhiều công việc có tính chất khác nhau và phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau. Bao quát chung, quá trình đó gồm 2 loại công việc như sau:

+ Các công việc liên quan trực tiếp đến việc khôi phục hư hỏng cho hệ thống như: tháo, rửa, kiểm tra, sửa chữa, thay thế, lắp ráp, điều chỉnh…;

+ Các công việc đảm bảo khác như: tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư, năng lượng…;

4.2.1.2. Các yêu cầu đối với quá trình công nghệ

- Quá trình công nghệ sửa chữa xe cần phải đảm bảo tốt các yêu cầu cơ bản sau:

+ Thời gian dừng sửa chữa  là nhỏ nhất: yêu cầu này được giải quyết bằng cách ứng dụng các phương thức sửa chữa hoàn chỉnh và các phương pháp tiến hành sửa chữa hợp lý.

+ Chất lượng sửa chữa cao: để đảm bảo tốt yêu cầu này, cần phải áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật với các phương pháp sửa chữa, phục hồi tiên tiến và tăng cường phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả.

4.2.2. Một số sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa

Một số sơ đồ quá trình công nghệ được thể hiện trong các hình 4.1.

4.2.4. Kỹ thuật an toàn trong quá trình sửa chữa xe

4.2.4.1. Các nguyên nhân gây mất an toàn

a. Do thói quen không đúng của người thợ:

- Không chấp hành nghiêm các quy định khi làm việc với các chất dễ cháy nổ;

- Để dầu mỡ vấy bẩn sàn xưởng trong quá trình làm việc, dễ gây trượt chân ngã, gây tai nạn khi đi lại, làm việc trong xưởng;

- Để dụng cụ hoặc chứa ngại vật chắn lối đi lại, cản trở quá trình đi lại làm việc, cũng như việc thoát hiểm khi có hỏa hoạn;

b. Sự hỏng hóc hoặc sử dụng thiết bị không đúng:

- Không che chắn, bảo hiểm các thiết bị có bộ phận chuyển động như: quạt gió, dây curoa máy nén khí, trục truyền, băng thử…;

- Các dây dẫn điện bị hỏng lớp cách điện;

4.2.4.2. Những quy định chung về an toàn

- Không hút thuốc lá hoặc bật lửa châm thuốc gần xăng, dầu hoặc các chất dễ cháy nổ khác;

- Xăng dầu và các chất dễ cháy nổ cần phải được bảo quản theo đúng  các quy định về an toàn;

- Sàn nhà, xưởng phải đảm bảo sạch sẽ;

4.3 Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái.

4.3.1 Các hư hỏng thường gặp của hệ thống lái và cách khắc phục.

Một số hiện tượng hư hỏng của hệ thống lái, cách phát hiện, nguyên nhân và phương pháp xử lý được tóm tắt trong Bảng 4.a.

4.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái

4.3.2.1. Kiểm tra điều chỉnh hệ thống lái

a. Kiểm tra độ rơ vành tay lái

Độ rơ vành tay lái là độ dài cung quay tự do của vành tay lái từ vị trí tác động làm bánh xe bắt đầu chuyển hướng về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe chuyển hướng về phía ngược lại.

b. Kiểm tra cơ cấu dẫn động lái

Độ rơ tổng hợp của cơ cấu dẫn động lái được kiểm tra bằng cách kích đầu xe để nâng các bánh dẫn động lên khỏi mặt đất, dùng tay giữ các bánh dẫn động rồi cùng giật vào và lắc ra để xem độ rơ của chúng. Nếu cảm nhận được độ lắc lớn chứng tỏ cơ cấu dẫn động lái bị rơ nhiều. 

f. Kiểm tra hiện tượng tay lái nặng

Như tóm tắt trong Bảng 4.1, hiện tượng tay lái nặng liên quan đến hệ thống lái chủ yếu là do ma sát lớn trong các bộ phận của hệ thống lái. Có thể tìm nguyên nhân theo phương pháp kiểm tra phân đoạn như sau:

+ Kích đầu xe để nâng các bánh dẫn động lên rồi xoay vành tay lái qua lại để kiểm tra độ nặng của vành tay lái;

+ Tháo thanh kéo dọc khỏi đòn quay đứng rồi xoay vành tay lái kiểm tra lại độ nặng, nếu thấy nhẹ hơn nhiều thì chứng tỏ nguyên nhân là ở các khớp cầu của các thanh kéo trong cơ cấu dẫn động lái.

4.3.2.2. Sửa chữa các chi tiết của hệ thống lái

Sau khi kiểm tra tình trạng rơ lỏng chung của hệ thống lái như trên, nếu không điều chỉnh được hoặc phát hiện có những hư hỏng bất thường, cần phải tháo rời các chi tiết của hệ thống lái cũng như cơ cấu lái để kiểm tra độ mòn và tìm phương pháp sửa chữa.

KẾT LUẬN

Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, bằng những kiến thức đã được học, được tích luỹ ở nhà trường, với sự nổ lực của bản thân trong việc sưu tầm, thu thập tài liệu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong khoa  Ô tô  và TS. ................ nay đồ án đã hoàn thành với những nội dung đã đề ra.

Đồ án đã hoàn thành được các nội dung sau:

1. Đã nghiên cứu về hệ thống lái xe UAZ;

2. Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái trên xe UAZ. Trên cơ sở phân tích tình trạng kỹ thuật chung của toàn  xe và riêng của hệ thống lái đã đưa ra được phương án sửa chữa hệ thống lái phù hợp quy định kỹ thuật trong công tác sửa chữa phục hồi;

3. Xây dựng được tập quy trình công nghệ sửa chữa vừa hệ thống lái phục vụ cho công tác sửa chữa.

4. Đề ra một số quy tắc an toàn trong sửa chữa cũng như trong sử dụng nhằm nâng cao độ tin cậy, tính an toàn và kéo dài thời gian hoạt động không hỏng của hệ thống trước và sau khi sửa chữa.

Với kết quả đạt được đồ án hoàn toàn khả thi, có thể đưa vào áp dụng trong thực tế. Trước hết áp dụng thử nghiệm trên một phạm vi nhỏ đồng thời tiến hành rút kinh nghiệm, sửa chữa hoàn thiện hơn và tiến tới áp dụng trên phạm vi rộng phổ biến ở những đơn vị sửa chữa.

Sản phẩm của đồ án bao gồm:

1. Tập thuyết minh dài 74 trang;

2. Các bản vẽ thể hiện kết cấu, nguyên lý của hệ thống lái, cụ thể như sau:

+ 01 bản vẽ A0: Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái  xe UAZ;

+ 02 bản vẽ A0: Cơ cấu lái xe UAZ;

+ 01 bản vẽ A0: Nguyên lý làm việc trợ lực lái thủy lực xe chỉ huy UAZ 3160;

Hướng phát triển của đồ án:

1. Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung những thiếu sót trong phần quy trình công nghệ sửa chữa vừa hệ thống lái xe UAZ tại đơn vị;

2.Mở rộng phạm vi áp dụng;

3. Nghiên cứu biện pháp khắc phục những hư hỏng không thể sửa chữa trên cơ sở thay thế những cụm chi tiết có tính năng tương tự;

4. Tổ chức xây dựng tổ sửa chữa lưu động phục vụ cho xử lý các tình huống dã ngoại, thực hành chiến đấu trong điều kiện xe gặp những hư hỏng có thể khắc phục tại chỗ ở xa khu vực trạm sửa chữa;

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. ..................  đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm đồ án. Do khả năng của bản thân còn nhiều thiếu sót, cũng như điều kiện hạn chế về thời gian nên nội dung đồ án khó tránh khỏi có những mặt còn hạn chế. Rất mong các thầy, các đồng chí và các bạn đóng góp để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Quản lý Xe-Máy. Bảo dưỡng và sửa chữa xe UAZ- 3160. CQLXM- 2003.

[2]. Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự. NXBQĐND- 2001.Vũ Đức Lập.

[3]. Cấu tạo ô tô quân sự; tập 1, 2. HVKTQS- 2000.Vũ Đức Lập.

[4]. Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô. HVKTQS- 2003.Vũ Đức Lập.

[5]. Cơ sở khai thác xe quân sự; tập 1, 2. HVKTQS- 2003.Nguyễn Hoàng Nam.

[6]. Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ô tô. NXBGD- 2005.Hoàng Đình Long.

[7]. Chẩn đoán kỹ thuật ô tô. ĐHGTVT- 2001.Nguyễn Khắc Trai.

[8]. Gầm xe tải. ĐHGTVT- 2001.Nguyễn Khắc Trai.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"