ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG THÔNG QUA CỦA MỘT SỐ Ô TÔ QUÂN SỰ

Mã đồ án OTTN003021687
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe thiết kế, bản vẽ kết cấu cầu chủ động xe GAZ-66, bản vẽ kết cấu hệ thống bơm lốp tự động, bản vẽ kết cấu hộp số phân phối xe Zil 131); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ KrAZ-257.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH NĂNG THÔNG QUA.. 5

1.1. Khái niệm về tính năng thông qua. 5

1.2. Công dụng. 5

CHƯƠNG 2: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG THÔNG QUA.. 7

2.1. Các chướng ngại 7

2.2. Các chỉ tiêu. 7

2.2.1. Các chỉ tiêu riêng. 7

2.2.2. Chỉ tiêu tổng hợp. 9

CHƯƠNG 3: CÁC TÍNH NĂNG KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH NĂNG THÔNG QUA TRÊN 1 SỐ Ô TÔ.. 11

3.1. Yếu tố động lực học ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô. 11

3.1.1. Trọng lượng của ô tô. 11

3.1.2. Công suất riêng của ô tô. 11

3.1.3. Nhân tố động lực học của ô tô. 12

3.1.4. Hệ số trọng lượng bám.. 13

3.2. Yếu tố hình học ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô. 13

3.2.1. Khoảng sáng gầm xe. 13

3.2.2. Các bán kính thông qua. 14

3.2.3. Các góc thông qua. 17

3.2.4. Các góc nghiêng ngang của cầu xe. 18

3.2.5. Bán kính bánh xe, chiều dài cơ sở, tọa độ trọng tâm xe, góc quay của moóc kéo. 21

3.3. Yếu tố kết cấu ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô. 21

3.3.1. Kiểu và kết cấu của lốp. 21

3.3.2. Kết cấu hệ thống treo. 21

3.3.3. Hệ thống truyền lực. 25

3.3.4. Một số kết cấu nâng cao khả năng thông qua của ô tô quân sự. 31

3.4. Khả năng chuyển động của ô tô trên đất mềm.. 42

3.4.1. Khái niệm về đất 42

3.4.2. Tính chất cơ học của đất mềm.. 46

3.4.3. Khả năng chuyển động của ô tô trên đường đất mềm dính kết 52

3.4.4. Khả năng chuyển động của ô tô trên nền đất không dính kết 57

3.5. Khả năng lên, xuống dốc của ô tô. 61

3.5.1. Xác định góc dốc giới hạn trượt và giới hạn kéo của ô tô. 61

3.5.2. Xác định góc dốc giới hạn lật 62

3.6. Khả năng vượt tường, vượt hào của ô tô. 64

3.6.1. Khả năng vượt tường. 64

3.6.2. Khả năng vượt hào. 66

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH NĂNG THÔNG QUA CỦA Ô TÔ.. 68

4.1. Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ. 68

4.2 Xây dựng đồ thị đặc tính kéo, đặc tính động lực học. 71

4.3. Xác định bán kính quay vòng nhỏ nhất và chiều rộng hành lang quay vòng  80

KẾT LUẬN...... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 83

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động nhộn nhịp, sự đô thị hoá cao, nhu cầu đi lại trên trục đường giao thông ngày càng lớn. Song do điều kiện đường xá cho nên vấn đề vượt tường, vượt hào chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đang được đặt ra và cần tìm được một giải pháp hữu hiệu. Đặc biệt là đối với loại xe quân sự phải thường xuyên hoạt động trên đường rừng núi, đèo dốc. Chính vì vậy mà tính năng thông qua của ô tô được đặt ra là một trong những vấn đề hàng đầu.

Tính năng thông qua của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khai thác xe quân sự, nó được đánh giá cụ thể bằng hiệu quả bằng khả năng vượt chướng ngại vật trên đường xấu, địa hình không đường, khắc phục những chướng ngại tự nhiên và nhân tạo không cần phương tiện hỗ trợ khác. Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả của tính năng thông qua trên ôtô được quan tâm nhiều, đồng thời đường xá giao thông ngày càng phát triển, chất lượng đường ngày càng được nâng cấp cho phép nâng caocác chỉ tiêu đánh giá. Tính năng thông qua mà tốt mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt trên mọi địa hình khác nhau. Trong thực tế việc khai thác sử dụng xe ôtô ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy: do điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình và điều kiện chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, do đó tính năng thông qua mang tính chất đặc thù, dẫn đến việc sử dụng xe còn có những khó khăn nhất định.

Trong quá trình học tập chuyên ngành Ô tô quân sự tôi được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các tính năng thông qua của một số ô tô quân sự”. Mục đích của đồ án này là tìm hiểu tính năng thông qua của một số ô tô quân sự. Từ đó đưa ra những nội dung và biện pháp cần thiết giúp cho việc vượt chướng ngại vật được tốt hơn, tăng được khả năng chuyển động của xe trong mọi điều kiện sử dụng. Từ mục đích đó đồ án này tập trung giải quyết các vấn đề:

Mở đầu.

Chương 1:  Tổng quan về tính năng thông qua.

Chương 2:   Chỉ tiêu đánh giá tính năng thông qua.

Chương 3: Phân tích các tính năng kỹ thuật ảnh hưởng đến tính năng thông qua trên 1 số ô tô.

Chương 4: Xác định một số thông số động lực học có ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô.

Kết luận.

Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Ths……………. cùng các thầy giáo trong bộ môn. Nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để đồ án được hoàn thiện hơn!

                                                                           TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…

                                                                     Học viện thực hiện

                                                              ……………

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÍNH NĂNG THÔNG QUA

1.1. Khái niệm về tính năng thông qua

Tính năng thông qua của ô tô là một trong những đặc tính kỹ thuật cơ bản quyết định đến khả năng sử dụng xe có hiệu quả trong những điều kiện đường xá khó khăn.

Tính năng thông qua của ô tô liên quan đến năng suất và giá thành một đơn vị hàng hóa vận chuyển ở điều kiện đường khó khăn và ở nơi không đường.

1.2. Công dụng

Tùy thuộc vào công dụng, có các xe với tính năng thông qua khác nhau.

- Ô tô có tính năng thông qua trung bình

+ Sử dụng trên đường có lớp phủ cứng

+ Công thức bánh xe: 4x2

- Ô tô có tính năng thông qua cao

+ Sử dụng ở những nơi có đường và không có đường.

+ Công thức bánh xe: 4x4, 6x4, 6x6

- Ô tô có tính năng thông qua rất cao

+ Sử dụng ở nhiều địa hình

+ Tất cả các cầu đều là cầu chủ động

CHƯƠNG 2

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG THÔNG QUA

2.1. Các chướng ngại

- Chướng ngại tạo nên lực cản lớn: Để khắc phục lực cản chuyển động lớn, ô tô phải sinh ra một lực kéo lớn gần bằng lực kéo theo điều kiện bám. Chướng ngại đó là đường lầy, bẩn, đường đất mềm, góc dốc lớn, vách đứng…

- Các chướng ngại gây nên sự lật đổ ô tô: Hào rộng, đường có góc nghiêng ngang lớn, góc dốc lớn (xuống dốc), đường trơn vv..

- Chướng ngại nước.

2.2. Các chỉ tiêu

2.2.1. Các chỉ tiêu riêng

- Những chỉ tiêu riêng bao gồm:

+ Hệ số lực kéo tự do kt

+ Góc dốc lớn  nhất mà xe có thể vượt được αmax

2.2.2. Chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu  cho biết khi chạy trên đường xấu vận tốc trung bình, tải trọng có ích, tính kinh tế nhiên liệu của ô tô so với khi chạy trên đường tốt (đường có lớp phủ cứng) giảm đi bao nhiêu lần.

Khi nghiên cứu tính năng thông qua của ô tô, người ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính năng đó. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính năng thông qua có thể là yếu tố động lực học, hình học, yếu tố kết cấu của xe…

CHƯƠNG 3

CÁC TÍNH NĂNG KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH NĂNG THÔNG QUA TRÊN 1 SỐ Ô TÔ

3.1. Yếu tố động lực học ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô

3.1.1. Trọng lượng của ô tô

Trọng lượng của xe còn nhỏ thì tính năng thông qua của nó trên nền đất mềm càng cao. Trọng lượng của xe còn quyết định đến khả năng vượt qua cầu, cống và các công trình nhân tạo có trên tuyến đường xe hoạt động.

3.1.2. Công suất riêng của ô tô

Việc khắc phục nhiều chướng ngại phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và chất lượng động lực học của ô tô. Ví dụ như dốc ngắn và cao, đoạn đường lầy… Ô tô sẽ không vượt được nếu chuyển động với vận tốc thấp, nhưng lại có thể vượt được nếu biết sử dụng động năng của xe.

3.1.3. Nhân tố động lực học của ô tô

Nhân tố động lực học D xác định lực cản xe có thể khắc phục được khi chuyển động với vận tốc đã cho. Khi xét tính năng thông qua của ô tô người ta quan tâm đến giá trị lớn nhất của nhân tố động lực học ở số truyền thấp

3.2. Yếu tố hình học ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô

3.2.1. Khoảng sáng gầm xe

Khoảng sáng gầm xe (KSGX) là khoảng cách từ điểm thấp nhất của gầm xe đến mặt đường được ký hiệu là h

Khoảng cách này đặt trưng cho độ nhấp nhô lớn nhất của mặt đường mà xe có thể vượt qua được.

Điểm thấp nhất của gầm ô tô thường là điểm nằm trên vỏ cầu chủ động, vỏ bánh đà động cơ..

Ở những ô tô có tính năng cơ động thấp h = 175 210 mm (đối với ô tô du lịch) và h = 240 275 mm (đối với ô tô tải).

3.2.2. Các bán kính thông qua

a. Bán kính thông qua dọc

Khi ô tô chuyển động trên đường có mấp mô với chiều dài bằng chiều dài cơ sở ( gò đống, cầu ngắn kiểu vòm…) thì tính năng thông qua của xe không chỉ xác định bằng khoảng cách từ điểm thấp nhất ở giữa gầm xe đến mặt đường mà còn phụ thuộc vào vị trí của điểm đó so với các trục bánh xe. 

Đối với xe 3 cầu có treo cân bằng ở giữa và cầu sau thì Rd được xác định khi cầu giữa tì vào vấu hạn chế (hình 3.2b).

b. Bán kính thông qua ngang xe

Bán kính thông qua ngang xe Rn là bán kính lớn nhất của mặt trụ tiếp xúc với mặt trong của lốp xe bên phải và lốp xe bên trái và đi qua điểm thấp nhất của gầm xe trong mặt phang ngang

3.2.3. Các góc thông qua

Khi ô tô cần phải vượt qua những chướng ngại vật lớn như các đường hào, gò đống, cầu phà... thì những phần nhô ra phía sau và phía trước của xe có thể va quẹt vào các vật cản.

3.2.4. Các góc nghiêng ngang của cầu xe

Các góc nghiêng ngang của cầu xe được xét đối với ô tô có hệ thống treo phụ thuộc.

Nhờ tính chất đàn hồi của hệ thống treo, khi xe chuyển động trên đường mấp mô các bánh xe sẽ không bị mất tiếp xúc với mặt đường.

Góc nghiêng của cầu xe  được xác định bằng tổng góc nghiêng của cầu trước , cầu sau  so với mặt phẳng nằm ngang (hình 3.4).

Các lực tác dụng lên bánh xe bị động gồm có:

T- Lực đẩy từ khung tới bánh xe.

R- Phản lực của chướng ngại.

Z và X - Thành phần thẳng đứng và nằm ngang của phản lực R.

3.2.5. Bán kính bánh xe, chiều dài cơ sở, tọa độ trọng tâm xe, góc quay của moóc kéo.

Bán kính bánh xe, chiều dài cơ sở có ảnh hưởng lớn đến khả năng vượt vách đứng và vượt hào.

Chiều dài cơ sở L, bán kính bánh xe  càng lớn thì khả năng vượt vách đứng và vượt hào càng tốt.

3.3. Yếu tố kết cấu ảnh hưởng đến tính năng thông qua của ô tô

3.3.1. Kiểu và kết cấu của lốp

Lực cản lăn và khả năng bám của bánh xe với mặt đường phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của lốp với đưòng, áp lực riêng tại bề mặt tiếp xúc, biến dạng hướng kính và tiếp tuyến của lốp, chất lượng bề mặt lăn của lốp.... 

3.3.2. Kết cấu hệ thống treo

Có bốn yếu tố cơ bản quyết định sự ảnh hưởng của hệ thông treo đến tính năng thông qua của ô tô.

1. Sự thay đổi của phản lực pháp tuyến dẫn đến sự thay đổi của lực bám phụ thuộc vào các thông số của hệ thống treo

Do khối lượng của phần treo và không treo dao động nên phản lực pháp tuyến của đường (tải pháp tuyến) tác dụng lên bánh xe có thể thay đổi từ 0 đến 2Gk. Khi Gk = 0, bánh xe sẽ tách khỏi mặt đường và lực bám sẽ bằng không. Khi lực pháp tuyến tảng lên (đến 2Gk ), lực bám cũng tăng đến giá tri lớn hơn giá trị lực bám ở trạng thái tĩnh.

2. Lực cản chuyển động phụ thuộc vào các thông số của hệ treo

Động năng của ô tô khi xe chuyển động gặp mấp mô của đường một phần tiêu hao để khắc phục lực cản bổ xung của đường (thành phần phản lực tiếp tuyến bổ xung của đường), phần còn lại là nguồn gây kích thích động dao động của khối lượng phần treo và không treo của ô tô.

3. Vận tốc chuyển động cho phép theo chỉ tiêu êm dịu chuyển động

Vận tốc chuyển động cho phép phụ thuộc vào thông số của hệ thông treo. Biết rằng tính năng thông qua của ô tô có thể tăng lên đáng kể do sử dụng động năng của xe để vượt một đoạn đường rất xấu có chiều dài nhỏ. Để hiện thực hoá khả năng này không những phải tăng công suất riêng của động cơ mà còn phải hoàn thiện hệ thống treo để nâng cao độ êm dịu chuyển động.

3.3.3. Hệ thống truyền lực

1. Kiểu hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực của ô tô có thể là hệ thống truyền lực có cấp hoặc vô cấp. Truyền lực vô cấp đảm bảo sử dụng hoàn toàn công suất động cơ, do đó chất lượng động lực học của ô tô nói chung và tính năng thông qua nói riêng tốt hơn so với truyền lực có cấp.

2. Ảnh hưởng kết cấu vi sai

a. Vi sai giữa các bánh xe

Vi sai đặt ở cầu chủ động cho phép các bánh xe chủ động quay với những vận tốc góckhác nhau, đồng thời nó phân bố mômen xoắn cho hai bán trục theo một tỉ lệ nhất định. Tỉ lệ này phụ thuộc vào hiệu suất riêng của vi sai. 

Theo kết quả nhận được khi thí nghiệm xe GAZ-66 (có vi sai cam với hệ số khoá vi sai ks = 0,42¸0,50) cho thấy bán kính quay vòng tăng lên (6¸34)% còn mô men cần thiết cho xe quay vòng tăng (8¸14)% so với xe GAZ-66 lắp vi sai bánh răng.

b. Vi sai giữa các cầu

Khi bám của bánh xe ở các cầu khác nhau, việc sử dụng hoàn toàn lực bám chỉ có thể thực hiện được khi khoá vi sai giữa các cầu, hoặc giữa các cầu không bố trí vi sai thì thực hiện gài cầu. Khi đó lực kéo theo bám sẽ là:

Pj = Pj1 + Pj2 + .... + Pjn                    (3.14)

Trường hợp không khoá vi sai

Pj =n.(Pji)min                               (3.15)

Khi vi sai giữa các bánh xe và giữa các cầu không khoá, lực bám của xe bằng:

Pj= 0,2.2.4.G/8 = 0,2G                               (3.16)

Khi khoá vi sai giữa các bánh xe:

Pj= (0,2.G/8+ 0,7.G/8).4 = 0,45G               (3.17)

Khi khoá vi sai giữa các cầu:

Pj= 0,2.2.G/8+ 0,7.2.3.G/8 = 0,575G         (3.18)

3.3.4. Một số kết cấu nâng cao khả năng thông qua của ô tô quân sự

a. Hộp số phân phối xe zil 131

Là hộp số cơ khí có 2 số truyền, có khớp gài cầu trước. Các bánh răng nghiêng luôn ăn khớp, tỉ số truyền của số truyền cao là 1,0 còn ở số truyền thấp là 2,08. 

Tay số I (số thấp i = 2,08)

Vị trí gài bánh răng 8; 6 sang phải

b. Hệ thống bơm lốp tự động trên xe

* Công dụng: Hệ thống điều chỉnh áp suất hơi lốp được bố trí trên các ô tô có tính năng thông qua cao (Zil-157,  Zil-131, GAZ-66, URAZ-375D) dùng để điều chỉnh áp suất không khí trong lốp cho phù hợp với tải trọng..

c. Hệ thống tời xe Zil 131

* Công dụng: Hệ thống tời dùng để tự cứu hoặc kéo ô tô khác vượt qua quãng đường trơn lầy, đường có độ dốc lớn

* Nguyên lý làm việc:

- Hộp trích công suất (20) được nhận công suất từ hộp số chính, hộp giảm tốc (11) và trống tời (12) ở phía trước ô tô, trống tời lắp quay trơn trên trục được điều khiển bằng khớp gài (3) lắp di trượt trên trục trống tời

3.4.2. Tính chất cơ học của đất mềm

Xét về tính năng thông qua của ô tô, tính chất cơ học của đất trước hết được đánh giá bằng lực cản nén (khả năng chịu tải) và lực cản trượt của đất. Ngoài ra hai tính chất cơ học này của đất còn có mối quan hệ với nhau.

a. Cản nén của đất theo phương thẳng đứng

Khi bánh xe đàn hồi lăn trên đất mềm, đất bị biến dạng, vết bánh xe được hình thành. Độ lún dưới bánh xe phụ thuộc vào kết cấu của bánh xe và tính chất của đất. Lực cản lún (nén) được đánh giá bằng độ lún (chiều sâu vết bánh xe) và lực gây nên độ lún đó (hình 3.19).

+ Khi đất dính kết ở trạng thái dẻo ( Wdc ) và đối với cát rời ở trạng thái khô thì: m = 1/2 = 0,5;

+ Đối với đất xốp chịu nén và lớp đất xốp nằm trên lớp đất rắn: m = 1¸2.

Hệ số nén C’ phụ thuộc vào độ ẩm và thành phần hạt của đất cho trong bảng 3.8.

Đất dính kết có khả năng chịu tải lớn ở trạng thái khô, có khả năng thấm nước kém nên độ ẩm và khả năng chịu tải của nó thay đổi trong phạm vi rộng:

Đất á sét: qc = (0,05 ¸ 0,09) đến (0,35 ¸ 0,90) MPa;

Đất sét:    qc = (0,01 ¸ 0,09) đến  (0,50 ¸ 1,00) MPa.

b. Lực cản trượt của đất (theo phương tiếp tuyến với bánh xe)

Sự cản trượt của đất được đặc trưng bằng mối quan hệ giữa lực trượt P và biến dạng trượt D

Lực cản trượt của đất trong trường hợp chung được thể hiện qua biểu thức:

P =Pb + P’ms = cb.Ftr + m'.G'                (3.22)

3.4.3. Khả năng chuyển động của ô tô trên đường đất mềm dính kết    

Đặc trưng cho loại đất dính kết là đất sét. Khi xem xét tính năng thông qua của xe trên nền đất dính kết phải khảo sát song song cả hai yếu tố có liên quan đến quá trình chuyển động của xe đó là lực cản lăn và lực bám. 

Để đánh gía đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình lăn của bánh xe đàn hồi trên đường biến dạng, Giáo sư Ia.X. Agâykin đưa ra công thức xác định các thành phần tiêu hao công suất cho quá trình lăn của bánh xe như sau :

Nk = Nt + Nfl + N + Nu + Nb + Ns           (3.28)

Như vậy công suất cản trên bánh xe sẽ bằng :

Nf = Nfl + N + Nu + Nb +Ns                          (3.29)

Chia cả hai vế cho (Gk.v) được:

fNf = fđ +fu + (fl + fb + j.dq )/ (1 -dq)           (3.30)

3.4.4. Khả năng chuyển động của ô tô trên nền đất không dính kết

Đặc trưng cho loại đường đất không dính kết là đường đất cát. Khả năng chịu tải của đường đất cát được quyết định chủ yếu bởi nội ma sát giữa các hạt đất, vì ở loại đất này lực bám dính của chúng là không đáng kể (thành phần hạt sét chỉ chiếm dưới 3%).

  Biến dạng của đất:

Biến dạng của đất phụ thuộc vào đặc tính biến dạng của lốp và do đó nó phụ thuộc vào hình dạng bề mặt tỳ của lốp, đồng thời còn phụ thuộc vào hướng của lực từ lốp tác dụng lên đất.

Giảm áp suất hơi lốp q0 sẽ hoàn thiện chất lượng bám của bánh xe với đường. Theo kết quả thí nghiệm của Ia.X. Agâykin khi q0 của lốp 12.00 -18 giảm 0,05 MPa lực bám trên nền cát tăng (12¸20)%

3.5. Khả năng lên, xuống dốc của ô tô

Khi lên dốc, lực cản chuyển động tăng lên do xuất hiện thành phần lực cản lên dốc và lực bám giảm xuống do trọng lượng bám giảm.

Độ dốc lớn sẽ là chướng ngại có thể làm mất tính năng thông qua của ôtô. Độ dốc càng khó khắc phục khi chất lượng bám của bánh xe với đường kém.

Đối với các xe quân sự, góc dốc giới hạn mà xe vượt được có giá trị sau:

· Đường đất khô: amax= (20 ¸27)0;

· Đường cát khô: amax= (8 ¸10)0.

3.5.2. Xác định góc dốc giới hạn lật

a. Khi xe chuyển động với vận tốc không đổi xuống dốc

Khi đó lực quán tính Pj=0, coi Pf = 0 và Pw= 0

Phương trình cân bằng mô men có dạng sau:

R2.L= G.cosa.a - G.sina.(hg-rk)               (3.38)

b. Khi xe chuyển động xuống dốc gặp vật cản

Trong trường hợp này lực quán tính Pj ¹ 0 và cùng chiều chuyển động với xe. Khi đó hợp lực R của G với Pj có thể vượt qua điểm tiếp xúc của vật cản với bánh xe. Nếu các bánh xe cầu trước là bị động thì xe có thể lật quanh tâm trục bánh xe cầu trước. 

Các xe quân sự khi xuống dốc với góc a = 300  thì vận tốc giới hạn lật vld = (8¸12) Km/h.

3.6. Khả năng vượt tường, vượt hào của ô tô

3.6.1. Khả năng vượt tường

Quá trình vượt tường của xe thực chất là quá trình từng bánh xe nối tiếp vượt qua tường. Vì vậy khi nghiên cứu khả năng vượt tường của xe chỉ cần nghiên cứu khả năng vượt tường của từng cặp bánh xe riêng biệt.

3.6.2. Khả năng vượt hào

Nếu chiều sâu của hào nhỏ hơn bán kính bánh xe thì bài toán vượt hào sẽ được khảo sát như trường hợp vượt tường.

Khả năng vượt hào của xe hai hoặc ba cầu (khi trọng tâm xe nằm trong khoảng cầu trước và cầu giữa) thì do kích thước bánh xe quyết định (hình 3.29). Khi bờ hào đủ bền, chiều rộng lớn nhất của hào xe có thể vượt được sẽ là: Lhmax =(1,0 ¸ 1,3)rk » 0,7D

CHƯƠNG 4

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH NĂNG THÔNG QUA CỦA Ô TÔ

4.1. Xây dựng đường đặc tính ngoài của động cơ

Tên xe: Zil 130                                    Công thức bánh xe: 4x2

a. Lốp xe

- Kích thước lốp: 9 – 20  (inch)

- Chiều rộng lốp: B = 9 (inch)

- Đường kính lắp vành: d = 20 (inch)

b. Xác định các tỷ số truyền

- Truyền lực chính:      io=6,32

- Tỷ số truyền hộp số : ihs = 7,44 – 4,10 – 2,29 –1,47 – 1,00

- Ta có công thức:       itl=ihs.io

4.2 Xây dựng đồ thị đặc tính kéo, đặc tính động lực học

a. Xây dựng đồ thị đặc tính kéo

Pk = P(v)

* Hiệu suất truyền lực =0,8¸0,95. Chọn =0,9

Từ đặc tính kéo của ô tô có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất của ô tô theo động cơ vì nó được xây dựng từ đặc tính ngoài của động cơ

- Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất Pkimax ở từng số truyền.

- Đặc tính kéo không thể đánh giá chất lượng kéo của xe. Bởi vì khi hai xe có cùng lực kéo thì xe nào có trọng lượng nhỏ hơn, thông số khí động tốt hơn thì xe đó có chất lượng động lực học cao hơn.

b. Xây dựng đồ thị đặc tính động lực học

D = D(v)

Nhân tố động lực học theo điều kiện bám:

Cơ bản giống với nhân tố động lực học D chỉ khác là thay Pki bằng D0  .

Với j là hệ số bám: Chọn j = 0,5 vậy nên  P0= 0,7.9525.10 = 66675(N)

Đặc tính động lực học khi tải trọng thay đổi:

Trong bài làm ta chỉ xét khi xe chở quá tải 20%, 40%, và 50%.

Đồ thị đặc tính động lực học cơ bản giống với đặc tính động lực học D chỉ khác là thêm phần đồ thị phía trái của đồ thị D. Khi xe chở đủ tải tức là G=100% thị góc b = 45° tức là tan b = 1. 

Các đặc điểm của đặc tính động lực học:

Đặc tính động lực học có hình dạng tương tự như đặc tính kéo (vì nó cũng được xây dựng từ đặc tính ngoài của động cơ), chỉ khác là chúng có độ dốc lớn hơn ở các vận tốc lớn. Bởi vì ở vận tốc cao, thành phần lực cản không khí tăng lên.

Trên đặc tính có các điểm đặc biệt sau:

H:       điểm bắt đầu;

M:      điểm ứng với Dmax (tương ứng với điểm Memax);

T:       điểm ứng với Nemax (thường gọi là điểm tính toán);

K:       điểm kết thúc của đường đặc tính.

4.3. Xác định bán kính quay vòng nhỏ nhất và chiều rộng hành lang quay vòng

Nhận xét: Ô tô thiết kế có hành lang quay vòng, do vậy đủ khả năng cơ động trên các loại đường giao thông công cộng hiện nay tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp, dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và sự chỉ bảo của các thầy giáo trong khoa ô tô, nay tôi đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của đề tài được giao: Nghiên cứu các tính năng thông qua của một số ô tô quân sự”.

Qua các nội dung đã được giải quyết trong đề tài ta thấy cấu tạo ô tô quân sự có nhiều đặc điểm khác biệt so với cấu tạo của ô tô dân sự khác. Đồng thời nó rất thích nghi với điều kiện sử dụng trên ô tô quân sự kể cả trong huấn luyện thời bình và phù hợp khi thực hành chiến đấu khi vượt hầm, vượt hào, vượt vật cản hoặc cứu kéo khi có vấn đề.

Do thời gian nghiên cứu không nhiều, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện tìm hiểu thực tế còn nhiều khó khăn cộng với hiểu biết của bản thân còn hạn chế, cho nên đồ án này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo trong khoa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ôtô Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội 2002.

2. Vũ Đức Lập - Phạm Đình Vi, Cấu tạo ôtô Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội 2002.

3. Vũ Đức Lập, “Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội 2003.

4. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên, “Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo III”, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, Hà Nội 1971.

5. Ngô Khắc Hùng, “Kết cấu tính toán ô tô”, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội 2008.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"