MỤC LỤC
MỤC LỤC.........1
LỜI NÓI ĐẦU.............3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HỆ THỐNG TREO Ô TÔ.... 4
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu hệ thống treo ô tô.. ............................... 4
1.1.1. Công dụng....................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại......................................................................................... 4
1.1.2. Yêu cầu........................................................................................... 5
1.2. Cấu tạo của hệ thống treo ô tô ................................................................ 5
1.2.1. Bộ phận dẫn hướng......................................................................... 7
1.2.2. Bộ phận đàn hồi.............................................................................. 8
1.2.3. Bộ phận giảm chấn.......................................................................... 8
1.2.4. Bộ phận ổn định.............................................................................. 9
1.2.4. Các vấu cao su................................................................................ 9
1.3. Hệ thống treo ô tô thường gặp............................................................... 10
1.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc ............................................................... 10
1.3.2. Hệ thống treo cân bằng ................................................................. 13
1.3.3. Hệ thống treo độc lập ................................................................... 14
1.3.4. Hệ thống treo khí nén ................................................................... 18
1.3.1. Hệ thống treo thủy lực khí............................................................. 23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ QUÂN SỰ 27
2.1. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lá nhíp.... 27
2.1.1. Kết cấu hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lá nhíp........... .28
2.1.2. Phân tích kết cấu của lá nhíp......................................................... 31
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo cân bằng............................................. 33
2.2.1. Kết cấu hệ thống treo cân bằng..................................................... 34
2.2.2. Kết cấu thanh giằng cầu................................................................ 38
2.2.3. Kết cấu trục cân bằng.................................................................... 38
2.3. Phân tích kết cấu nhíp chính phụ.......................................................... 39
2.4. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ. 41
2.5. Phân tích kết cấu giảm chấn.................................................................. 42
2.5.1. Giảm chấn ống thủy lực................................................................. 42
2.5.2. Giảm chấn đòn.............................................................................. 49
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BỀN Ô TÔ QUÂN SỰ........ 51
2.1. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo................................... 53
2.2. Kiểm nghiệm bền cho nhíp của hệ thống treo....................................... 55
CHƯƠNG 4: KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG TREO Ô TÔ QUÂN SỰ..............................................9
4.1. Một số chú ý trong sử dụng hệ thống treo ô tô quân sự....................... 59
4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo ô tô Quân sự.................................. 60
4.2.1. Bảo dưỡng rà trơn......................................................................... 60
4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên................................................ 60
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ cấp 1................................................ 61
4.2.4. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ cấp 2................................................ 61
4.2.4. Bảo dưỡng đặc biệt........................................................................ 61
4.3. Những hiện tượng, hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục 61
4.2.1. Những hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục......................... 60
4.3.2. Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp sữa chữa.................... 62
4.4. Yêu cầu kỹ thuật sau bão dưỡng và sữa chữa hệ thống treo ô tô Quân sự..........................64
KẾT LUẬN..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ chế tạo ôtô trên thế giới không ngừng được hoàn thiện, cải tiến và nâng cao. Việc chuyên chở bằng ôtô có khả năng đáp ứng tốt về nhiều mặt so với các phương tiện vận chuyển khác do nó đơn giản, an toàn, tính cơ động cao, có thể đến được nhiều vùng, nhiều nơi mà giá thành vận chuyển thấp.
Để đáp ứng những mục tiêu chủ yếu như: tính năng thông qua của ôtô, độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động, tiện nghi trên ôtô, tốc độ, đảm bảo sử dụng thuận tiện, nhẹ nhàng và tính kinh tế cao nhất, các công ty, tập đoàn chế tạo ôtô liên tục cho ra đời các loại ôtô hiện đại với chất lượng ngày càng được cải thiện. Nhờ có sự phát triển của công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật số các cụm các hệ thống… trên ôtô được hoàn thiện ngày một cao hơn.
Hệ thống treo trên ôtô là một bộ phận quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều khiển của người lái, tính ổn định của xe, đảm bảo độ êm dịu chuyển động và an toàn cho các thiết bị trên xe và hành khách. Vì vậy hệ thống treo ngày càng không ngừng được hoàn thiện và cải tiến.
Để có thể ngày đại càng tiếp cận với ôtô hiện, phát huy tốt tính năng kỹ thuật của xe, nắm chắc các kết cấu hệ thống, từ đó có thể điều chỉnh, sửa chữa trong quá trình sử dụng và nâng cao tính hiệu quả thì cần đi vào nghiên cứu sâu các hệ thống trong đó có hệ thống treo.
Sau khi giao đồ án tốt nghiệp, tôi nhận được nhiệm vụ thực hiện đồ án "Khai thác, sử dụng hệ thống treo trên ô tô Quân sự".
Đồ án được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy : ThS…………….và các thầy giáo trong khoa ô tô, khoa kĩ thuật cơ sở. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đồ án vẫn mắc một số sai sót do hạn chế về mặt kiến thức. Kính mong các thầy giáo giúp đỡ, chỉ bảo để đồ án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HỆ THỐNG TREO Ô TÔ
1.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ
1.1.1. Công dụng
- Đảm bảo yêu cầu về độ êm dịu chuyển động, tạo điều kiện nâng cao tính tiện nghi trong sử dụng ô tô.
- Đảm bảo yêu cầu về khả năng tiếp nhận các thành phần lực và mô men tác dụng giữa bánh xe và mặt đường nhằm tăng tối đa sự an toàn trong chuyển động, giảm thiểu sự phá hỏng nền đường của ô tô, trong đó một chỉ tiêu quan trọng là độ bám đường của bánh xe.
1.1.2. Phân loại
Theo phần tử đàn hồi chia ra:
- Loại bằng kim loại (gồm có nhíp lá, lò xo xoắn ốc, thanh xoắn)
- Loại khí ( gồm loại bọc bằng cao su – sợi, loại bọc bằng màng, loại ống)
- Loại thủy khí ( loại ống)
1.2. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG TREO Ô TÔ
Các yêu cầu là tổng quát đối với ô tô và được đảm nhận nhờ hệ thống treo, cụm bánh xe, khả năng đàn hồi của thân xe, sự phân bố tải...Đối với các loại ô tô khác nhau, mức độ yêu cầu cũng khác nhau. Trên ô tô chở người (ô tô con, ô tô buýt) yêu cầu ở mức độ cao hơn so với trên ô tô tải và đoàn xe.
Hệ thống treo hoàn chỉnh (Hình 1.1) gồm 4 bộ phận chính sau đây:
- Bộ phận dẫn hướng
- Bộ phận đàn hồi
- Bộ phận giảm chấn
- Bộ phận ổn định.
1.2.1. Bộ phận hướng
1.2.1.1. Công dụng
Bộ phận công dụng dẫn hướng của hệ thống treo có mục đích: xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với mặt tựa và vỏ xe, đồng thời góp phần vào việc truyền lực và momen giữa bánh xe và vỏ.
1.2.1.2. Phân loại
- Bộ phận hướng và phần tử đàn hồi không phụ thuộc vào nhau (các loại đòn)
- Bộ phận hướng là bộ phận đàn hồi (nhíp)
1.2.1.3. Yêu cầu
Giữ nguyên động học của các bánh xe khi ô tô chuyển động. điều nay có nghĩa là khi bánh xe dịch chuyển thẳng đứng các góc đặt bánh xe, các chiều rộng, chiều dài cơ sở phải giữa nguyên.
1.2.2. Bộ phận đàn hồi
1.2.2.1. Công dụng
Bộ phận đàn hồi làm giảm nhẹ các tải trọng động tác dụng từ bánh xe lên khung và bảo đảm độ êm dịu cần thiết khi chuyển động.
1.2.2.2. Phân loại
- Đàn hồi bằng kim loại( nhíp, lò xo trụ, trục xoắn)
- Đàn hồi phi kim loại ( cao su, khí )
- Đàn hồi loại thủy khí
1.2.4. Bộ phận ổn định
Bộ phận ổn định hệ thống treo dùng để giảm nghiêng ngang và dao động góc ngang của khung vỏ xe. Bộ phận ổn định của hệ thống treo thường là thanh ổn định. Nó là chi tiết có mặt ở hầu hết các hệ treo của xe con. Khi xe chuyển động trên nền đường không bằng phẳng hoặc quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc độ nghiêng của thùng xe, phản lực thẳng đứng của hai bánh xe trên một cầu thay đổi, dẫn tới tăng độ nghiêng thùng xe và làm xấu khả năng truyền lực dọc, lực ngang của bánh xe với mặt đường.
1.3. HỆ THỐNG TREO Ô TÔ THƯỜNG GẶP
1.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc đơn
1.3.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc đơn loại lá nhíp
Hệ thống treo phụ thuộc đơn loại lá nhíp elip được sử dụng rộng rãi trên các ô tô vận tải ngày nay như: HYUNDAI PORTER (H-100), gaz 66, zil 130, huyn dai, hi no, …
1.3.1.2. Hệ thống treo phụ thuộc nhíp chính phụ
Ưu điểm:
- Có được hệ thống treo mềm hơn khi tải nhỏ, đảm bảo độ bền khi tải trọng lớn
- Khi chịu lực bên hai bánh xe liên kết cứng, bởi vậy han chế hiên tượng trượt bên bánh xe.
Nhược điểm:
- Trọng lượng phần không treo lớn
- Thời gian phục vụ ngắn
1.3.1.3. Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ
Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo bao gồm các bộ phận chính: dầm cầu, lò xo đàn hồi, các đòn dọc, giảm chấn.
1.3.2. Hệ thống treo cân bằng
Hệ thống treo cân bằng với bộ phận đàn hồi lá nhíp elip sử dụng cho xe tải có nhiều cầu sau xếp gần nhau: ZIL 131, URAL 375D, KRAR 255B, MERCEDES BENZ 2626, HUYUNDAI HD360, HINO…
1.3.3. Hệ thống treo độc lập
1.3.3.1. Hệ thống treo độc lập phần tử đàn hồi lò xo:
Hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi được dùng rộng rãi trên các xe gia đình, thể thao: Toyota inova 2016 , Mazda 2, Audi TTS cope 2015, Ford everest,…
1.3.3.2. Hệ thống treo độc lập dùng bộ phận đàn hồi thanh xoắn:
Hệ thống treo kiểu này được trang bị trên các xe: FORD EVEREST, FORD ECOSPORT,…
1.3.4. Hệ thống treo khí nén
Hệ thống treo dùng phần tử đàn hồi loại khí. Phần tử khí này có tác dụng nhiều trong các ô tô có trọng lượng phần được treo lớn và thay đổi nhiều( như xe tải, buýt, đoàn xe) và các loại xegia đình 4,7 chỗ hạng sang: THACO KBS 120SE, THACO TOWN TB82S, MERCEDES BENZ O404, MERCEDES AMG C300, LEXUS GX 460 ….
1.3.5. Hệ thống treo thủy lực khí nén
Nhiều hệ thống treo xe khác nhau sử dụng khí nén, gas và chất lỏng, hoặc kết hợp gas với chất lỏng. Một trong các kiểu thiết kế được biết nhiều nhất là hệ thống treo xe hydragas. Mỗi bánh xe được trang bị một túi gas chất lỏng gọi là lò xo hydragas.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ QUÂN SỰ
2.1. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc đơn phần tử đàn hồi lá nhíp
Hệ thống treo trước, treo sau ô tô quân sự tải trọng nhẹ và trung bình là hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp, gồm có các bộ phận chính sau: nhíp lá, giảm chấn, vấu cao su tăng cứng cho nhíp, vấu cao su hạn chế hành trình trên,… Ở hệ thống treo này, nhíp lá đồng thời đảm nhận vai trò là bộ phận đàn hồi, vừa làm được cả nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướng.
2.1.1. Kết cấu hệ thống treo phụ thuộc đơn phần tử đàn hồi lá nhíp
Hệ thống treo phụ thuộc đơn (Hình 2.1) phần tử đàn hồi là nhíp lá nửa elip, có giảm chấn ống thuỷ lực kép. Bộ nhíp lá (10) gồm 12 lá được đặt nằm cố định và cân bằng trên tấm ốp (12) trên dầm cầu và nằm giữa tấm đệm quang nhíp và tấm ốp(12) dưới dầm cầu. Dầm cầu và bó nhíp tạo thành 1 khối nhờ vào lực kéo quang nhíp chính kéo tấm đệm (2) và tấm ốp dưới (12) ép chặt của Bó nhíp với dầm cầu).
2.1.2. Phân tích kết cấu của lá nhíp
Nhíp ở hệ thống treo là loại nhíp nửa elip, các lá nhíp được chế tạo từ thép đàn hồi có chiều dài, chiều dày và bán kính cong khác nhau ghép lại tạo thành dầm cong chống uốn, lá nhíp trên cùng (1 hoặc 2) lá có kích thước lớn nhất được gọi là lá nhíp gốc, để giảm ma sát trên các bề mặt của các nhíp được bôi trơn bằng mỡ chì.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo cân bằng
Hệ thống treo cân bằng trên bộ nhíp dọc nửa elip (Hình 2.5), có bộ phận đàn hồi là nhíp, còn bộ phận dẫn hướng dùng các thanh giằng cầu; cấu tạo gồm có các bộ phận sau: nhíp, giằng cầu, trục cân bằng, các gối hạn chế hành trình trên,…
2.2.1. Kết cấu hệ thống treo cân bằng
Xe quân sự chuyên chở với tải nặng cầu thứ 2 và thứ 3 đặt gần nhau và được bố trí chung trên một hệ thống treo cân bằng. Do tải trọng đặt lên các cầu lớn nên dùng hệ thống treo cân bằng để bảo đảm sự phân bố tải trọng tĩnh lên các cầu là như nhau tuỳ theo giá trị tải trọng chuyên chở khác nhau.
2.2.3. Kết cấu trục cân bằng
Trục cân bằng có tác dụng truyền các lực từ bộ nhíp lá lên khung xe và cho phép nhíp lắc dọc tương đối so với khung xe khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, nhằm tăng độ bám đường của các bánh xe.
2.3. Phân tích kết cấu nhíp chính phụ
Hệ thống treo kiểu này được sử dụng cho xe ZIL130, GAZ 53,…
Trên một số loại ô tô tải quân sự, do sự thay đổi tải trọng tác dụng lên nhíp ở cầu sau lớn nên được bố trí thêm bộ nhíp phụ (3). Bộ nhíp phụ được lắp chặt với bộ nhíp chính nhờ vào bu lông quang nhíp (6), 2 đầu bó nhíp phụ được tỳ lên (2) gối tựa của khung xe khi bộ nhíp chính có độ biến dạng nhất định.
2.4. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ
Hệ thống treo trước trên ô tô chỉ huy quân sự UAZ 3160, UAZ 3612, UAZ 31622,… cần có những tính năng việt giã cao cũng như độ êm dịu nhằm giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người chỉ huy, lái xe do đó bộ phận đàn hồi lò xo trụ là cần thiết.
2.5. Phân tích kết cấu giảm chấn
2.5.1. Giảm chấn ống thủy lực
Giảm chấn bố trí ở hệ thống treo trên ô tô (Hình 2.18) là loại giảm chấn thủy lực dạng ống có tác dụng 2 chiều, thường làm việc ở áp suất cao, bảo đảm dập tắt dao động trong cả hai hành trình nén và trả.
Giảm chấn ống thủy lực được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các xe ô tô quân sự.
- Ở hành trình nén giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung xe, sức cản ở hành trình nén nhỏ hơn so với hành trình trả (khoảng 2 đến 2,5 lần).
- Ở hành trình trả xung lực va đập của bánh xe trên nền đường tạo điều kiện đặt êm bánh xe, giảm bớt phản lực truyền ngược từ mặt đường tác dụng lên thân xe.
2.5.2. Giảm chấn dạng đòn
Ở xy lanh của giảm chấn có các pít tông (19) và (15). Các pít tông này bắt chặt với các lò xo (18) nhờ vít (17). Xy lanh được đóng kín nhờ các nắp, đệm thép (21) được ép chặt vào pít tông mặt trong.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BỀN BỘ PHẬN ĐÀN HỒI Ô TÔ QUÂN SỰ
Bảng thông số kỹ thuật xe UAZ-3303.
3.1. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo
M: Khối lượng phần treo của ôtô. M = 2070 kg
a,b: Khoảng cách từ trọng tâm phần treo đến tâm bánh xe cầu trước, cầu sau.
a = 1,25m
b = 1,13 m (tính theo khối lượng treo phân bố lên 2 cầu)
* Khối lượng phần treo phân bố lên cầu:
Khối lượng phần treo phân bố lên cầu trước: M=920 kg.
Khối lượng phần treo phân bố lên cầu sau: M= 1150 kg.
* Độ cứng của treo:
Đối với treo trước: Ct = 50000 N/m.
Đối với treo sau: Cs = 38000 N/m.
3.2. Kiểm nghiệm bền cho nhíp của hệ thống treo
Ta đã biết các kích thước của nhíp: chiều dài, chiều rộng, chiều dày cũng như các thông số độ võng tĩnh và độ võng động của nhíp
l- Chiều dài lá nhíp
b- Chiều rộng lá nhíp
z- Số lượng lá nhíp trong bộ
h- Chiều dày lá nhíp
Pt- Tải trọng tĩnh tác dụng lên nhíp. Được xác định từ sơ đồ treo. Đối với xe UAZ-3303 thì Pt = Gk, Gk là trọng lượng phân bố lên bánh xe khi ôtô chất đầy tải.
ft- Độ võng tĩnh của nhíp
fs- Độ võng động của nhíp
3.2.1. Đối với nhíp trước
Mặt khác:
lt = 110 cm
bt= 5,5 cm
zt = 13 lá
ht = 0,7cm
Thay số vào ta được ứng suất của bộ nhíp trước: et = 3937,2 KG/cm2
3.2.2. Đối với nhíp sau
Do đó ta có Pt2 = 576(KG)
Mặt khác:
Ls = 125 cm
bs = 5,5 cm
zs =13 lá
hs = 0,8 cm
Thay số vào ta được ứng suất của bộ nhíp sau: es = 5192,3KG/cm2
Nhíp xe UAZ-3303 được làm từ thép 50C2 có [d] = 9000 kG/cm
Như vậy σ t<[σ] và σ s <[σ] nên thoả mãn đủ bền.
Chương 4
KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG TREO Ô TÔ QUÂN SỰ
4.1. Một số chú ý trong sử dụng hệ thống treo
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo); giá lắp bộ phận đàn hồi, giảm chấn với khung xe hoặc vỏ xe và sự cố định chúng. Để đảm bảo khả năng làm việc bình thường của hệ thống treo, đối với xe sử dụng thường xuyên cần định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian chuyển sang vụ đông, tiến hành bôi trơn các lá nhíp để chống mòn.
Căn cứ vào thời hạn tiến hành và khối lượng công việc, kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật của xe gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra xe trước, trong và sau khi sử dụng;
- Bảo dưỡng rà trơn;
- Bảo dưỡng thường xuyên;
- Bảo dưỡng định kỳ;
- Bảo dưỡng đặc biệt.
4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo
4.2.1. Bảo dưỡng rà trơn
Bảo dưỡng rà trơn nhằm san phẳng những mấp mô bề mặt chi tiết sau khi chế tạo gia công để có chế độ làm việc ổn định sau này, kéo dài tuổi thọ làm việc của chi tiết, cụm, cơ cấu.
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ cấp 1
Sau khi xe chạy được 1000 ¸ 2000 km, ta tiến hành bảo dưỡng cấp 1 cho xe nói chung và hệ thống treo nói riêng. Các nội dung công việc cần làm khi tiến hành bảo dưỡng cấp 1 đối với hệ thống treo:
- Hoàn thành các nội dung bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm;
- Kiểm tra sự cố định và trạng thái của các giảm chấn thuỷ lực;
4.2.5. Bão dưỡng đặc biệt
Bảo dưỡng kỹ thuật đặc biệt là việc tiến hành bảo dưỡng các xe hoạt động theo mùa hoặc đối với những xe hoạt động ở những vùng đầm lầy ven biển, hải đâỏ, đồi núi, nhiều cát bụi, hoặc sau khi đi trên địa hình đặc biệt, lội ngầm.
4.4. Yêu cầu kỹ thuật sau bão dưỡng, sữa chữa hệ thống treo
Nhíp lá , lò xo không có những vết rạn nứt, đầu đinh tán không được nhô khỏi lá nhíp, đuôi nhíp phải tiếp xúc với nhau. Bề mặt các lá nhíp phải được bôi trơn bằng mỡ chì. Số lượng lá nhíp và loại nhíp phải đủ, đúng theo kết cấu của từng loại ô tô quân sự. Độ võng bó nhíp theo tiêu chuẩn quốc gia cho từng loại ô tô cụ thể.
Trục cân bằng không được cong vênh, rạn, nứt, không vướng vào trục các đăng. Moay ơ không rơ, trượt ngang, không rạn, nứt, đầu trục không được tuôn răng. Mức dầu trong trục phải đúng đủ theo yêu cầu và không có hiện tượng rò dầu bôi trơn từ bất cứ vị trí nào trên trục cân bằng.
Thanh dẫn hướng, thanh cân bằng phải đủ số lượng, không cong vênh, rạn nứt xoắn, gãy.
KẾT LUẬN
Khai thác các trang bị trên ô tô quân sự là một việc làm hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của nó cũng như đảm bảo tuổi thọ và trạng thái hoạt động của trang bị trong mọi điều kiện sử dụng. Hệ thống treo trên xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ êm dịu và an toàn chuyển động, độ bền chi tiết cấu thành các bộ phận trên ô tô, sự an toàn cho người, hàng hoá chuyên chở, cũng như sự ổn định quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt khi ô tô ở vận tốc cao... Chính vì thế mà việc chúng ta biết khai thác và sử dụng nó luôn là một vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ thực tế cũng như yêu cầu đối với những người làm công tác kỹ thuật, mỗi cán bộ ngành kỹ thuật phải không ngừng học hỏi, đi sâu tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo để tìm ra một cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các trang bị trên xe. Đó là một công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu kết hợp với việc thu thập các số liệu cụ thể về hệ thống treo trên xe ô tô quân, nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy : ThS.................. và các thầy trong khoa ô tô, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp được giao là: ''Khai thác, sử dụng hệ thống treo trên ô tô Quân sự'' đáp ứng các yêu cầu đặt ra và đã thực hiện được các nội dung sau: Tổng quan về các hệ thống treo trên ô tô, phân tích kết cấu hệ thống treo ô tô Quân sự, kiểm nghiệm nhíp xe UAZ 3303 và khai thác, sử dụng hệ thống treo ô tô Quân sự.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp không tránh được sai sót mong được sự đóng góp ý kiến phê bình của các thầy giáo và các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS.................., cùng các thầy trong khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu ô tô URAL 4320-10, 4320-31.
2. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên,“Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo”, NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985
3. Vũ Đức Lập. Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô. Học viện KTQS - 2004.
4. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi. Cấu tạo ô tô quân sự, lý thuyết ô tô quân sự Học viện KTQS - 1995.
5. Trần Khắc Thiêm. Khai thác xe quân sự. Học viện KTQS - 1978.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"