ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 8AR-FTS TRÊN XE LEXUS NX 200T

Mã đồ án OTTN003024104
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ hệ thống nhiên liệu động cơ 8AR-FTS, bản vẽ các chế độ làm việc của hệ thống thông hơi hộp trục khuỷu động cơ 8AR-FTS, bản vẽ cấu tạo thân máy-nắp máy động cơ 8AR-FTS, bản vẽ các chế độ làm việc của bơm cao áp trên động cơ 8AR-FTS, bản vẽ 3D mô phỏng bơm nhiên liệu); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 8AR-FTS TRÊN XE LEXUS NX 200T.

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................1

DANH MỤC.....................................................................................................................5

LỜI NÓI ĐẦU.. ...............................................................................................................9

CHƯƠNG 1:  KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ 8AR-FTS TRÊN XE LEXUS NX 200t.........11

1.1. Giới thiệu chung về xe Lexus NX 200t....................................................................11

1.2. Khái quát về động cơ 8AR-FTS...............................................................................13

1.2.1. Khái quát chung về động cơ 8AR-FTS.................................................................13

1.2.2. Các thông số kỹ thuật ..........................................................................................14

1.3. Đặc điểm kết cấu động cơ 8AR-FTS.......................................................................15

1.3.1. Nhóm các chi tiết cố định......................................................................................15

1.3.1.1. Thân máy và đệm ống lót xy lanh:.....................................................................15

1.3.1.2. Nắp máy:............................................................................................................16

1.3.1.3. Ống lót xi lanh và đáy dầu cac-te.......................................................................17

1.3.2. Nhóm chi tiết chuyển động....................................................................................18

1.3.2.1. Pít tông...............................................................................................................18

1.3.2.2. Chốt pít tông:......................................................................................................20

1.3.2.3. Xéc măng...........................................................................................................20

1.3.2.4. Thanh truyền: .....................................................................................................21

1.3.2.5. Trục khuỷu:.........................................................................................................22

CHƯƠNG 2:  PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ 8AR-FTS....................24

2.1. Hệ thống bôi trơn......................................................................................................24

2.1.1. Sơ đồ mạch dầu bôi trơn.......................................................................................24

2.1.2. Bơm dầu, lọc dầu, vòi phun làm mát pít tông........................................................25

2.1.2.1. Bơm dầu.............................................................................................................25

2.1.2.2. Lọc dầu...............................................................................................................26

2.1.2.3. Vòi phun làm mát piston......................................................................................26

2.1.2.4. Hệ thống thông gió đáy cac-te............................................................................28

2.2. Hệ thống làm mát.....................................................................................................30

2.2.1. Sơ đồ làm mát.......................................................................................................30

2.2.2. Bơm nước, van hằng nhiệt, két làm mát...............................................................30

2.2.2.1. Bơm nước...........................................................................................................30

2.2.2.2. Van hằng nhiệt....................................................................................................30

2.2.2.3. Két nước làm mát...............................................................................................31

2.3. Hệ thống phân phối khí VVT-i...................................................................................32

2.3.1. Kết cấu hệ thống....................................................................................................32

2.3.2. Chế độ hoạt động của bộ truyền động VVT-iW......................................................35

2.3.3. Chế độ hoạt động của bộ truyền động VVT-i.........................................................40

2.4. Hệ thống nạp, thải.....................................................................................................42

2.4.1. Nạp và xả...............................................................................................................42

2.4.2. Turbo......................................................................................................................46

2.5. Hệ thống nhiên liệu D-4ST.........................................................................................48

2.5.1. Khái quát hệ thống nhiên liệu.................................................................................48

2.5.2. Bơm cao áp, kim phun, bơm thấp áp, ống phân phối, lọc nhiên liệu.....................51

2.5.2.1. Bơm nhiên liệu áp suất cao:................................................................................51

2.5.2.2. Đường dẫn nhiên liệu (áp suất cao):...................................................................53

2.5.2.3. Đường dẫn nhiên liệu (áp suất thấp):..................................................................53

2.5.2.4. Vòi phun (áp suất cao):.......................................................................................54

2.5.2.5. Vòi phun (áp suất thấp):......................................................................................54

2.5.3. Các cảm biến điều khiển hệ thống nhiên liệu.........................................................55

CHƯƠNG 3:  KHAI THÁC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ .......58

3.1. Xây dựng đồ thị chu trình công tác và đường đặc tính ngoài của động cơ...............58

3.1.1 Chọn các thông số ban đầu.....................................................................................58

3.1.2. Tính toán chu trình công tác...................................................................................59

3.1.2.1. Tính toán chu trình trao đổi khí............................................................................59

3.1.2.2. Tính toán quá trình nén........................................................................................60

3.1.2.3. Tính toán quá trình cháy.......................................................................................60

3.1.2.4. Tính toán quá trình dãn nở...................................................................................62

3.1.2.5. Kiểm tra kết quả tính toán....................................................................................62

3.1.3. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác.................................................63

3.1.3.1. Các thông số chỉ thị..............................................................................................63

3.1.3.2. Các thông số có ích..............................................................................................63

3.1.3.3. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác...................................................64

3.1.3.4. Dựng đường đặc tính ngoài của động cơ............................................................68

3.2. Mô phỏng bơm cao áp nhiên liệu bằng phần mềm Inventor 2018.............................71

3.2.1. Giới thiệu phần mềm Inventor 2018........................................................................71

3.2.2. Mô phỏng bơm cao áp nhiên liệu trên động cơ 8AR - FTS.....................................71

3.2.2.1. Mô phỏng các chi tiết của bơm cao áp nhiên liệu................................................71

3.3.2.2. Mô phỏng chuyển động của bơm cao áp nhiên liệu............................................74

3.3. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán động cơ 8AR-FTS..................................74

3.3.1. Tổng quan...............................................................................................................74

3.3.1.1. Mục đích..............................................................................................................74

3.3.1.2. Yêu cầu...............................................................................................................75

3.3.2. Lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng động cơ 8AR-FTS...........................................76

3.3.2.1. Kiểm tra, bảo dưỡng hàng ngày..........................................................................76

3.3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ 8AR-FTS..........................................76

3.3.2.3. Kiểm tra cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền, pít tông-xilanh....................................78

3.3.2.4. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí.............................................................................79

3.3.2.5. Kiểm tra hệ thống làm mát...................................................................................82

3.3.2.6. Kiểm tra hệ thống bôi trơn động cơ.....................................................................83

3.3.2.7. Kiểm tra hệ thống đánh lửa.................................................................................84

3.3.3. Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục....................................................85

3.3.3.1. Khởi động khó......................................................................................................85

3.3.3.2. Động cơ bị giảm công suất..................................................................................86

3.3.3.3. Mức tiêu hao nhiên liệu quá lớn...........................................................................87

KẾT LUẬN........................................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................89

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, diện mạo đất nước đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, rất nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu cho xe là hết sức cần thiết nhằm đưa ra phương thức khai thác và sử dụng xe tối ưu.

Đồ án tốt nghiệp là một nội dung quan trọng cho việc củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình học, từ đó nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc, khả năng tư duy khoa học, khả năng làm việc đòi hỏi cường độ cao, có kế hoạch. Qua đó giúp học viên hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành đã học, đồng thời bổ sung những kiến thức mà bản thân còn thiếu sót trong quá trình học.

Sau 5 năm học tập tại Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, tôi đã được giao đồ án tốt nghiệp đại học với đề tài: “Nghiên cứu, khai thác động cơ 8AR-FTS trên xe Lexus NX 200t”

Nội dung đồ án gồm 3 phần chính sau:

Chương 1: Khái quát động cơ 8AR-FTS trên xe LEXUS NX 200t.

Chương 2: Phân tích các hệ thống chính trên động cơ 8AR-FTS.

Chương 3: Khai thác, bảo dưỡng và sử dụng chữa động cơ.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án, song do những hạn chế về kiến thức, thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh được sai sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cũng như toàn thể các bạn để đồ án của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy: Ths …………… cũng như toàn thể các thầy giáo trong Khoa ô tô đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành đồ án.

                                                                                                                    Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 20…

                                                                                                                 Học viên thực hiện

                                                                                                                ………………….

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ 8AR-FTS TRÊN XE LEXUS NX 200t

1.1. Giới thiệu chung về xe Lexus NX 200t

Lexus là phân khúc xe hơi hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota. Sau khi được giới thiệu lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1989, Lexus đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu xe sang bán chạy nhất tại đây, tính tới năm 2006, Lexus đã có mặt tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kể từ khi được ra mắt vào năm 1989, Lexus đã gây dựng được danh tiếng vững chắc với chất lượng tin cậy và dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn ở mức cao.

Lexus là 1 trong 4 thương hiệu xe hạng sang lớn nhất thế giới hiện nay, cùng với bộ ba đến từ nước Đức Audi, BMW, Mercedes-Benz. Những chiếc xe Lexus nổi danh vì kết hợp được sự sang trọng, cao cấp với tính bền bỉ, độ tin cậy cao của hãng.

Thông số kỹ thuật của xe Lexus NX 200t như bảng 1.1.

1.2. Khái quát về động cơ 8AR-FTS

1.2.1. Khái quát chung về động cơ 8AR-FTS

 Lexus đã giới thiệu động cơ tăng áp, với việc ra đời muộn động cơ 2.0T này mang những ưu điểm của động cơ Turbo và hạn chế những nhược điểm của nó.

Dung tích 2.0 L, 4 xi lanh, công suất 235 mã lực tại 4.800-5.600 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 350 Nm tại 1.650-4.000 vòng/phút, đi cùng hộp số tự động 6 cấp. Xe có mức tiêu hao nhiên liệu 8,2 lít/100 km trong điều kiện thử nghiệm của Lexus, tiêu chuẩn khí thải Euro 6.

1.2.2. Các thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật động cơ như bảng 1.2.

1.3. Đặc điểm kết cấu động cơ 8AR-FTS

1.3.1. Nhóm các chi tiết cố định

Nhóm chi tiết cố định cũng tương tự như các loại động cơ khác trên thị trường, bao gồm thân máy, ống lót xi lanh và nắp máy, đệm, có nhiệm vụ để gá lắp các chi tiết của cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền, của các hệ thống, cơ cấu và các chi tiết khác, như các đường ống của hệ thống bôi trơn, làm mát và cơ cấu phối khí, hệ thống bôi trơn...

1.3.1.1. Thân máy và đệm ống lót xy lanh:

Thân máy động cơ 8AR-FTS có kết cấu kiểu thân xi lanh, hộp trục khuỷu, đây là chi tiết có kích thước lớn nhất động cơ. Trong hộp trục khuỷu có 5 ổ đỡ cổ trục chính. Tất cả 5 ổ đỡ cổ trục của thân máy được gia công theo từng bộ cho nên trong quá trình sửa chữa, thay thế không được đổi lẫn, vì vậy trên nắp ổ trục được đánh dấu bằng số.

1.3.1.2. Nắp máy:

Nắp máy động cơ có nhiệm vụ cùng với pít tông và xi lanh tạo thành buồng cháy. Ngoài ra, trên nắp máy còn lắp trục cam và các chi tiết của các cơ cấu và hệ thống khác: Vòi phun, xu páp, các đường nạp, đường thải, đường nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn…

1.3.1.3. Ống lót xi lanh và đáy dầu cac-te

Ống lót xi lanh đúc liền với thân máy, vật liệu bằng gang. Giữa ống lót xy lanh và thân động cơ có rãnh nước lớn tạo ra không gian lớn, đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt cho động cơ.

1.3.2. Nhóm chi tiết chuyển động

1.3.2.1. Pít tông

Nhóm pít tông gồm có pít tông, chốt pít tông, xéc măng khí, xéc măng dầu, và các chi tiết hãm chốt pít tông.

Các yếu tố gây tác động chính lên pít tông khi làm việc:

- Tải trọng cơ học: Trong quá trình cháy, hỗn hợp khí cháy gây ra áp suất lớn trong buồng cháy, gây nên ứng suất lớn, làm biến dạng pít tông và làm hư hỏng pít tông. Áp suất khí thể tác dụng trên đỉnh pít tông thay đổi theo chu kỳ gây ra hiện tượng va đập.

- Tải trọng nhiệt: Trong quá trình cháy, pít tông trực tiếp tiếp xúc với sản vật cháy có nhiệt độ rất cao (2500- 2800°C), nên nhiệt độ của pít tông nhất là nhiệt độ phần đỉnh pít tông rất cao (thường vào khoảng 500- 800°K). Nhiệt độ cao của pít tông thường gây ra các tác hại như:

+ Gây ứng suất nhiệt lớn, có thể làm rạn nứt pít tông.

+ Gây biến dạng lớn, làm pít tông bị bó kẹt trong xi lanh và tăng ma sát giữa pít tông và xi lanh dẫn đến cong thanh truyền.

- Ma sát và ăn mòn hoá học

Mặt đỉnh pít tông có cắt các rãnh để chứa các tán xu páp khi pít tông lên điểm chết trên, đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên chịu sự tác động nhiệt học, cơ học rất lớn.

Mặt bên pít tông có sự tiếp xúc trực tiếp với thành xy lanh nên chịu sự mài mòn rất lớn. Chính vì thế nó được phủ một lớp nhựa chịu mòn, chịu nhiệt để giảm sự mài mòn do ma sát.

1.3.2.3. Xéc măng

Xéc măng: trên pít tông động cơ có lắp hai loại xéc măng: Hai xéc măng khí và một xéc măng dầu. Mặt tiếp xúc với xy lanh là bề mặt chịu sự ăn mòn do ma sát rất lớn, đòi hỏi phải có độ cứng cao và khả năng chịu mài mòn cũng như nhiệt độ tốt. Vì thế chúng được mạ PVD (Physical Vapour Deposition), 1 lớp Titanium giúp tăng độ cứng, tăng khả năng chịu mài mòn cũng như tăng khả năng chịu nhiệt.

- Xéc măng khí: được lắp 2 xéc măng khí, một xéc măng khí phía trên chịu lực khí thể lớn nhất và ma sát lớn, được làm dày hơn xéc măng thứ 2 phía dưới, xéc măng phía dưới là xéc măng côn cắt phía dưới, được làm mỏng hơn, có nhiệm vụ chặn lượng khí cháy đã vượt qua xéc măng khí thứ nhất. Đồng thời, gạt bỏ lượng dầu bôi trơn xuống các te.

- Xéc măng dầu: Xéc măng dầu có nhiệm vụ gạt dầu bám trên thành vách xi lanh chảy về các te, ngăn không cho dẩu nhờn xục lên buồng cháy. Nó còn có chức năng san đều một lớp dầu bôi trơn bề mặt ma sát giữa pit tông và xi lanh. Xéc măng dầu của động cơ 8AR-FTS là loại xéc măng dầu tổ hợp, nó là xéc măng loại 3 vòng gồm 2 vòng gạt mỏng tiếp xúc với 2 mặt trên dưới của rãnh xéc măng và 1 vòng đàn hồi ở giữa. 2 vòng gạt mỏng được mạ crom đảm bảo chống ăn mòn cho xéc măng.

1.3.2.5. Trục khuỷu:

Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất, cường độ làm việc nặng nề nhất và giá thành cao nhất của động cơ đốt trong. Trục khuỷu tiếp nhận lực từ thanh truyền, biến chuyển động tịnh tiến của nhóm pít tông thành chuyển động quay của chính nó, truyền mô men xoắn qua hệ thống truyền lực làm cho bánh xe quay và các thiết bị khác làm việc.

Kết cấu trục khuỷu:

- Trục khuỷu động cơ 8AR-FTS là loại trục khuỷu nguyên, có đủ cổ trục. Trên trục khuỷu có gia công 5 cổ trục. Trục khuỷu được đúc bằng gang cầu, gồm các phần: đầu trục khuỷu, cổ khuỷu, cổ trục, má khuỷu và đuôi trục khuỷu.

- Cổ khuỷu và cổ trục khuỷu được làm rỗng để giảm trọng lượng và chứa dầu bôi trơn cho bạc đầu to thanh truyền và bạc cổ trục.

Kết luận chương 1: Động cơ 8AR-FTS tích hợp nhiều thiết kế cải tiến hiện đại. Từ đó làm tăng độ êm dịu, tăng hiệu suất và công suất của động cơ nhưng vẫn giữ được các tiêu chuẩn về kích thước và hình dáng động cơ.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ 8AR-FTS

2.1. Hệ thống bôi trơn

2.1.1. Sơ đồ mạch dầu bôi trơn

Là hệ thống bôi trơn cưỡng bức được dẫn động trực tiếp từ trục khuỷu. Dầu được hút lên từ đáy các te, đi qua lọc thô và đến bơm, sau đó được đẩy qua lọc tinh rồi theo các đường dầu đến các vị trí cần bôi trơn và quay trở lại rơi xuống đáy các te.

2.1.2. Bơm dầu, lọc dầu, vòi phun làm mát pít tông

2.1.2.1. Bơm dầu

Bơm dầu có thiết kế theo kiểu Roto, gồm 2 roto lệch tâm được lồng vào nhau. Khi roto trong quay thì roto ngoài cũng quay theo. Đỉnh của roto bên trong luôn tỳ sát vào thành của roto ngoài, tạo thành các khoang dầu. Khi roto quay, khoảng không gian giữa các roto chứa đầy dầu, thể tích khoang B dần giảm, dầu dần được nén với áp suất cao, và được đẩy đi bôi trơn các chi tiết thông qua các cửa xả.

2.1.2.2. Lọc dầu

Bộ lọc dầu trên động cơ sử dụng lõi lọc bằng giấy dễ dàng thay thế, nhưng vẫn có hiệu quả lọc cao, đồng thời bảo vệ được môi trường.

Nắp bầu lọc được làm từ nhựa, bảo đảm giảm trọng lượng cho động cơ. Sử dụng ống dẫn dầu khi xả ra bên ngoài, đảm bảo dầu không bị bắn ra khi thay.

Lọc dầu hoạt động theo nguyên lý dầu nhớt bôi trơn được đưa vào hai bên thành do có tác động của van một chiều và nên dầu nhớt đi ra ở lõi giữa bầu lọc.

2.1.2.4. Hệ thống thông gió đáy cac-te

Việc thông khí cho caste có ý nghĩa đối với hoạt động ổn định của động cơ, đối với động cơ 8AR – FTS được trang bị thêm một bộ phóng được gắn trên nắp xy lanh, chính vì vậy ở chế độ tải cao, khí có hàm lượng hydrocacbon cao không rơi vào khí quyển mà quay trở lại bộ nạp và sau đó đốt cháy trong xi lanh. Tuy nhiên, nếu động cơ ở chế độ tải thấp, khí ở caste sẽ được hút qua van PVC như các động cơ khác.

2.2. Hệ thống làm mát

2.2.1. Sơ đồ làm mát

Sơ đồ làm mát bằng nước như hình 2.9.

2.2.2. Bơm nước, van hằng nhiệt, két làm mát

2.2.2.1. Bơm nước

Bơm chất làm mát là loại bơm cánh gạt ly tâm kiểu truyền thống, có 2 cửa ra để dẫn nước sang 2 bên động cơ. Bơm được truyền động bằng dây đai và được gắn trên nắp xích định thời.

2.2.2.2. Van hằng nhiệt

Động cơ được trang bị 3 van hằng nhiệt:

- Van hằng nhiệt thông thường (Nhiệt độ mở 82 độ C) được lắp ở đầu vào vào của két làm mát

- Van hằng nhiệt trên khối xy lanh (Nhiệt độ mở 82 độ C) để kiểm soát dòng nước làm mát đi qua khối

2.2.2.3. Két nước làm mát

Két nước có tác dụng để chứa nước và truyền nhiệt từ nước ra không khí để hạ nhiệt độ của nước thông qua dàn trao đổi nhiệt và cung cấp nước mát cho động cơ khi làm việc. Để đảm bảo yêu cầu làm mát tốt nhất, két nước được cấu tạo từ những đường ống, xen lẫn là những lá nhôm mỏng nhằm tăng hiệu quả tản nhiệt.

2.3. Hệ thống phân phối khí VVT-i

2.3.1. Kết cấu hệ thống

Động cơ 8AR-FTS có cơ cấu phân phối khí loại dùng xu páp treo. Cách bố trí này tạo cho buồng cháy có kích thước nhỏ gọn, giảm được tổn thất nhiệt, dễ dàng bố trí đường nạp và đường thải, tạo điều kiện thuận lợi thải sạch và nạp đầy.

Mỗi xilanh của động cơ được bố trí 4 xu páp, 2 xu páp nạp và 2 xu páp xả, các xu páp được đặt xen kẽ nhau. Đường nạp và đường thải được bố trí về hai phía của động cơ, do đó giảm được sự sấy nóng không khí nạp.

a. Trục cam

Trục cam được lắp đặt trong một vỏ riêng biệt, được gắn trên nắp máy, điều này giúp đơn giản hóa công nghệ thiết kế và sản xuất nắp máy.

Động cơ được bố trí 2 trục cam, 1 trục cam nạp, 1 trục cam xả và được dẫn động bằng xích. Mỗi trục cam xả dẫn động bơm phun riêng của nó bằng một cam định hình, trục bên phải cũng dẫn động một bơm chân không. 

b. Cơ cấu đóng mở xu páp nạp, xả

Động cơ 8AR-FTS dùng xu páp có đáy bằng, mặt làm việc quan trọng của xu páp là mặt côn. Mặt làm việc được gia công rất kỹ và được mài rà với đế xu páp. Khi làm việc thân xu páp trượt dọc theo ống dẫn hướng xu páp, ống dẫn hướng xu áp gắn chặt với nắp máy. 

Lò xo xu páp dùng để đóng kín xu páp trên đế xu páp và đảm bảo xu páp chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí, do đó trong quá trình mở đóng xu páp không có hiện tượng va đập trên mặt cam.

2.3.2. Chế độ hoạt động của bộ truyền động VVT-iW

Cơ cấu truyền động của VVT-iW gồm có cánh rotor được lắp ở trục cam nạp. Hai chốt khóa giữ cho rotor ở đúng vị trí ban đầu của nó. Một lò xo phụ dạng phẳng được đặt ở hướng làm tăng góc phối khí sớm để kéo cánh rotor về vị trí xác định ban đầu. Nó giúp cho việc khởi động được diễn ra bình thường. Bộ truyền động VVT-iW có thể là thay đổi góc xupap nạp từ 75 đến 80 độ.

Truyền động VVT-iW bao gồm một động cơ điện với ECM và một hộp số lốc kê hai cấp.

Điều khiển mở sớm: ECM dẫn động tín hiệu đến van selenoid sang vị trí làm muộn đẩy ống điện từ bên trong bulong trung tâm để mở và đóng các đường dầu điều khiển tương ứng. Dưới áp suất dầu đẩy các cánh của roto ở khoang làm muộn, làm nó quay cùng trục cảm về hướng làm muộn pha phân phối khí.

Điều khiển đóng muộn: ECM dẫn động tín hiệu đến van selenoid sang vị trí làm muộn đẩy ống điện từ bên trong bulong trung tâm để mở và đóng các đường dầu điều khiển tương ứng. Dưới áp suất dầu đẩy các cánh của roto ở khoang làm sớm, làm nó quay cùng trục cam về hướng làm sớm pha phân phối khí.

2.3.3. Chế độ hoạt động của bộ truyền động VVT-i

Bộ truyền động VVT-i với một cánh quạt được lắp vào trục cam xả (kiểu truyền thống hoặc kiểu mới - với van điều khiển dầu tích hợp trong bu lông trung tâm). Khi động cơ dừng, chốt khóa giữ rôto ở vị trí trước tối đa để khởi động bình thường.

ECM điều khiển dòng dầu tới các khoang tiến và lùi bằng điện từ, dựa trên các tín hiệu của cảm biến vị trí trục cam. Khi động cơ dừng, ống van được di chuyển bằng lò xo để đảm bảo góc trước tối đa.

2.4. Hệ thống nạp và xả

2.4.1. Nạp và xả

Đối với động cơ nạp khí tự nhiên, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, khoảng 40% nhiệt năng sinh ra từ khí xả bị thải ra bầu khí quyển một cách lãng phí. Hệ thống tăng áp được thiết kế để sử dụng nguồn năng lượng khí xả này nhằm tăng lượng khí nạp vào xy-lanh động cơ.

Bộ tăng áp có thể làm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động tua-bin quay máy tăng áp thông qua trục dẫn động. Turbo sẽ cung cấp lượng khí nạp với áp suất cao vào xy-lanh động cơ làm tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu được tốt hơn so với động cơ đốt trong không dùng turbo.

2.4.2. Turbo

Áp suất tăng được điều khiển bởi van WGT điều khiển bằng điện. Ở mức tải nhẹ, van xả mở, giảm tổn thất bơm và xả ngược áp suất. Ở tải cao, van xả đóng, tăng mô-men xoắn và cải thiện phản ứng của chân ga. Ngoài ra, WGT mở ra sau khi khởi động và khí thải đi trực tiếp đến chất xúc tác để tăng tốc quá trình sưởi ấm của nó.

2.5. Hệ thống nhiên liệu D-4ST

2.5.1. Khái quát hệ thống nhiên liệu

Phun nhiên liệu - kết hợp: Nhiên liệu được phun trực tiếp trong buồng đốt và đa điểm ở các cổng vào.

Ở tải trọng nhỏ và trung bình, phun kết hợp được kích hoạt, giúp hỗn hợp hòa khí được đồng đều và đậm. Làm tăng hiệu quả của quá trình đốt cháy và giảm được lượng khí thải thải ra môi trường. Khi ở tải trọng nặng, ECM sẽ điều khiển phun nhiên liệu trực tiếp, nhiên liệu sẽ bay hơi và tạo thành hòa khí ngay trong xy lanh, cải thiện được hòa khí nạp vào xy lanh, giảm hiện tượng cháy kích nổ động cơ.

2.5.2. Bơm cao áp, kim phun, bơm thấp áp, ống phân phối, lọc nhiên liệu…

2.5.2.1. Bơm nhiên liệu áp suất cao:

Một pít tông với van điều khiển, van xả, van một chiều và van điều tiết xung ở đầu vào. Nó được lắp trên nắp van và được dẫn động bằng một cam có 4 gờ cao nằm trên trục cam xả. Áp suất nhiên liệu được điều chỉnh trong khoảng 2,4-20 MPa tùy thuộc vào điều kiện lái xe và khoảng 4 MPa khi không tải.

2.5.2.2. Đường dẫn nhiên liệu (áp suất cao):

 Làm bằng thép rèn, có chứa cảm biến áp suất nhiên liệu để cung cấp tín hiệu phản hồi. Các vòi phun được giữ bằng giá đỡ lò xo giúp giảm rung động và ngăn chúng di chuyển trong quá trình khởi động (khi áp suất trong xylanh cao hơn áp suất nhiên liệu trong ống).

2.5.2.4. Vòi phun (áp suất cao):

Với vòi phun 6 điểm, phun nhiên liệu vào xi lanh như một ngọn đuốc có hình dạng phức tạp để phun xăng tối đa, tạo thành một dòng xoáy thẳng đứng trong xi lanh. Vòng đệm PTFE làm giảm thêm tiếng ồn và độ rung của vòi phun.

2.5.3. Các cảm biến điều khiển hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu được điều khiển nhờ các cảm biến. Chúng được bố trí tại các vị trí dễ tiếp nhận các tín hiệu từ động cơ và truyền về ECU dưới dạng xung và giúp điều khiển các chế độ phun nhiên liệu phù hợp với các chế độ hoạt động.

Kết luận chương 2: Qua quá trình phân tích kết cấu đặc điểm động cơ 8AR-FTS tôi nhận thấy kết cấu động cơ đã được cải tiến hoàn thiện hơn so các thế hệ trước đó, có những kết cấu mới phù hợp hơn giúp cho động làm việc tối ưu, phát huy được công suất cũng như thuận tiện hơn trong việc khai thác sử dụng và tiến hành các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa.

CHƯƠNG 3

KHAI THÁC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ

3.1. Xây dựng đồ thị chu trình công tác và đường đặc tính ngoài của động cơ.

* Mục đích

Mục đích việc tính toán nhiệt chu trình công tác là xác định các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của chu trình công tác, sự ổn địnhvà công suất của động cơ.

* Chế độ tính toán

Chế độ làm việc của động cơ được thể hiện thông qua các thông số cơ bản như: công suất có ích, mô mem xoắn có ích, tốc độ quay và nhiều thông số khác. Các thông số ấy có thể ổn định hoặc thay đổi trong một phạm vi rộng tùy theo chế độ làm việc của động cơ. Ta chọn chế độ công suất có ích lớn nhất ứng với số vòng quay của trục khuỷu là 4800 v/ph

3.1.1 Chọn các thông số ban đầu

1- Công suất có ích lớn nhất: Nmax = 238 [Kw].

2- Số vòng quay trong một phút của trục khuỷu ứng với chế độ công suất lớn nhất: n = 4800 v/ ph

4- Số xy lanh của động cơ: i = 4

9- Nhiệt độ môi trường T0: Giá trị trung bình của T0 ở nước ta theo thống kê của nhà khí tượng là 240C, tức là 2970K

10- Áp suất khí nạp tạo ra bởi Turbo tăng áp pk:

Turbo tăng áp kép tạo ra áp suất cao hơn trên 2 lần áp suất khí quyển ở độ cao của mực nước biển: pk = 0,25 [MN/m2] = 0,25 [MPa].

11- Áp suất cuối quá trình nạp pa

Áp suất cuối quá trình nạp: pa= (0,88¸0,96)pk = 0,9.pk = 0,225[MPa].

12- Áp suất khí thể cuối quá trình thải cưỡng bức pr:

Động cơ xăng: pr = (1,05¸ 1,15).pT =1,05. pT = 0,202[Mpa],

13- Nhiệt độ cuối quá trình thải Tr: Động cơ xăng: chọn Tr = 1000oK

14- Độ sấy nóng khí nạp DT: Động cơ xăng: DT = 10¸30 0K chọn DT =15 0K.

15- Chỉ số nén đa biến trung bình n1: Động cơ xăng: chọn n1 =1,37

17- Nhiệt trị thấp của nhiên liệu QT: QT thường được tính với 1kg nhiên liệu. Đối với nhiên liệu xăng: QT = 44.103 [KJ/kgnl].

18- Chỉ số dãn nở đa biến trung bình n2: Động cơ xăng: chọn n2 = 1,23

3.1.2. Tính toán chu trình công tác

3.1.2.1. Tính toán chu trình trao đổi khí

a) Mục đích: Mục đích của việc tính toán quá trình trao đổi khí là xác định các thông số chủ yếu của cuối quá trình nạp chính (ở điểm a) như áp suất  và nhiệt độ

b) Thứ tự tính toán:

- Nhiệt độ không khí sau máy nén:

Thay số ta được: Tk = 414,20K

- Nhiệt độ cuối quá trình nạp : Ta

Thay số ta được: T= 409 [0K].

- Hệ số khí sót gr:  u= 0,02

3.1.2.2. Tính toán quá trình nén

a) Mục đích: Mục đích của việc tính toán quá trình nén là xác định các thông số như áp suất  và nhiệt độ  ở cuối quá trình nén

b) Thứ tự tính toán

- Áp suất cuối quá trình nén: P= 5,27 [MPa].

- Nhiệt độ cuối quá trình nén: Tc= 958,79 [oK].

3.1.2.3. Tính toán quá trình cháy

a) Mục đích: Mục đích của việc tính toán quá trình cháy là xác định các thông số cuối quá trình cháy như áp suất  và nhiệt độ

b) Thứ tự tính toán: Việc tính toán được chia làm hai giai đoạn sau:

Tính toán tương quan nhiệt hóa:

- Lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu thể lỏng:

Thay số ta được: M0 = = 0,5119 Kmol/kgnl

- Lượng không khí thực tế nạp vào xy lanh động cơ ứng với 1kg nhiên liệu

Thay số ta được: Mt = 0.9.0,5119 = 0,4607 .Kmol/kgnl

Tính toán tương quan nhiệt động:

Đối với động cơ xăng: khi 0,7< ucvz= 0,9 <1 thì giá trị của  được xác định theo biểu thức gần đúng sau: 

ucvz= 18,423+2,596 +(1,55+1,38 ).10-3.

=> ucvz = 20,7594 + 2,792.10-3.   [KJ/Kmol.độ].

- Nhiệt dung mol đẳng tích trung bình của hỗn hợp công tác ở cuối quá trình nén: ucvc = 20,223 + 1,742.10-3. = 20,223+1,742.10-3.958,79=21,89 [KJ/Kmol.độ].

- Nhiệt độ cuối quá trình cháy được xác định theo phương trình nhiệt động :

Giải phương trình (*) lấy nghiệm dương ta có:  T= 2959 [oK].    

Áp suất cuối quá trình cháy: =3,325.5,27= 17,52 [MPa].

3.1.2.4. Tính toán quá trình dãn nở.

a) Mục đích: Mục đích của việc tính toán quá trình dãn nở là xác định các giá trị áp suất  và nhiệt độ  ở cuối quá trình dãn nở.

b) Thứ tự tính toán:

- Áp suất cuối quá trình dãn nở: pb= 1,03 [MPa].

- Nhiệt độ cuối quá trình dãn nở: Tb= 1742,39 [0K].

3.1.3. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác

3.1.3.1. Các thông số chỉ thị.

Đó là những thông số đặc trưng cho chu trình công tác của động cơ.

a) Áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết:

Thay số ta được: p'i= 2,57 [MPa].

d) Hiệu suất chỉ thị: u = 0,69

3.1.3.2. Các thông số có ích.

Các thông số có ích là những thông số đặc trưng cho sự làm việc của động cơ. Để xác định các thông số đó, ta sử dụng kết qua tính toán các thông số chỉ thị ở mục trên và xác định giá trị của áp suất tổn hao cơ khí trung bình p.

Thứ tự tính toán các thông số có ích như sau:

+ Áp suất tổn hao cơ khí trung bình p được xác định theo công thức thực nghiệm: p= 0,05 + 0,0155CTB= 0,05+0,0115.13,76 =0,26 [MPa].

+ Áp suất có ích trung bình: pe = pi - p= 2,57 - 0,26 = 2,31 [MPa].     

+ Hiệu suất cơ khí: h = 0,899

+ Hiệu suất có ích he = hi.h= 0,69.0,898 = 0,619.

- Công suất có ích của động cơ ở số vòng quay tính toán:

Thay số ta được: Ne = 181,1 (kW).

3.1.3.3. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác

a) Khái quát:

- Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xy lanh động cơ trên hệ toạ độ p-V.

- Đồ thị công chỉ thị lý thuyết được dựng theo kết quả tính toán chu trình công tác khi chưa xét các yếu tố ảnh hưởng của quá trình làm việc thực tế trong động cơ.

- Đồ thị công chỉ thị thực tế là đồ thị đã kể đến các yếu tố ảnh hưởng khác nhau như góc đánh lửa sớm hoặc góc phun sớm nhiên liệu, góc mở sớm và đóng muộn các xu páp cũng như sự thay đổi thể tích khi cháy.

b) Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết.

Ở đồ thị công chỉ thị lý thuyết, ta thay chu trình thực tế bằng chu trình kín a-c-z-b-a. Trong đó quá trình cháy nhiên liệu được thay bằng quá trình cấp nhiệt đẳng tích c-z, quá trình trao đổi khí được thay bằng quá trình rút nhiệt đẳng tích b-a.

* Thứ tự tiến hành dựng đồ thị như sau:

- Thống kê giá trị của các thông số đã tính ở các quá trình:

pa =  0,225             [MPa]                              n1  = 1,37                        

pc =  5,27               [MPa]                              n2  =  1,23                            

pz =  17,52             [MPa]                              e   =   10                                         

pb =  1,03               [MPa]                              

Vz = Vc = 0,0054                                           [dm3]

Va = Vh +Vc = 0,49 + 0,054= 0,4954            [dm3]     

- Dựng hệ toạ độ p - V với gốc toạ độ 0 và theo một tỷ lệ xích được chọn trước của thể tích và áp suất, ta xác định các điểm:

a (pa, Va), c (pc, Vc), z (pz, Vz) và b (pb, Va) trên hệ toạ độ đó.

Tức là: a(0,225; 0,4954); c(5,27; 0,054); z(17,52; 0,054); b(1,03; 0,4954) :

- Nối các điểm c và z, b và a bằng các đoạn thẳng, ta được các đường biểu diễn quá trình cấp nhiệt và rút nhiệt.

- Dựng các đường nén đa biến a-c và dãn nở đa biến z-b. Để dựng các đường ấy, ta có thể dùng phương pháp lập bảng.

- Chọn trước các giá trị của e1 (biến thiên trong giới hạn 1¸e) và e2 (biến thiên trong giới hạn 1¸d), ta có thể xác định các cặp giá trị (pn, Vn) và (pd, Vd) tương ứng. Mỗi cặp giá trị ấy cho một điểm tương ứng trên đồ thị p – V.

 - Đưa kết quả tính toán được lên đồ thị và nối các điểm của cùng quá trình bằng một đường liền nét, ta có đồ thị cần dựng.

c) Hiệu chỉnh đồ thị công chỉ thị lý thuyết thành đồ thị công chỉ thị thực tế.

- Đồ thị công chỉ thị thực tế là đường: a' - c' - c" - z' - b' –b"- b"' - a', đã gạch bỏ các diện tích I, II, III, IV trong đồ thị công chỉ thị lý thuyết.

- Diện tích I do việc đánh lửa sớm ở điểm c' gây ra. Khi đó một phần nhiên liệu được cháy sớm nên áp suất cuối quá trình nén thực tế  (ứng với c") cao hơn áp suất cuối quá trình nén thuần tuý pc (ứng với điểm c)

+ Điểm c' nằm trên đường nén thuần tuý. Vị trí của nó được xác định bởi góc phun sớm nhiên liệu và được dựng theo vòng tròn Brích.

- Diện tích II xuất hiện do quá trình cháy xảy ra với thể tích tăng dần trong khi lượng hỗn hợp cháy và tốc độ tỏa nhiệt của phản ứng cháy giảm dần. Kết quả là áp suất trong xi lanh động cơ thay đổi từ từ theo một đường cong liên tục và giá trị áp suất lớn nhất  nhỏ hơn giá trị pz ở chu trình lý thuyết.

* Kết luận:

- Động cơ phun xăng trực tiếp GDI mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu so với các loại động cơ phun xăng điện tử khác, tỷ số nén động cơ tăng lên nên áp suất nén của động cơ cũng tăng theo, dẫn đến công suất làm việc của động cơ cao hơn so với các động cơ EFI cùng kích thước.

- Động cơ phun xăng trực tiếp tích hợp turbo tăng áp làm cho quá trình trao đổi khí tốt hơn, nhiên liêu nạp vào nhỏ, mịn hơn nên quá trình bốc hơi cũng diễn ra dễ dàng, từ đó nâng cao được hiệu suất động cơ.

3.1.3.4. Dựng đường đặc tính ngoài của động cơ

Mục đích: Để biểu thị sự phụ thuộc của các chỉ tiêu như công suất có ích (Ne), mô men xoắn có ích (Me), lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ (Gnl) và suất tiêu hao nhiên liệu có ích (ge) vào số vòng quay của trục khuỷu (n (v/ph)) khi bướm ga mở hoàn toàn. Qua đó để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu chính của động cơ khi số vòng quay trục khuỷu thay đổi. Để dựng đường đặc tính, ta chọn trước một số giá trị trung gian của số vòng quay n trong giới hạn giữa nmin và nmax rồi tính các giá trị biến thiên tương ứng của Ne, Me, Gnl, ge.

+ Lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ:

Gnl được xác định theo công thức: Gnl = ge . Ne   (kg/h)

Tính toán tương tự như phần trên, xác định các giá trị Ne, Me, ge, Gnl ứng với từng giá trị n.

* Kết luận:

  Qua việc xây dựng đồ thị đặc tính ngoài của động cơ ta thấy:

- Động cơ làm việc hoàn toàn ổn định, phù hợp với môi trường và điều kiện ở Việt Nam.

- Động cơ đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng theo thiết kế và có khả năng phát huy hết công suất khi chấp hành tốt các quy định khai thác,sử dụng.

3.2. Mô phỏng bơm cao áp nhiên liệu bằng phần mềm Inventor 2018

3.2.1. Giới thiệu phần mềm Inventor 2018

Autodesk Inventor là phần mềm xây dựng mô hình 3D, thiết kế, hình mẫu và kiểm tra ý tưởng các sản phầm. Inventor tạo ra các nguyên mẫu mô phỏng chuẩn xác khối lượng, áp lực, độ ma sát, tải trọng,… của các đối tượng sản phẩm trong môi trường 3D. Các công cụ mô phỏng, phân tích được tích hợp trong Inventor cho phép người dùng thiết kế từ khuôn đúc cơ bản đến nâng cao như thiết kế chi tiết máy, trực quan hóa sản phẩm.

3.2.2. Mô phỏng bơm cao áp nhiên liệu trên động cơ 8AR - FTS

3.2.2.1. Mô phỏng các chi tiết của bơm cao áp nhiên liệu

Trên động cơ 8AR – FTS sử dụng 2 kim phun cho một xylanh. Bơm nhiên liệu cao áp có chức năng cung cấp nhiên liệu với áp suất cao cho xylanh. Nó bao gồm các chi tiết: Thân trên bơm, thân dưới, piston, con đội, chốt, bao con đội, trục cam.

Piston một mặt tiếp xúc với con đội, đầu nhỏ piston chạy vừa khít với xy lanh bên trong thân trên của bơm. Làm nhiệm vụ tạo áp suất cao cho nhiên liệu.

3.3.2.2. Mô phỏng chuyển động của bơm cao áp nhiên liệu

Nhờ việc mô phỏng bơm cao áp, ta thấy được cấu tạo, hình dáng thật, sự vận hành, nguyên lý làm việc của bơm. Hiểu rõ và nâng cao khả năng tư duy, khai thác tốt, sửa chữa tốt bơm khi tiếp xúc ngoài thực tế.

3.3. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán động cơ 8AR-FTS

3.3.1. Tổng quan

3.3.1.1. Mục đích

Điều kiện hoạt động của động cơ tại Việt Nam tương đối khắc nghiệt: đường xá chưa tốt, khí hậu ẩm, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chỗ nhiều,... nên những chi tiết hệ thống trên xe ô tô bị ảnh hưởng do sự biến đổi của chất lượng dầu nhớt, mỡ bôi trơn. Vì thế, việc kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán động cơ rất cần thiết.

3.3.1.2. Yêu cầu

- Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không được dựa vào các đánh giá của bản thân để tiến hành công việc.

- Sử dụng phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn, không làm trầy xước hay bôi bẩn xe

- Dùng các tấm chặn bánh xe, để giữ xe không chuyển động trong quá trình làm việc, luôn chú ý tới tính an toàn, chắc chắn rằng mọi chuyển động của xe đều được ngăn chặn trong quá trình làm việc

- Khi sử dụng kích phải luôn sử dụng giá đỡ. Tuân theo các yêu cầu sau:

+ Nâng và hạ xe một cách cẩn thận

+ Khi đạt kích thước dưới dầm ngang hay cầu xe, đĩa kích phải đặt ở phần tâm của chi tiết được kích. Không để bị trượt.

3.3.2. Lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng động cơ 8AR-FTS

3.3.2.1. Kiểm tra, bảo dưỡng hàng ngày

- Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ;

- Kiểm tra bugi;

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ;

3.3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ 8AR-FTS

a) Chu kỳ bảo dưỡng

Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau. 

b) Các bước thực hiện

Bảo dưỡng cấp 1:

- Thực hiện đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng thường xuyên

- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai quạt gió, máy phát.

- Kiểm tra các vị trí giá đỡ treo ống xả.

- Kiểm tra mức dung dịch trong ắc quy, vệ sinh, lau khô bên ngoài.

Bảo dưỡng cấp 2:

-  Thực hiện đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng cấp 1

- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.

- Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.

3.3.2.4. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí

a) Trục cam

- Kiểm tra các vết nứt, xước các bộ phận của trục cam, bánh răng cam hoặc xích: có thể dùng kính phóng để kiểm tra phát hiện hư hỏng.

- Kiểm tra đường kính cổ trục cam. Dùng pan me kiểm tra đường kính cổ trục cam. Nếu đường kính không đúng, kiểm tra khe hở dầu của cổ trục.

- Kiểm tra độ cong trục cam. Đặt hai khối chữ V lên một mặt chuẩn. Đặt trục cam lên hai khối chữ V. Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam. Xoay tròn kiểm tra độ cong.

c) Con đội

- Kiểm tra đường dẫn dầu và làm sạch nó nếu cần.

- Kiểm tra độ mòn bề mặt tiếp xúc của đầu con đội với cò mổ.

- Kiểm tra bên ngoài con đội, nếu bị nứt, mòn méo không quá 0.04mm.

- Kiểm tra khe hở giữa con đội và ống dẫn hướng của nó (khe hở này nằm trogn khoảng 0.018-0.09mm).

d) Xu páp

- Làm sạch nấm xu páp bằng dao cạo hết muội than và dùng bàn chải sắt làm sạch mụi than. Đo bề dày của nấm xu páp: bề dày tối thiểu yêu cầu, độ cong của thân xu páp, độ mòn bề mặt tiếp xúc của nấm xu páp bằng đồng hồ so. Kiểm tra mặt làm việc của xupáp nếu có các điểm rỗ nghiêm trọng, cháy và bị lõm thì phải mài bóng , sau khi mài chiều dày của mép tán xupáp không nhỏ hơn 0,3 mm. Xupáp phải loại bỏ nếu độ mòn thân ≥ 0,1 mm, bề dày tán nấm ≤ 0,5 mm, hoặc phải nắn lại nếu độ cong thân ≥ 0,03 mm.

f) Khôi phục bệ xu páp

-  Khi khôi phục lại bệ xu páp, kiểm tra ranh giới giữa van dẫn và van và thay van dẫn nếu cần.

- Sử dụng công cụ đặc biệt hoặc máy mài van, sửa chiều rộng chỗ đặt và góc với giá trị được chỉ định

3.3.2.5. Kiểm tra turbo và thông gió các te

a) Kiểm tra turbo

- Kiểm tra bạc lót và bi khi mà turbo phát ra tiếng kêu. Tháo bạc và bi ở turbo, quan sát và đo độ mòn của nó.

- Kiểm tra đường dẫn dầu bôi trơn turbo, và chất lượng dầu bôi trơn. Làm sạch đường dầu bôi trơn, kiểm tra rò rỉ đường dầu, khả năng làm kín của miếng lót;

- Kiểm tra cổ xả có bị chảy dầu;

b) Kiểm tra thông hơi

- Kiểm tra sự nứt, gãy, gấp khúc của các đường ống thông gió đáy các te;

- Kiểm tra, làm sạch bộ tách sương dầu;

3.3.2.6. Kiểm tra hệ thống làm mát

+ Kiểm tra xem mức nước làm mát của bể chứa;

+ Kiểm tra chất làm mát không lẫn với dầu;

+ Dải nồng độ làm mát tiêu chuẩn như dưới đây từ 30 đến 60%

c) Kiểm tra van hằng nhiệt

- Kiểm tra xem van đóng chặt ở nhiệt độ phòng.

- Kiểm tra các hư hỏng hoặc thiệt hại.

- Nhiệt ngưng bộ nhiệt trong bình chứa nước.

3.3.2.6. Kiểm tra hệ thống bôi trơn động cơ

a) Kiểm tra mức dầu động cơ

- Tháo que thăm dầu ra và lau bằng giẻ sạch.

- Cắm lại que thăm dầu vào chỗ cũ.

- Tháo que thăm dầu ra cẩn thận và kiểm tra xem mức dầu giữa LOW và HIGH.

b) Thay dầu động cơ

- Tháo nắp đỗ nhớt ở các-te đậy nắp máy.

- Cho xe lên cầu nâng nếu có và nâng xe vừa tầm.

- Dùng một cái khay để hứng nhớt.

- Nới lỏng ốc xả nhớt ra từ từ và tránh nhớt văng xuống nền.

3.3.3. Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

3.3.3.1. Khởi động khó

a) Máy khởi động không hoạt động được

Nguyên nhân và sửa chữa máy khởi động không hoạt động được như bảng 3.8.

b) Mortor khởi động hoạt động được nhưng động cơ không quay.

Nguyên nhân và sửa chữa mortor khởi động hoạt động được nhưng động cơ không quay như bảng 3.9.

3.3.3.2. Động cơ bị giảm công suất.

Nguyên nhân và sửa chữa động cơ bị giảm công suất như bảng 3.1.0.

Kết luận chương 3: Trong quá trình khai thác sử dụng để động cơ làm việc ổn định kéo dài thời gian tuổi thọ thì công việc bảo dưỡng sửa chữa khắc phục kịp thời các hư hỏng là một nội dung quan trong do đó đã đưa ra một số nội dung chính trong công tác bảo dưỡng kỹ thuật cho động cơ một số nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục thường xảy ra trong quá trình động cơ làm việc làm cơ sở nghiên cứu và thực hiện các nội dung bảo dưỡng sửa chữa khắc phục hư hỏng trên động cơ. 

KẾT LUẬN

Qua thực hiện đồ án “Nghiên cứu, khai thác động cơ 8AR-FTS trên xe Lexus NX 200t”, tôi đã giới thiệu khái quát, phân tích các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ 8AR-FTS, tính toán chu trình công tác và tính toán động lực học đưa ra một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng trên động cơ. Việc tính toán cho phép đánh giá chỉ tiêu kinh tế và khả năng hoạt động của động cơ 8AR-FTS trong điều kiện Việt Nam. Đồng thời nhấn mạnh những điểm cần chú ý trong khai thác và sử dụng động cơ 8AR-FTS ở nước ta, góp phần nâng cao tuổi thọ động cơ.

Bản thân đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề phát sinh, cũng như kiến thức về chuyên ngành. Hơn nữa, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đồ án tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều kiến thức hữu ích từ giáo viên hướng dẫn, để nâng cao kiến thức bản thân, rèn luyện được tác phong làm việc khoa học hơn, tỉ mỉ cụ thể hơn.

  Tuy nhiên do kiến thức, lý luận, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án còn có những sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy giáo và các đồng chí, đồng đội để cho đồ án của tôi được hoàn chỉnh hơn và bản thân tôi cũng được hoàn thiện hơn, để phục vụ cho công tác sau này.

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: Thạc sĩ ……………… đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án; cảm ơn các thầy trong khoa ô tô đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành đồ án đúng thời gian và bảo đảm chất lượng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vy Hữu Thành, Th.S Vũ Anh Tuấn, Hướng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong, HVKTQS – 1999.

2. Lại Văn Định, TS Vy Hữu Thành, Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, Quân đội nhân dân - 2003.

3. Nguyễn Hoàng Nam, Cơ sở khai thác xe quân sự, HVKTQS-2003.

4. Trần Quốc Toản, Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong tập 2, Khoa Ô tô, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự - 2010.

5. Tài liệu Toyota engines - V35 - Dynamic Force series (V6).

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"