MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XE KIA SORENTO 2019..........................................2
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu................................................................................................2
1.1.1. Nhiệm vụ............................................................................................................2
1.1.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
1.2. Giới thiệu về hãng xe KIA.....................................................................................3
1.3. Tổng quan dòng xe Kia Sorento 2019..................................................................4
1.4. Thông số kĩ thuật xe Kia Sorento 2019................................................................8
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA SORENTO 2019.............................13
2.1. Hệ thống cung cấp điện......................................................................................13
2.1.1. Mô tả hệ thống.................................................................................................13
2.1.2. Ắc quy..............................................................................................................13
2.1.3. Cảm biến ắc quy..............................................................................................16
2.1.4. Máy phát điện.................................................................................................16
2.2. Hệ thống khởi động............................................................................................21
2.2.1. Mô tả hệ thống...............................................................................................,.21
2.2.2. Máy khởi động.................................................................................................22
2.3. Hệ thống chiếu sáng...........................................................................................25
2.3.1. Mô tả hệ thống.................................................................................................25
2.3.2. Thông số kỹ thuật hệ thống.............................................................................25
2.3.3. Vị trí thành phần..............................................................................................26
2.3.4. Cấu tạo của bóng đèn.....................................................................................30
2.3.5. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng...........................................................34
2.4. Hệ thống tín hiệu................................................................................................41
2.4.1. Mô tả hệ thống................................................................................................41
2.4.2. Vị trí các thành phần.......................................................................................42
2.4.3. Còi điện..........................................................................................................43
2.4.4. Sơ đồ mạch điện còi......................................................................................44
2.4.5. Hệ thống báo rẽ, báo nguy.............................................................................44
2.4.6. Sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu.......................................46
2.5. Hệ thống thông tin.............................................................................................48
2.5.1. Hệ thống mạng CAN (controller area network)..............................................50
2.5.2. Hệ thống đường truyền dữ liệu......................................................................51
2.6. Hệ thống ổn định điện tử..................................................................................53
2.6.1. Mô tả hệ thống...............................................................................................53
2.6.2. Sơ đồ hệ thống thủy lực................................................................................57
2.7. Hệ thống hỗ trợ lái xe.......................................................................................58
2.7.1. Hệ thống cảnh báo lệch làn đường LDWS...................................................58
2.7.2. Hệ thống phát hiện điểm mù.........................................................................60
2.7.3. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe...................................................................................66
2.7.4. Hệ thống camera phía sau...........................................................................70
2.8. Hệ thống thiết bị phụ........................................................................................73
2.8.1. Hệ thống gạt nước rửa kính.........................................................................73
2.8.2. Hệ thống điểu khiển cửa sổ điện..................................................................77
2.8.3. Hệ thống khóa cửa.......................................................................................81
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA SORENTO 2019.....84
3.1. Hệ thống cung cấp điện..................................................................................84
3.1.1. Ắc qui...........................................................................................................84
3.1.2. Máy phát điện..............................................................................................89
3.2. Máy khởi động................................................................................................94
3.2.1. Tháo máy khởi động khỏi xe........................................................................94
3.2.2. Tháo rời máy khởi động...............................................................................95
3.2.3. Kiểm tra máy khởi động...............................................................................98
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT........................105
4.1.1. Chế độ tải hoạt động liên tục.....................................................................106
4.1.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục..........................................................106
KẾT LUẬN...........................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................110
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống xã hội ngày càng được cải thiện tốt hơn và nhu cầu về hưởng thụ ngày càng cao của con người đòi hỏi sự đáp ứng của các ngành công nghiệp phục vụ càng khắt khe hơn. Và không riêng gì các ngành công nghiệp trên, ngành công nghiệp phục vụ giao thông cũng phải luôn nghiên cứu để kịp thời đáp ứng những nhu cầu đó của con người. Trong đó nghành công nghiệp ô tô giữ vai trò quan trọng mà chủ yếu là sử dụng động cơ đốt trong. Thực tế đó đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phục vụ cho nghành công nghiệp này. Tại Việt Nam nghành công nghiệp ô tô vẫn đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu phải có một đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật có trình độ cũng như năng lực để phục vụ càng trở nên quan trọng.
Trải qua thời gian học tập tại trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, với những kiến thức đã được trang bị giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi học viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện thân xe Kia Sorento 2019”.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô, tôi đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để tôi dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy : TS……………. và các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XE KIA SORENTO 2019
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu
1.1.1. Nhiệm vụ
Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ôtô ngày càng nhiều. Trong đó, không thể thiếu những thiết bị tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng ôtô ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm tới những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện - điện tử. Để có những chiếc xe hiện đại và tiện nghi cần rất nhiều các thiết bị điều khiển phức tạp và tối tân, những thiết bị này có thể đã được lập trình sẵn hoặc không. Tuy nhiên chúng cùng có đặc điểm chung là phải sử dụng nguồn điện trên ôtô, nguồn điện này được cung cấp bởi Accu và máy phát.
Với những ý nghĩa tốt đẹp đó tôi quyết định chọn đề tài ” Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện thân xe Kia Sorento 2019”, tôi cũng mong với đề tài này sẽ là tài liệu chung nhất cung cấp thông tin phục vụ cho việc sửa chữa và học tập.
1.1.2.Yêu cầu
Từ những kiến thức đã học và tài liệu tham khảo để đi sâu vào đề tài “Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện thân xe Kia Sorento 2019”, cụ thể là làm rõ về tính năng tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách bảo dưỡng sữa chữa từng hệ thống. Ngoài ra, tìm hiểu các hệ thống điều khiển thông minh trên xe để trang bị thêm những kiến thức mới làm cơ sở vận dụng vào quá trình công tác sau này.
Nhằm đạt được hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các hệ thống sau:
- Hệ thống cung cấp điện
- Hệ thống khởi động
- Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu
- Hệ thống thông tin
1.2. Giới thiệu về hãng xe KIA
KIA là nhà sản xuất ô tô, động cơ xe hơi, xe buýt, xe tải, xe điện, xe quân sự phương tiện, thiết bị - máy móc công nghiệp, quân sự - quốc phòng chuyên dụng đa quốc gia có quy mô lớn thứ hai tại Hàn Quốc.
Hãng ôtô KIA thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1944, tiền thân là nhà máy “Công nghiệp Chính xác Kyungsung” - một nhà máy nhỏ sản xuất phụ tùng xe đạp thủ công nằm ở ngoại ô Seuol.
Năm 1951, nhà máy sản xuất hàng loạt những chiếc xe đạp đầu tiên tại Hàn Quốc.
Và mười năm sau, năm 1961, KIA đã phát triển chiếc xe máy đầu tiên tại Hàn Quốc, chiếc xe C-180, và nền công nghiệp xe máy nổ Hàn Quốc ra đời.
Về mạng lưới bán hàng trên toàn thế giới, KIA sản xuất và cung cấp sản phẩm qua hệ thống phân phối liên tục phát triển trên 179 nhà phân phối và trên 3,300 Đại lý nước ngoài ở 155 quốc gia.
1.3.Tổng quan dòng xe Kia Sorento 2019
Kia Sorento là sản phẩm của hãng Kia Motors Comporation thành viên của trực thuộc tập đoàn Huyndai-Kia, nhà sản xuất ôtô lâu đời nhất Hàn Quốc. Thành lập năm 1994 hãng này được mệnh danh là nhà sản xuất của những sản phẩm ôtô trẻ trung và phong cách. Kia Sorento thuộc phân khúc xe thể thao đa dụng (SUV) cao cấp của hãng là sự kết hợp tuyệt vời từ kiểu dáng mạnh mẽ nhưng đầy tinh tế đến công nghệ hiện đại cùng những thiết bị tiện nghi và an toàn nhất.
Ngoại thất Kia Sorento 2019:
Ở bản nâng cấp thế hệ mới này có khá nhiều thay đổi cả ngoại và nội thất, các công nghệ cũng được trang bị khá đầy đủ cho mẫu xe này. Các hệ thống đèn chiếu sáng của xe hầu như đều được trang bị bóng LED và cụm lưới tản nhiệt tối màu cũng giúp chiếc xe trông ngầu hơn phiên bản cũ. Cả 2 phần cản phía trước và phía sau đuôi xe cũng có nhiều tinh chỉnh và thay đổi theo hướng thể thao hơn.
Xe sử dụng mâm hợp kim nhôm đúc 17 inch cho bản Kia Sorento LX, 18 inch cho bản Kia Sorento EX và cuối cùng là Kia Sorento SX là 19 inch.
Nội thất Kia Sorento 2019:
Những thay đổi trên Kia Sorento 2019 mới này cũng là một điểm đáng chú ý với khách hàng khi mà khoang lái có độ bóng bẩy và gẫy gọn hơn. Ở phiên bản này, khoang lái được trang bị bọc da cao cấp trên các chi tiết như vô lăng, taplo trông hết sức mềm mại và vô cùng hợp lý. Vô lăng 4 chấu thể thao được trang bị rất nhiều phím bấm và tiện ích cho người lái rảnh tay và tập trung lái xe hơn.
Về cảm giác và không gian bên trong xe, mặc dù Kia Sorento 2019 không phải là mẫu xe 7 chổ rộng nhất, tuy nhiên không gian bên trong xe cũng rất phù hợp với người sử dụng ở Việt Nam.
Hệ thống cửa sổ trời toàn cảnh trên Kia Sorento 2019 cũng được rất nhiều người Việt ưa chuộng, so với tầm giá của nó thì những trang bị trên dòng xe này quả là quá tuyệt vời.
1.4. Thông số kĩ thuật xe Kia Sorento 2019
Dưới đây là các thông số kỹ thuật Kia Sorento 2019 ở 3 phiên bản: Sorento DATH, GAT và GATH.
Thông số kĩ thuật xe Kia Sorento 2019 như bảng 1.1.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA SORENTO 2019
2.1.Hệ thống cung cấp điện
2.1.1. Mô tả hệ thống
Hệ thống cung cấp điện bao gồm ắc quy, máy phát điện có bộ điều chỉnh tích hợp, đèn báo sạc và dây dẫn. Máy phát điện có tám điốt tích hợp, mỗi điốt chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Do đó, dòng điện một chiều xuất hiện ở đầu cuối "B" của máy phát điện. Ngoài ra, điện áp sạc của máy phát điện này được điều chỉnh bởi hệ thống phát hiện điện áp ắc quy. Máy phát điện được điều chỉnh bởi hệ thống phát hiện điện áp ắc quy.
2.1.2. Ắc quy
2.1.2.1.Mô tả
Dùng khởi động cơ ở một tốc độ tối thiểu tạo ra moment lớn để quay động cơ. Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ số vòng quay thấp).
2.1.2.2. Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật ắc quy như bảng 2.1.
Thị trường hiện có hai loại ắc quy thông dụng là: ắc quy axít kiểu hở và ắc quy axít thiết kế theo kiểu kín khí – miễn bảo dưỡng (loại này hay bị gọi là ‘ắc quy khô’ Trên xe KIA SORENTO 2019 GATH sử dụng ắc quy khô 12V – 70AH.
Một vài ưu điểm nổi bật có thể kể đến của ắc quy khô đó là:
- Không lo hết điện nếu để lâu.
- Trong quá trình sử dụng không thoát ra khí với mùi khó chịu.
- Dòng điện nạp cao giúp ắc quy nhanh chóng phục hồi điện.
2.1.2.3. Cấu tạo
Ắc quy khô là dòng sản phẩm được cải tiến từ ắc quy nước, chúng có thiết kế kín và không cần thêm nước định kỳ. Thực ra, về bản chất chúng không phải khô hoàn toàn bởi bên trong vẫn tồn tại axit H2SO4 tuy nhiên thay vì dạng dung dịch thì nó lại có dạng gel. Ngoài ra, nhiều người có thói quen gọi chúng là ắc quy khô là để nhằm phân biệt với dòng ắc quy nước cho tiện hơn.
Cách phân biệt ắc quy khô:
- Ắc quy kín khí (MF - Maintenance Free) thường có một cảm biến (có người gọi là mắt thần) màu xanh hoặc nền xanh nhân đỏ và phần hướng dẫn xem trạng thái ắc quy thông qua các cảm biến đó được in trên nhãn của ắc quy.
- Ắc quy MF còn một đặc điểm cơ bản nữa là loại ắc quy này không có các nút vặn ở mỗi hộc bình, nhưng có lổ để thoát khí của các ngăn trong bình.
2.1.4. Máy phát điện
2.1.4.1. Mô tả
Máy phát điện là một trong ba bộ phận chính làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho xe ô tô. Cụ thể, hệ thống cung cấp điện trên xe hơi được tạo thành từ máy phát điện, ắcqui và bộ phận điều chỉnh điện áp. Ba bộ phận này sẽ tạo ra, cung cấp và điều chỉnh nguồn năng lượng điện phù hợp cho quá trình vận hành của ô tô.
Máy phát điện ô tô là chuyển đổi cơ năng thành điện năng, trong đó nguồn cơ năng là động cơ đốt trong. Máy phát điện thường được gắn ở gần động cơ xe và được dẫn động bởi trục khuỷu.
2.1.4.2. Thông số kỹ thuật
Thông số kĩ thuật máy phát điện như bảng 2.2.
2.1.4.3. Cấu tạo
Máy phát điện có tám điốt tích hợp, mỗi điốt chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Do đó, dòng điện một chiều xuất hiện ở đầu cuối "B" của máy phát điện.
Ngoài ra, điện áp sạc của máy phát điện này được điều chỉnh bởi hệ thống phát hiện điện áp ắcqui.
Máy phát điện được điều chỉnh bởi hệ thống phát hiện điện áp ắcqui.
2.1.4.5. Nguyên lý hoạt động
Việc tạo ra điện bắt nguồn từ động cơ khi hoạt động. Trục khuỷu làm nhiệm vụ dẫn động máy phát điện trong hầu hết các loại xe ô tô hiện đại, tuy nhiên có thể có một ròng rọc riêng chạy từ trục khuỷu đến máy phát điện nếu đó là một chiếc ô tô đời cũ.
2.2. Hệ thống khởi động
2.2.1.Mô tả hệ thống
Hệ thống khởi động ô tô hay còn gọi là thiết bị khởi động có vai trò quan trọng giúp động cơ đốt trong của xe có thể bắt đầu hoạt động. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng hoá học lưu trữ trong ắcqui thành điện năng và sau đó thành năng lượng cơ học trong động cơ.
Để khởi động động cơ đốt trong thì trục khuỷu phải được quay với một tốc độ nhất định (ở động cơ xăng là 50 - 100 vòng/ phút) trong một vài lần bắn cho đến khi động cơ chạy bằng công suất. Có thể nhận định rằng, hệ thống khởi động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp xe có thể “lăn bánh”.
2.2.2.Máy khởi động
2.2.2.1. Mô tả
Máy khởi động tạo ra momen quay để truyền cho trục khuỷu, giúp trục khuỷu quay được với số vòng quay nhất định để động cơ khỏi động được và sau khi động cơ đã tự làm việc thì máy khởi động phải được tách ra một cách tự động. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ Diezen.
Trên xe KIA SORENTO sử dụng máy khởi động loại đồng trục.
2.2.2.2. Thông số kỹ thuật
Thông số kĩ thuật máy khởi động như bảng 2.3.
2.2.2.4. Mạch điện
Khi bật khóa điện ở nấc khởi động ta có dòng điện đi trong mạch như sau:
Từ (+) Ắc quy → cầu chì →khóa điện →ST → E→ mát → cấp dòng cho cuộn dây rơle khởi động. Cuộn này sinh ra từ trường hút tiếp điểm của rơle khởi động → có sự thông mạch giữa cực B và cực MG của rơle khởi động và dòng điện từ ắc quy qua đây đến cực 50 của rơle đề tiến hành khởi động động cơ.
2.3. Hệ thống chiếu sáng
2.3.1.Mô tả hệ thống
Hệ thống chiếu sáng trên ôtô là một phương tiện cần thiết giúp người lái có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dung để báo các tình huống di chuyển để mọi người tham gia giao thông nhận biết... Ví dụ: các đèn đầu được dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, các đèn xi nhan để báo cho các xe khác cũng như người đi bộ và các đèn hậu ở đuôi xe để thông báo vị trí của xe. Hệ thống chiếu sáng gồm các bộ phận: đèn pha, đèn cốt, đèn sương mù, đèn hậu và đèn kích thước, đèn lùi xe, đèn soi biển số, đèn chiếu sáng trong xe.
2.3.3. Vị trí thành phần
- Cụm đèn phía trước:
Hệ thống chiếu sáng trên xe KIA SORENTO là một tổ hợp gồm nhiều loại bóng đèn có chức năng khác nhau:
+ Đèn đầu: Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.
+ Đèn sương mù: Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù.
+ Đèn trong xe: Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi.
+ Đèn lùi (back-up light): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường.
2.3.3.1. Cụm đèn phía trước
Loại cơ bản:
Loại HID
2.3.5. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng
2.3.5.1. Đèn pha, cốt
Hoạt động của mạch điện đèn pha, cốt theo kiểu âm chờ. Ắc quy luôn cấp điện cho chân vào các rơle (7), (8) và hộp cầu chì trung tâm (3). Công tắc đèn (2) được lấy điện sau hộp cầu chì (3).
Khi công tắc đèn (2) bật ở vị trí “ Low beam” và công tắc đa chức năng (11) bật ở “vị trí mo” sẽ đóng tiếp điểm cho rơle đèn cốt (8), xuất hiện dòng điện chạy theo hai mạch như sau:
* Từ (+) Ăcquy → Cầu nối (1) → Hộp cầu chì (3) → Đèn báo đèn đầu (4)
* Từ (+) Ăcquy → Cầu nối (1) → Rơ le đèn cốt (8) → Tim cốt đèn (9) và (10) → mass.
2.3.5.2. Đèn sương mù
Nguyên lý hoạt động:
Trong sơ đồ đấu dây thì đèn sương mù được nối với đèn cảnh báo trên táp lô, hoạt động của mạch điện như sau:
Khi bật công tắc đèn (2) sang vị trí “Front fog lamps” sẽ đóng mạch cho đèn sương mù trước, theo mạch sau:
Từ (+) Ăcquy → Hộp cầu chì trung tâm (1) → Công tắc đèn (2), vị trí “1” → Bộ đèn sương mù trước (3), (4) → mass. Đồng thời khi qua công tắc (2) có mạch cung cấp cho đèn báo đèn sương mù trước (6) trên táp lô.
2.3.5.4. Đèn trong xe
- Đèn trần trước: nếu công tắc đèn ở vị trí “ON” thì có mạch sau:
Từ (+) ăcquy → Rơ le (1) → Đèn đọc sách (8) và (9) → Bộ cầu chì (2) → mass.
- Đèn chiếu sáng hộp đựng đồ: khi công tắc ở vị trí “Open”, (khi mở cửa hộp đựng đồ đồng thời bật công tắc đèn) có mạch sau:
Từ (+) ăcquy → Rơ le (1) → Đèn hộp đựng đồ (3) → mass.
- Đèn chiếu sáng gương trang điểm: khi bật công tắc đèn trang điểm phải (hoặc trái) sang vị trí “ON” có mạch sau:
Từ (+) ăcquy → Rơ le (1) → Đèn trang điểm (4 ), (hoặc (7)) → mass.
- Đèn chiếu sáng khoang hành lý: công tắc đèn lấy từ tín hiệu đóng (closed), mở (open) của sau xe. Khi công tắc ở vị trí “open” có mạch sau:
Từ (+) ăcquy → Rơ le (1) → Đèn khoang hành lý (10) → mass.
2.3.5.6. Đèn báo lùi
Khi tài xế điều chỉnh cho tay số chạy lùi của xe, công tắc lùi xe được đóng, hay khi tài xế về tay số đậu số mo của hộp số, công tắc số mo đóng, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy → cầu chì →công tắc → giắc nối dây → đèn báo lùi → mát, đèn báo lùi sáng. Khi tài xế gạt cần số về tay số khác, công tắc ngắt, đèn tắt.
2.4.Hệ thống tín hiệu
2.4.1.Mô tả hệ thống
Trong quá trình di chuyển trên đường, xe luôn luôn chuyển hướng lưu thông theo hướng khác. Lúc này, hệ thông tín hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và báo hiệu cho các phương tiện xung quanh để di chuyển theo hướng muốn chuyển.
Tín hiệu âm thanh trên xe như còi, chuông nhạc nhằm mục đích báo hiệu bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết để đảm bảo an toàn giao thông.
2.4.3.Còi điện
2.4.3.1.Cấu tạo
Cấu tạo còi điện như hình 2.25.
2.4.3.2.Nguyên lý hoạt động :
Khi ấn nút còi (17) sẽ nối mass cho rơle còi (16) cho dòng điện từ (+) ắc quy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+) ắc quy → cầu chì → khung từ → tiếp điểm → cuộn dây (9) → tiếp điểm giữa cần (12) và (13) → mass.
2.4.6.Sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên xe gồm: Đèn xinhan và đèn phanh.
2.4.6.1.Sơ đồ mạch điện của đèn xinhan
Nguyên lý hoạt động:
Khi bật công tắc máy (2) sang vị trí “Run” sẽ cấp điện từ (+) ăcquy cho hộp cầu chì trung tâm (6).
Khi công tắc đa chức năng bật sang vị trí “0” hoặc “2” thông qua bộ tạo nháy thì đèn xinhan trái hoặc phải tương ứng sẽ nháy sáng.
Nếu công tắc đèn báo nguy được bật ở vị trí “ON” thì tất cả các đèn xinhan đều nháy sáng.
2.4.6.2.Sơ đồ mạch điện của đèn phanh
Đèn này được bố trí ở sau xe có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Mỗi ôtô phải có 2 đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh. Màu quy định của đèn phanh là màu đỏ. Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động phanh (phanh cơ khí, khí nén hay dầu) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay kiểu màng hơi.
2.5.Hệ thống thông tin
Trong những năm gần đây với sự phát triển đột phá của công nghệ ECU và cảm biến đã gắn kết nhiều thông tin rất hiện đại vào trong hoạt động của xe. Tuy nhiên sự gia tang trọng lượng của xe do các thiết bị điện, điện tự đã trở thành gánh nặng cho công nghệ xe hơi. Để giải quyết vấn đề này các nhà sản xuất đã phát triển hệ thống mạng MPX.
Hệ thống mạng MPX là phương thức thông tin liên lạc, nó truyền hay nhận hai hay nhiều dữ liệu chỉ trên một đường truyền. vì vậy nó đã giải quyết được vấn đề giảm bớt số lượng dây điện. Bằng cách chia sẻ thông tin sẽ giảm được các bộ phận công tắc, bộ chấp hành…
Trong hệ thống mạng MPX sử dụng phương pháp truyền dữ liệu như: BEAN, CAN, LIN, AVC-LIN.
MPX trên các xe hiện đại thì sử dụng CAN (Controler Area network) để chuyển giao dữ liệu (giống như TCP-IP trên máy tính) do CAN có ưu điểm vì tốc độ truyền dữ liệu cao và ít bị nhiễu.
2.5.1.Hệ thống mạng CAN (controller area network)
Trên xe KIA SORENTO áp dụng hệ thống mạng CAN để kết nối giữa các bộ điều khiển nhằm làm tăng khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin cho một số lượng lớn các bộ điều khiển trang bị trên xe.
Đường truyền dữ liệu mạng CAN gồm hai dây xoắn với nhau thành một cặp. Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+) và Low (-) đến hai đường dây để gửi một tín hiệu.
Điện áp chênh lệch tạo ra giữa hai dây được phát hiện dưới dạng tín hiệu dữ liệu, nó có đặc điểm là không thể bị ảnh hưởng bỡi nhiễu bên ngoài. Vì giả sử khi có nhiễu thì phần nhiễu trên dây High và dây Low sẽ khử lẫn nhau.
2.5.2.Hệ thống đường truyền dữ liệu
Có rất nhiều bộ điều khiển (module) đều có khả năng truyền và chia sẻ thông tin nhận được từ các cảm biến cho nhau, việc này được thực hiện một cách chính xác và thuận lợi nhờ tính ưu việt của mạng CAN.
Hệ thống mạng CAN sử dụng hai đường truyền dữ liệu đó là:
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ cao (HS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 500 kB.
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ trung bình (MS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 125 kB.
2.6.Hệ thống ổn định điện tử
2.6.1.Mô tả hệ thống
ESC là hệ thống ổn định điện tử trên ô tô, có vai trò đảm bảo cho xe di chuyển ổn định, chắc chắn trong. Sự mất cân bằng của xe ô tô trong quá trình vận hành trên đường có thể dẫn đến sự mất kiểm soát xe hoặc tệ hại hơn là lật xe. Vì vậy, hệ thống ổn định điện tử ESC ra đời nhằm đảm bảo sự cân bằng cho xe hơi và giải quyết vấn đề trên. mọi tình huống và giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn.
Hệ thống ESC ra đời sau và được phát triển dựa trên cơ sở của ABS và EBD. Bên cạnh việc sử dụng các thành phần của 2 hệ thống nói trên, ESC còn có khả năng can thiệp vào bướm ga và hộp số để tăng hoặc giảm công suất động cơ.
Hệ thống ổn định điện tử ESC về cơ bản bao gồm ba cụm: cảm biến, bộ điều khiển điện tử và cơ cấu chấp hành.
Tính năng kiểm soát độ ổn định hoạt động trong mọi điều kiện lái xe và vận hành. Trong một số điều kiện lái xe nhất định, chức năng ABS / TCS có thể được kích hoạt đồng thời với chức năng ESC theo lệnh của người lái.
2.6.2.Sơ đồ hệ thống thủy lực
ECU điều khiển trượt xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến, và điều khiển bộc hấp hành của phanh, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xy lanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từ bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
2.7.Hệ thống hỗ trợ lái xe
2.7.1.Hệ thống cảnh báo lệch làn đường LDWS
2.7.1.1.Mô tả
Có nhiều nguyên nhân khiến xe chạy lệch làn đường như người lái phạm lỗi điều khiển, mất tập trung hay buồn ngủ. Chính vì vậy mà hệ thống cảnh báo lệch làn đường và hỗ trợ duy trì làn được đánh giá là hai trong các hệ thống an toàn trên ô tô nên có hiện nay. Cảnh báo chệch làn đường LDWS (Lane Departure Warning System) là một công nghệ an toàn trên xe ô tô giúp cảnh báo cho người lái khi xe bắt đầu di chuyển ra khỏi làn đường đang đi.
2.7.1.2. Vận hành hệ thống
Thông thường, cảnh báo chệch làn đường được kích hoạt ở tốc độ trên 60 km, nhưng bị triệt tiêu trong trường hợp chệch làn đường không chủ ý khi người lái xe không bật đèn xi nhan.
Điều kiện vận hành hệ thống:
1. Điều kiện người dùng
- Khi xảy ra hiện tượng chệch làn đường ngoài ý muốn, các cảnh báo sẽ được tạo ra.
- Khi người lái điều khiển đèn xi nhan để chuyển làn đường, không có cảnh báo nào được tạo ra.
- Khi trình điều khiển vận hành gạt nước, không có cảnh báo nào được tạo ra theo các điều kiện vận hành (Gạt nước cao).
3. Điều kiện làn đường
- Làn đường có thể nhìn thấy và dễ nhận biết, LDWS có thể ở chế độ hoạt động bình thường.
- Hoạt động trên mọi con đường, bao gồm đường cao tốc, đường quê và xa lộ đô thị với tốc độ 60 km / h và chiều rộng làn xe từ 2,7 đến 5,0 mét.
- Vật liệu làn đường: đường nhựa, đường nối.
- Màu làn: Trắng, Vàng, Xanh.
2.7.3.Hệ thống hỗ trợ đỗ xe
2.7.3.1.Mô tả
RPAS (Hệ thống hỗ trợ đỗ xe phía sau) là một hệ thống điện tử hỗ trợ giúp cảnh báo người lái xe thận trọng khi đỗ xe hoặc trong môi trường tốc độ thấp. Cảm biến sử dụng sóng siêu âm để phát hiện các đối tượng trong phạm vi gần của xe.
2.7.4.2.Cấu tạo
RPAS bao gồm bốn cảm biến phát hiện chướng ngại vật và truyền kết quả được phân tách thành ba mức cảnh báo, mức thứ nhất, thứ hai và thứ ba tới IPM (BCM) bằng giao tiếp Lin. IPM (BCM) quyết định mức cảnh báo bằng thông điệp truyền thông được truyền từ các cảm biến phụ, sau đó vận hành bộ rung hoặc truyền dữ liệu để hiển thị.
Cảm biến siêu âm là thiết bị điện tử đo khoảng cách của một đối tượng mục tiêu bằng cách phát ra sóng siêu âm, sau đó âm thanh phản xạ được chuyển đổi thành tín hiệu điện. Theo đó, bộ phát của cảm biến có khả năng tạo ra âm thanh nhờ sử dụng tinh thể áp điện.
2.7.4.4.Cơ chế hoạt động
1. Chế độ INIT
(1) Thời gian khởi tạo hệ thống là 500ms sau IGN1.
(2) RPAS nhận dạng LID và thiết lập ID cảm biến trong quá trình khởi tạo.
(3) RPAS kích hoạt từng cảm biến và sau đó thực hiện chẩn đoán sau khi kết thúc khởi tạo BCM.
(4) RPAS Bộ rung khởi động vẫn hoạt động bình thường, khi cảm biến không gửi thông báo lỗi và sau khi kết thúc chẩn đoán lỗi.
(5) Nếu nhận được bất kỳ lỗi nào từ bất kỳ cảm biến nào, RPAS còi báo không hoạt động nhưng cảnh báo lỗi sẽ hoạt động trong giây lát.
2. Chế độ bình thường
(1) Giao tiếp Lin bắt đầu và duy trì quy trình sau khi thiết bị IGN1 ON + R
(2) BCM gửi một tin nhắn đến mỗi cảm biến yêu cầu vận hành để kiểm tra trạng thái ban đầu của hệ thống và phản hồi bốn cảm biến tại một thời điểm. Tại thời điểm này, nếu không có vấn đề gì, chuông báo bắt đầu sau 500ms chuyển số R với khoảng thời gian 300ms.
(3) Sau khi khởi tạo, chế độ bình thường sẽ bắt đầu sau 100ms sau khi kết thúc đầu ra cảnh báo.
2.8.Hệ thống thiết bị phụ
2.8.1.Hệ thống gạt nước rửa kính
2.8.1.1.Mô tả
Trong quá trình xe di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù hoặc có nhiều bụi bẩn, bùn đất, kính chắn gió của xe sẽ bị làm mờ bẩn gây giảm tầm nhìn của lái xe. Hệ thống gạt mưa, rửa kính có tác dụng gạt nước mưa, phun nước rửa bụi bẩn bám trên kính đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái, góp phần tăng tính an toàn trong quá trình lưu thông trên đường.
2.8.1.4.Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước rửa kính
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “LOW”: Dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Mạch điện lưu thông như sau: (+) ăc quy → Chân (a) → Tiếp điểm (LOW) công tắc gạt nước → Chân (b) → Môtơ gạt nước (Lo) → mass.
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “HIGH”: dòng điện tới chổi tốc độ cao của mô tơ (Hi) và môtơ quay ở tốc độ cao. Mạch điện lưu thông như sau: (+) Ăcquy → Chân (a) → Tiếp điểm (HIGH) của công tắc gạt nước → Chân (c) → Môtơ gạt nước (Hi) → mass.
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “OFF”: Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi môtơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi tốc độ thấp của môtơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Mạch điện như sau: (+) Ăcquy → Tiếp điểm (C) công tắc cam → Chân (d) → Tiếp điểm (A) của rơle → Các tiếp điểm (OFF) công tắc gạt nước → Chân (b) → Môtơ gạt nước (Lo) → mass.
2.8.2.Hệ thống điểu khiển cửa sổ điện
2.8.2.1.Mô tả
Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc. Motor cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ điện. Chuyển động quay của motor cửa sổ điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ.
Hệ thống cửa sổ điện có các chức năng sau đây:
- Chức năng đóng (mở) bằng tay
- Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn
- Chức năng khoá cửa sổ
2.8.2.3.Chức năng của cửa sổ điện an toàn
Khi vận hành công tắc tự động đóng mở cửa sổ chỉnh điện tất cả các cửa (trước, sau), chức năng an toàn sẽ được kích hoạt.
1. Điều kiện chức năng an toàn
Khi phát hiện lực 100N trong quá trình cửa sổ tăng lên, cửa sổ sẽ được đảo ngược.
2. Thời gian đảo ngược cửa sổ (ngoại trừ giữ công tắc tự động lên)
A. Khi phát hiện kẹt trong khoảng cách 4mm ~ 250mm từ đỉnh cửa.
→ Cửa sổ được đảo ngược đến 300mm từ đỉnh cửa.
B. Khi phát hiện kẹt trên 250mm tính từ đỉnh cửa.
→ Cửa sổ được đảo ngược cho đến khi 50mm từ vị trí kẹt.
→ Cửa sổ được đảo ngược 50mm hoặc vị trí dưới cùng trong trường hợp khoảng cách đảo ngược 50mm.
4. Khu vực không có chức năng an toàn
Chức năng an toàn không khả dụng trong khoảng cách 4mm tính từ đỉnh cửa.
Làm thế nào để được chuẩn hóa:
- Di chuyển cửa sổ lên trên vào vị trí đóng hoàn toàn. Khi cửa sổ đến vị trí đóng hoàn toàn, phải giữ công tắc cửa sổ nguồn ở chế độ tự động trong T≥2 giây.
Nếu khối được khôi phục, trạng thái hệ thống sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.
- Nhớ lại và lưu trữ thông tin chuẩn hóa: ECU ghi lại thông tin chuẩn hóa vào vị trí được chỉ định trong Flash ROM.
2.8.3.Hệ thống khóa cửa
2.8.3.1.Mô tả
+ Việc mở và khóa bằng “công tắc điều khiển khóa cửa”.
+ Mở và khóa bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa.
+ Khóa kép.
+ Mở cửa xe từ cửa người lái bằng một bước hoặc hai bước.
+ Chức năng chống quên chìa trong xe (không khóa được cửa bằng điều khiển từ xa khi vẫn còn chìa cắm trong ổ khóa điện).
2.8.3.3.Cấu tạo
Công tắc điều khiển khóa cửa được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía người lái và ở cửa phía hành khách.
Môtơ khóa cửa là cơ cấu chấp hành để khóa cửa. Hoạt động của môtơ khóa cửa như sau: Chuyển động quay được truyền qua bánh răng chủ động, bánh răng lồng không, trục vít đến bánh răng khóa, làm cửa khóa hay mở. Sau khi khóa hay mở cửa xong, bánh răng khóa được lò xo hồi vị đưa về vị trí trung gian. Việc này ngăn không cho môtơ hoạt động khi sử dụng núm khóa cửa và cải thiện cảm giác điều khiển.
Đổi chiều dòng điện đến môtơ làm đổi chiều quay của môtơ. Nó làm môtơ khóa hay mở cửa.
* Công tắc báo không cắm chìa vào công tắc máy: Nó phát hiện chìa đã được cắm vào ổ khóa điện hay chưa. Nó bật khi chìa đang cắm và tắt khi rút chìa.
* Công tắc chìa: Chống quên chìa, an toàn và điều khiển cửa sổ điện sau khi tắt khóa. Công tắc này phát hiện cửa mở hay không. Nó bật khi cửa mở và tắt khi cửa đóng.
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA SORENTO 2019
3.1.Hệ thống cung cấp điện
3.1.1.Ắc qui
3.1.1.1.Các bước kiểm tra bảo dưỡng ắc quy
* Bước 1: Tháo ác quy trên xe xuống.
1. Ngắt kết nối đầu cuối (-) của ắcqui và đầu cuối (+) (A).
2. Tháo khung lắp ắcqui (B) và miếng cách nhiệt, sau đó tháo ắcqui (C).
* Bước 2: Kiểm tra bằng mắt: Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc ắc quy. Nếu bị nứt, gãy thì tiến hành thay cọc bình.
- Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết;
- Kiểm tra giá giữ ắc quy và siết lại khi cần.
* Bước 4: Kiểm tra tình trạng ắc quy
- Đeo dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp.
- Quan sát quả cầu đo được tỷ trọng của dung dịch điện phân trong một ngăn.
+ Điểm quan sát màu xanh: bình ắc qui đã nạp đủ.
+ Điểm quan sát màu xanh đen.
* Bước 7: Kiểm tra sụt áp ở kẹp cực
Điện trở giữa cọc bình ắc quy và kẹp cực cũng là một vấn đề của ắc quy. Mặc dù trông vẫn bình thường nhưng ôxít kim loại và ăn mòn nhẹ có thể gây ra điện trở lớn tại chỗ nối, vì vậy gây ra điện áp rơi và giảm dòng điện qua máy khởi động. Cực bình ắc quy và kẹp cực nên được lau chùi mỗi khi kiểm tra ắc quy. Để kiểm tra điện trở chỗ nối, chúng ta thực hiện phép đo điện áp rơi khi khởi động xe. Điện áp rơi phải là 0V. Bất cứ giá trị đọc nào mà lớn hơn 0V đều phải lau chùi điểm và kiểm tra.
3.1.1.3. Sạc bình ắc qui
Tất cả các dụng cụ sạc bình ắc quy đều hoạt động dựa trên nguyên lý: Một dòng điện được cấp cho ắc quy để chuyển đổi hóa học trong các ngăn ắc quy. Không được nối đầu sạc hay gỡ ra trong trường hợp máy sạc đang bật. Làm theo những chỉ dẫn khi sạc của nhà sản xuất. Không cố gắng sạc một bình ắc quy khi mà dung dịch điện phân của nó đã đóng băng. Khi sử dụng một máy sạc luôn luôn gỡ cáp nối mát cho ắc quy.
3.1.2.Máy phát điện
3.1.2.1.Tháo máy phát điện khỏi xe
1. Ngắt kết nối cực âm của ắcqui.
2. Ngắt kết nối đầu nối máy nén khí (A) và đầu nối máy phát điện (B), đồng thời tháo cáp khỏi đầu nối "B" của máy phát điện (C).
4. Tháo hết bu lông xuyên qua và sau đó tháo máy phát điện (A).
3.1.2.2.Kiểm tra máy phát điện
* Bước 1: Tháo rời máy phát điện
1. Tháo nắp máy phát điện (A) bằng tua vít sau khi nới lỏng các đai ốc (B).
3. Tháo puli (A) bằng cách sử dụng SST (09373-27000) (B).
5. Tháo rời liên kết rôto (A) và nắp (B).
* Bước 3: Lắp ráp lại máy phát điện
Lắp ráp theo thứ tự ngược lại của quá trình tháo rời.
* Bước 4: Kiểm tra
3.2.Máy khởi động
3.2.1.Tháo máy khởi động khỏi xe
1. Ngắt kết nối cực âm của ắc qui.
2. Tháo ống dẫn khí và cụm làm sạch không khí.
3. Xóa mô-đun ETC.
4. Tháo đường ống nạp (A).
3.2.2.Tháo rời máy khởi động
1. Ngắt kết nối cực M (A) trên công tắc điện từ (B).
3. Nới lỏng các bu lông xuyên qua (A).
5. Tháo chốt đòn bẩy (B) và đệm chốt đòn bẩy (A).
8. Tháo rời cụm trục hành tinh (hoặc cụm giảm tốc) (A) và cần gạt (B).
10. Sau khi tháo vòng chặn (A) bằng cách sử dụng kìm bấm vòng dừng (B).
3.2.3.Kiểm tra máy khởi động
a. Kiểm tra điện từ phần khởi động
1. Kết nối dây dẫn với chân M của công tắc điện từ.
2. Kết nối ắc qui. Nếu bánh răng khởi động bật ra, nó đang hoạt động bình thường.
b. Kiểm tra chạy không tải
1. Đặt động cơ khởi động vào một tấm lót được trang bị ngàm mềm và kết nối ắcqui 12V đã được sạc đầy với động cơ khởi động.
2. Kết nối một ampe kế thử nghiệm (thang đo 150A) và bộ biến lưu cácbon
3. Kết nối vôn kế (thang đo 15V) qua động cơ khởi động.
c. Kiểm tra phần ứng
1. Tháo bộ khởi động.
2. Kiểm tra phần ứng xem có bị mòn hoặc hư hỏng khi tiếp xúc với nam châm vĩnh cửu không. Nếu có hao mòn hoặc hư hỏng, phải thay thế phần ứng.
4. Kiểm tra đường kính cổ góp. Nếu đường kính dưới giới hạn bảo dưỡng, phải thay thế phần ứng.
Đường kính cổ góp:
- Tiêu chuẩn: 29,4 mm (1,1575 inch).
- Giới hạn: 28,8 mm (1,1339 inch).
d. Kiểm tra chổi than máy khởi động:
Nếu chổi than bị mòn hoặc ngấm dầu thì phải thay mới.
Chiều dài chổi than:
- Tiêu chuẩn: 12,3 mm (0,4843 inch).
- Giới hạn: 5,5 mm (0,2165 inch).
Chú ý: Để đặt chổi than mới, phải dùng một dải giấy nhám P500 hoặc P600, có mặt nhám lên trên, giữa cổ góp và mỗi chổi than, và xoay nhẹ phần ứng. Bề mặt tiếp xúc của các chổi sẽ được chà nhám theo đường viền giống như cổ góp.
f. Khớp ly hợp
1. Trượt ly hợp chạy quá dọc theo trục. Thay thế nó nếu không trượt trơn tru.
2. Xoay ly hợp chạy quá theo cả hai cách. Nó có khóa theo một hướng và quay ngược lại một cách trơn tru không. Nếu nó không khóa theo một trong hai hướng của nó khóa theo cả hai hướng, phải thay thế nó.
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT
Để đảm bảo đủ công suất cho các tải tiêu thụ trên xe cần phải xác định đúng loại máy phát để lắp trên ô tô, vì máy phát là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tải tiêu thụ khi ô tô hoạt động.
Phụ tải điện trên ô tô, dựa vào thời gian làm việc có thể chia làm 3 loại:
+ Tải hoạt động liên tục: Là những phụ tải liên tục hoạt động trong quá trình xe vận hành (khi động cơ hoạt động). Và khi động cơ không hoạt động (sử dụng năng lượng ắc quy).
+ Tải hoạt động trong thời gian dài: Là những phụ tải hoạt động trong những khoảng thời gian tương đối dài, tùy thuộc vào điều kiện vận hành của lái xe.
+ Tải hoạt động trong thời gian ngắn: Các phụ tải này thường chỉ hoạt động trong thời gian ngắn (< 2 ÷ 3 phút).
Để xác định đúng loại máy phát cần lắp trên ô tô ta phải tính toán chọn máy phát phù hợp theo các bước sau.
4.1.Chế độ tải hoạt động liên tục
Ở chế độ tải hoạt động liên tục thì hệ số sử dụng của mỗi tải là: λ = 100 %
4.2.Chế độ tải hoạt động không liên tục
Ở chế độ này thì hệ số sử dụng (λ) của mỗi tải thay đổi phụ thuộc vào sự vận hành xe của mỗi tài xế cũng như phụ thuộc vào điều kiện vận hành và địa bàn xe hoạt động.
Từ bảng trên, ta có:
Công suất tính toán = Công suất thực x Hệ số sử dụng
Từ bảng 1 và 2, ta có tổng công suất tiêu thụ của các tải trên xe là:
P∑W = PW1 + PW2 = 470 + 504,2 = 974,2 (W)
=> Iđm = = 81,2 ( A)
Máy phát thực tế sử dụng trên xe Kia Sorento 2019 có thông số là: 130A, 13,5V
Vậy với Iđm= 81,2 (A) < 130 (A), nên máy phát lắp trên xe phát đủ công suất cung cấp cho các tải.
KẾT LUẬN
Hệ thống điện thân xe là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều hệ thống điện khác nhau, mỗi hệ thống điện đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trên thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ăcquy, máy phát (hệ thống cung cấp), môtơ gạt nước lau kính... được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô. Một ví dụ minh họa cho điều này là rất hay xảy ra hiện tượng chạm mạch trong hệ thống điện do khung sườn xe được sử dụng làm dây dẫn chung (dây (-), nếu dây dẫn (dây (+) vì một lý do nào đó bị xước vỏ bọc thì ngay lập tức sẽ bị chập mạch và có thể xảy ra những thiệt hại rất lớn.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó.
Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định như: Chưa thể trình bày được đầy đủ các mạch điện trong hệ thống điện thân xe hay tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn.
Em hy vọng say khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo : TS…………… và các thầy giáo trong khoa Ô tô đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu và đúng tiến độ.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô”, Châu Ngọc Thạch và Nguyễn Thành Trí, Nhà xuất bản trẻ, 2008.
2. “Công nghệ bảo dưởng và sửa chửa ô tô”, Ths. Nguyễn Văn Toàn, NXB Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 2010.
3. “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại”, PGS-TS. Đỗ Văn Dũng, NXB Đại Học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.
4. “Giáo trình Trang bị điện”, Phạm Ngọc Tuấn, Trường Sỹ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, 2007.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"