MỤC LỤC
MỤC LỤC....1
LỜI NÓI ĐẦU.. 2
Chương I. TỔNG QUAN.. 3
1.1. Giới thiệu chung về ô tô Camry. 3
1.2. Các thông số kỹ thuật. 5
1.3. Đặc điểm các hệ thống tổng thành. 6
1.4. Thiết bị chẩn đoán Intelligent Tester II 13
Chương II. MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ ĐƯỢC TRANG BỊ TRÊN XE. 15
2.1. Một số khái niệm cơ bản. 15
2.2. Khoá cửa và khởi động thông minh (Smart Key). 19
2.3. Hệ thống đèn pha cân bằng tự động (AFS) (Adaptive Front – Lighting System). 26
2.4. Hệ thống điều khiển phối khí thông minh VVT-i kép. 29
2.5. Hệ thống điều khiển động cơ. 36
Chương III. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÁY CHẨN ĐOÁN INTELLIGENT TESTER II 40
3.1. Các bộ phận chính và các chức năng cơ bản. 40
3.2. Hướng dẫn sử dụng. 50
3.3. Bảo quản máy. 77
3.4. Sử dụng máy để chẩn đoán một số hệ thống điển hình. 77
KẾT LUẬN.. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 85
LỜI NÓI ĐẦU
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián của công nghệ thông tin. Nghành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, công nghệ ô tô thế giới đã và đang phát triển theo hướng áp dụng các thành tựu công nghệ hiện đại trên ô tô. Hiện tại công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển trên lĩnh vực lắp giáp, một trong những chiếc xe hiện đại nhất được lắp giáp tại Việt Nam là xe Toyota Camry 3.5Q 2007.
Việc khai thác và sử dụng phương tiện vận tải nói chung và ô tô nói riêng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các trạm bảo hành, sửa chữa còn thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại. Vì vậy cần phải triệt để khai thác các tính năng của các trang thiết bị hiện có. Máy chẩn đoán Intelligent Tester II là một thiết bị điện tử hiện đại nhất mà tập đoàn Toyota cung cấp cho Việt Nam để phục vụ cho việc sửa chữa và bảo hành các dòng xe Toyota đời mới. Việc sử dụng và vận hành máy này là rất quan trọng, vì vậy cần phải nắm bắt rõ các chức năng của máy và cách thức sử dụng nó. Do đó em đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : PGS. TS. …………… cùng các thầy trong bộ môn cơ khí ô tô trường Đại Học Giao Thông Vận Tải và công ty Cổ Phần Toyota Mỹ Đình đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài này!
Đây là một nội dung mới và khó, với quy mô của một đề tài tốt nghiệp em không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong sự tham gia góp ý xây dựng của các thầy
trong bộ môn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20….
Sinh viên thực hiện
………………
Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về ô tô Camry
- Số chỗ ngồi: 4 chỗ
- Kiểu thân xe: E: 4 cửa, Sedan
- Kiểu truyền động: T: Hộp số tự động 6 số sàn
- Phân hạng xe: D, N, E, G, S, V.
- Đặc tính động cơ: K: Động cơ xăng với trục cam kép.
1.2. Các thông số kỹ thuật.
Thông số kỹ thuật Camry 3.5Q.như bảng 1.1.
1.3. Đặc điểm các hệ thống tổng thành.
1.3.1. Động cơ.
* Kiểu loại 2GR-FE. Động cơ đặt nằm ngang, đặt ở phía trước.
- 6 xy lanh, bố trí chữ V (góc nghiêng 600), trục cam kép đặt trên (DOHC), hệ
thống phối khí thông minh (VVT-i) kép, dung tích xy lanh 3456 cm3, 24 xupáp.
- Đường kính xylanh x Hành trình: 94 x 83 (mm).
- Tỷ số nén: 10,8.
- Công suất phát cực đại: 200 kW (6200 v/p).
- Mô men xoắn cực đại: 336 N.m (4700 v/p)
1.3.3. Hệ thống phanh.
- Phanh đĩa:
Trước: Đĩa thông gió 16 inch.
Sau: Đĩa đặc 15 inch.
- Dẫn động thuỷ lực, trợ lực chân không.
- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS).
- Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA).
- Hỗ trợ hệ thống ổn định xe (VSC).
1.3.4. Hệ thống lái.
- Hệ thống lái loại bánh răng thanh răng.
- Trợ lực thuỷ lực.
- Điều chỉnh điện.
1.3.5. Hệ thống treo.
Hệ thống treo độc lập.
- Cầu trước: Hệ thanh giằng MacPherson.
- Cầu sau: Đòn kép với thanh xoắn (4 điểm).
1.3.6. Khung vỏ.
- Khung vỏ đồng thời chịu lực.
1.3.7. Nội thất.
- Ghế bọc da, nội thất ốp gỗ.
- Ghế trước điều chỉnh điện 8 hướng và biên dạng trượt 260 cm.
- Băng ghế sau ngả lưng điều chỉnh điện.
1.3.8. Hệ thống điều hoà.
* Đặc điểm kỹ thuật mới của hệ thống điều hoà:
- Giàn ngưng có phần làm mát phụ loại MF – IV (đa dòng chảy).
- Máy nén loại dung tích thay đổi tuyến tính Puly DL.
- Bảng điều khiển AC tự động: Điều khiển mạng nơron, điều khiển nhiệt độ độc lập.
+ Bộ tạo ion Plasmacluster :
Bộ tạo ion Plasmacluster lắp bên trong ống dẫn khí để cải thiện chất lượng không khí và sự tiện nghi trong Cabin.
Điều khiển bởi ECU AC và hoạt động kết hợp với môtơ quạt gió.
1.3.9. Hệ thống điện thân xe.
1.3.9.1. Bộ phân phối nguồn.
Bộ phân phối nguồn có chức năng điều khiển các thiết bị như hộp rơle, hệ thống chiếu sáng và còi.
Rơle cơ khí: Rơle còi, rơle A/F, rơle còi báo động, rơle EFI, rơle mở mạch.
Rơle bán dẫn: Rơle đèn pha – chế độ pha, rơle đèn pha.
1.3.9.2. Khoá cửa và khởi động thông minh (Smart Key).
Khái niệm về SMKY: Một khái niệm hoàn toàn mới về điều khiển xe ôtô.
- Khoá cửa điều khiển từ xa.
- Khoá điện và khoá vôlăng.
- Khởi động.
1.3.9.4. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe.
Điều kiện hoạt động: Tốc độ xe nhỏ hơn 10 km/h, vị trí cần số ở vị trí R.
Hệ thống bao gồm 6 cảm biến siêu âm: 2 cảm biến siêu âm cho góc trước, 2 cảm biến siêu âm cho góc sau, 2 cảm biến siêu âm phía sau.
- Cảm biến siêu âm: Cảm biến siêu âm có chức năng tính toán để số hoá tín hiệu
truyền đến ECU báo khoảng cách.
- Cảm biến có 2 phần:
+ Phần cảm biến: Phát và thu sóng siêu âm, khuyếch đại.
+ Phần mạch: tính toán khoảng cách và truyền đến ECU.
1.4. Thiết bị chẩn đoán Intelligent Tester II
Vì các hệ thống điều khiển xe được phát triển từ loại điều khiển cơ khí sang điều khiển điện tử, vì thế càng ngày càng trở nên khó khăn hơn cho kỹ thuật viên để đánh giá chính xác hư hỏng trong quá khứ khi khắc phục hư hỏng. Do đó, hệ thống chẩn đoán trên xe (OBD) đã xuất hiện và tồn tại. Với sự tiến bộ của công nghệ, số lượng lớn các hệ thống bắt đầu được vận hành dưới rất nhiều ECU, vì thế bắt buộc phải có một hệ thống ODB mới, nó bao gồm hệ thống OBD mà hệ thống này tuân theo luật lệ áp dụng của khu vực xe đang hoạt động.
Hệ thống MOBD giúp cho máy chẩn đoán thông tin trực tiếp với ECU khi nối máy chẩn đoán với giắc DLC3 trên xe, để đọc DTC và dữ liệu.
* Nguyên lý của chẩn đoán trên xe (OBD).
Hệ thống OBD là một chức năng tự chẩn đoán của xe được cung cấp bởi ECU. Dựa vào các tín hiệu nhận được từ cảm biến mà phát hiện ra tình trạng của xe, ECU truyền các tín hiệu đến các bộ phận chấp hành một cách tối ưu cho tình trạng hiện tại. ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến ở dạng điện áp. Sau đó ECU có thể xác định các tình trạng của hệ thống bằng cách phát hiện những thay đổi điện áp của tín hiệu, đã được phát ra từ các cảm biến.
Chương II. MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ ĐƯỢCTRANG BỊ TRÊN XE
2.1. Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1. Hệ thống thông tin phức hợp MPX (Multiplex Communication System).
Trong những năm gần đây,sự đột phá của công nghệ ECU và cảm biến đã gắn kết nhiều thông tin hiện đại vào trong hoạt động của xe. Tuy nhiên sự gia tăng trọng lượng xe, do các thiết bị điện tử, đã trở thành một gánh nặng (tổng số khối lượng dây điện 50 kg, thiếu chỗ bố trí dây điện, tổng chiều dài dây điện 2 km). Để đối phó với điều này, mỗi nhà sản xuất ôtô đã chủ động phát triển MPX. Mỗi ECU điều khiển từng hệ thống mà đã được kết nối với nhau tạo nên hệ thống MPX.
Điểm nút: Khái niệm này có nghĩa ban đầu là “giao điểm” và để cho biết một cấu trúc lôgíc của mạng. Một mạng máy tính bao gồm nhiều cổng và thiết bị. “Điểm nút” sẽ số hoá các bộ phận này và quyết định cấu trúc hay chức năng. Trong mạng thông tin đa chiều, “nút” có nghĩa là ECU.
Đặc điểm chính của MPX:
- Mạch kết nối khép kín. Trong hệ thống BEAN, đường truyền tín hiệu không ở dạng đường truyền thông thường mà ở dạng vòng tròn. Kết quả là, độ tin cậy ngăn ngừa mất tín hiệu đường truyền bị đứt được tăng lên (Đường truyền thông thường: Nếu dây bị đứt, liên lạc giữa các ECU sau điểm đứt sẽ bị mất).
- Chế độ “Nghỉ” và “Sắn sàng”: Khi sử dụng xe, MPX ở trong trạng thái “Sẵn sàng”, tuy nhiên khi hệ thống nhận thấy rằng lái xe đã rời khỏi xe, nó sẽ dừng việc liên lạc giữa mọi điểm nút (ECU) để tránh dòng điện rò. Trạng thái này được gọi là “trạng thái nghỉ”. Lúc này, tất cả ECU ở trong chế độ tiết kiệm năng lượng ngoại trừ chức năng “Phát hiện trạng thái sẵn sàng”.
2.1.2. Các phương pháp được sử dụng để truyền tín hiệu.
- BEAN: Tốc độ truyền 10 kbps, hệ thống này được dùng cho hệ thống MPX trong các hệ thống điều khiển của xe.
- Truyền một chiều: Tốc độ truyền 1000 bps, thực hiện truyền tín hiệu giữa công tắc chính cửa sổ điện và ECU thân xe. Đây chỉ là việc giao tiếp một chiều đến ECU định trước do hệ thống truyền tín hiệu một chiều.
- AVC-LAN (Audio Visual Communication – Local Area Network) truyền tín hiệu cho hệ thống nghe nhìn – mạng cục bộ: Tốc độ truyền 17 kbps, hệ thống này được sử dụng để truyền tín hiệu cho hệ thống âm thanh, hệ thống dẫn đường v.v.
2.1.4. Chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp LIN (Local Interconnect Network).
LIN là một chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp mới với chi phí thấp nhằm sử dụng cho những hệ thống điện nằm rải rác, những nơi mà không cần phải có CAN.
- Kiểu kết nối: Bao gồm ECU chủ, được nối với CAN và một vài ECU phụ. ECU chủ có một chức năng cổng kết nối và nhận những thông tin khác nhau từ CAN.
- Trình tự truyền dữ liệu: Từng ECU phụ luôn gửi một tín hiệu đến ECU chủ theo một lịch trình không có truyền theo thứ tự.
2.2. Khoá cửa và khởi động thông minh (Smart Key).
* Khái niệm về SMKY:
- Khoá cửa và khởi động thông minh ( SMKY) là một khái niệm hoàn toàn mới về điều khiển xe ôtô.
+ Khoá cửa điều khiển từ xa.
+ Khoá điện và khoá vôlăng.
+ Khởi động.
+ Chống trộm.
* Các chức năng cơ bản:
- Khoá và mở khoá cửa.
- Đề nổ và các chế độ của khoá điện.
- Mở khoá khoang hành lý
* Huỷ tính năng thông minh của chìa khoá: Thao tác huỷ chìa khoá thông minh sẽ vô hiệu hoá các chức năng sau đây:
- Khoá điện thông minh.
- Khoá/Mở khoá thông minh.
- Mở khoang hành lý thông minh.
2.4. Hệ thống điều khiển phối khí thông minh VVT-i kép.
- Hệ thống VVT-i thay đổi góc phối khí của trục cam tối ưu theo các chế độ hoạt động của động cơ nhằm nâng cao mômen xoắn, tính kinh tế nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm.
- Hoạt động của VVT-i: ECU động cơ tính toán thời điểm phối khí tối ưu dựa trên tín hiệu từ các cảm biến, sau đó so sánh với thời điểm phối khí thực tế (từ tín hiệu cảm biến VVT) và các điều khiển van dầu để đạt đến vị trí cần chỉnh
- ECU động cơ điều khiển OCV (van điều khiển dầu) để tạo ra thời điểm đóng mở xupáp thích hợp, và áp suất dầu được điều khiển bằng OCV được cấp đến bộ điều khiển VVT, bộ điều khiển này sẽ thay đổi vị trí tương đối giữa trục cam và trục khuỷu.
2.5. Hệ thống điều khiển động cơ.
* Hệ thông điều khiển động cơ bao gồm các bộ phận sau:
+ Tín hiệu đầu vào:
- Cảm biến lưu lượng khí nạp (VG).
- Cảm biến nhiệt độ khí nạp (THA).
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (THW).
- Cảm biến trục khuỷu (NE).
- Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga (VPA/VPA2).
- Cảm biến vị trí bướm ga (VTA1/VTA2).
+ Cơ cấu chấp hành:
- EFI: Vòi phun số 1 đến vòi phun số 6.
- ESA: Các cuộn đánh lửa và IC đánh lửa.
- ETCS-i Mô tơ điều khiển bướm ga.
- VVT-i: Van điều khiển dầu trên các trục cam (nạp, xả, trái, phải).
Chương III. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÁY CHẨN ĐOÁN INTELLIGENT TESTER II
3.1. Các bộ phận chính và các chức năng cơ bản.
3.1.1. Các bộ phận chính.
Máy chẩn đoán Intelligent Tester II có một bộ thiết bị chuẩn và một bộ thiết bị sử dụng cho việc đo sóng. Ngoài ra còn có thêm một bộ thiết bị bổ sung.
3.1.2. Các chức năng cơ bản.
3.1.2.1. Chức năng xem lại các thông tin đã ghi.
- Máy chẩn đoán Intelligent Tester II không chỉ có chức năng chẩn đoán các hư hỏng hiện tại mà còn cho phép xem lại các thông tin đã lưu lại sau đó.
- Chức năng xem lại các thông tin đã ghi không cần thiết phải nối máy chẩn đoán với xe.
- Màn hình onboard/offboard sẽ hiện ra sau màn hình khởi động khi máy chẩn đoán được bật.
3.1.2.2. Các chức năng đo lường.
* Chức năng đo điện áp.
Có thể nối đầu đo điện áp với máy chẩn đoán để thực hiện chức năng đo điện áp.
+ Từ trình đơn chính trong màn hình chọn hệ thống, nhấn [Utility].
Màn hình lựa chọn tính năng xuất hiện.
+ Trong màn hình lựa chọn tính năng, nhấn [Voltage Meter].
Màn hình đo điện áp xuất hiện và điện áp đo được sẽ hiển thị trên màn hình.
- Hiển thị dạng sóng.
Các điều chỉnh sau có thể tiến hành trong màn hình hiển thị dạng sóng.
+ Có thể thay đổi phạm vi điện áp (giá trị trục tung) và thời gian (giá trị trục hoành).
+ Dạng sóng hiển thị có thể tạm dừng và tiếp tục.
* Chức năng: Lưu/Xem lại/Xóa hình trên màn hình.
+ Screen Image Save (Lưu lại hình ảnh hiển thị trên màn hình).
1. Nhấn [Menu] trong màn hình đo điện áp hoặc màn hình hiện dạng sóng.
Màn hình File Menu xuất hiện.
2. Nhấn trong màn hình File Menu.
Màn hình Save Screen xuất hiện.
3. Tên của tập tin cần ghi sẽ xuất hiện trong màn hình Save Screen.
Nếu đồng ý với tên do máy tự đặt, nhấn [Save].
3.1.2.3. Bảng chọn ghi nhanh (Triger Menu).
* Các cài đặt chi tiết được thực hiện qua các thông số sau:
+ Cài đặt kênh kích hoạt ghi.
+ Cài đặt kiểu kích hoạt ghi.
+ Cài đặt cấp độ kích hoạt ghi.
+ Cài đặt kích hoạt ghi thay đổi.
* Cài đặt kiểu kích hoạt ghi.
Nút được lựa chọn sẽ chuyển sang màu xanh.
Ý nghĩa của các kiểu kích hoạt ghi như sau:
+ Auto (Kiểu tự động)
Hiện dạng sóng ở chế độ tự động, không phụ thuộc vào cài đặt kích hoạt.
+ Norm (Kiểu thường)
Dạng sóng chỉ hiện khi thỏa mãn các điều kiện kích hoạt. (Dạng sóng tự thay đổi mỗi lần kích hoạt).
+ Single (Kiểu đơn)
Dạng sóng được giữ khi điều kiện kích hoạt được thỏa mãn lần đầu (màn hình sẽ giữ nguyên).
3.2. Hướng dẫn sử dụng.
3.2.1. Hướng dẫn sử dụng các bộ phận của máy.
3.2.1.1. Cách dùng quai cầm máy.
Lách bàn tay vào giữa quai cầm và thân máy chẩn đoán. Độ dài của quai cầm có thể điều chỉnh được bằng khóa hãm. Nếu quai cầm quá lỏng, hãy điều chỉnh độ dài quai sao cho máy chẩn đoán đủ ôm chặt vào tay.
3.2.1.2. Cách dùng chân đỡ máy.
Chân máy có thể kéo ra được như trong hình vẽ sau.
Để đưa chân máy về vị trí cũ, kéo hai phía chân đỡ máy ra phía ngoài lẫy giữ và đẩy chân máy về chỗ cũ.
3.2.1.3. Nạp điện cho máy.
Máy chẩn đoán có pin bên trong có thể nạp điện được (pin Li-ion). Pin này chưa được nạp điện khi xuất xưởng, vì vậy cần phải nạp điện cho pin trước khi đưa máy vào sử dụng.
3.2.1.4. Kết nối.
* Kết nối với xe.
Sử dụng cáp dữ liệu để kết nối giữa máy chẩn đoán và xe.
Tìm vị trí của giắc nối chẩn đoán trên xe (DLC 3) trong tài liệu hướng dẫn sửa chữa của xe.
* Cảnh báo:
+ Khi nối cáp dữ liệu với máy chẩn đoán và giắc chẩn đoán trên xe (DLC 3), hãy cắm thẳng đầu cáp vào giắc nối.
Cắm nghiêng có thể làm hỏng các chân của giắc nối.
3.2.1.6. Lắp băng đo hiện sóng.
Nếu đặt mua thêm băng đo có chức năng hiện sóng, cần phải thay băng đo chuẩn bằng băng đo hiện sóng.
Tháo năm vít giữ băng đo chuẩn và nhấc băng đo ra ngoài.
Lắp băng đo hiện sóng và lắp lại năm vít giữ với lực xiết phù hợp.
3.2.1.7. Lắp đầu đo sóng.
Có hai kiểu đầu đo, đầu đo kiểm tra điện áp và đầu đo sóng.
Các mũi đo đều được lắp với đầu đo sóng bằng ren bất kể là mũi đo dạng kẹp IC, dạng kẹp hoặc dạng kim.
3.2.1.8. Lắp đầu đo thử điện áp.
* Cảnh báo:
+ Khi nối đầu đo điện áp với máy chẩn đoán, hãy cắm thẳng đầu cáp vào giắc nối.
Cắm nghiêng có thể làm hỏng các chân của giắc nối.
3.2.2 Hướng dẫn sử dụng các chức năng của máy.
1. Bật máy và tắt máy.
- Bật máy:
1. Nối máy chẩn đoán với giắc nối chẩn đoán trên xe (DLC3) bằng cáp nối.
2. Bật khóa điện nấc ON.
* Cảnh báo:
+ Nếu máy chẩn đoán bị tắt trong quá trình thử kích hoạt, các van điều khiển có thể không hồi về đúng vị trí. Luôn tắt chức năng thử kích hoạt trước khi tắt máy chẩn đoán.
- Tắt máy:
1. Tắt khóa điện.
2. Tắt công tắc nguồn trên máy chẩn đoán.
3. Ngắt cáp nối khỏi đầu giắc chẩn đoán (DLC3) trên xe.
4. Rút cáp nối khỏi máy chẩn đoán.
3.3. Bảo quản máy.
Hãy lưu ý các điểm sau khi sử dụng máy chẩn đoán IT II và các thiết bị kèm theo.
+ Không để máy chẩn đoán hoặc các thiết bị khác ở dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu.
+ Trong khu vực có độ ẩm cao, đèn nền hình có thể kém đi làm giảm độ sáng. Hãy sử dụng và cất giữ ở nơi có độ ẩm thấp.
+ Trong khu vực nhiệt độ cao, độ tương phản của màn hình có thể giảm. Điều này là bình thường do đặc điểm của màn hình tinh thể lỏng. Hãy tăng độ tương phản của màn hình để bù lại. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, màn hình có thể đáp ứng chậm hơn.
3.4. Sử dụng máy để chẩn đoán một số hệ thống điển hình.
3.4.1. Quy trình chẩn đoán bằng máy chẩn đoán Intelligent Tester II.
1. Giao nhận xe.
2. Lắng nghe ý kiến của khách hàng – phân tích triệu chứng.
3. Kiểm tra trên xe để khẳng định lại (bằng giác quan-chạy thử).
4. Sau khi đã khẳng định về khu vực hư hỏng, tiến hành sử dụng máy chẩn đoán để chỉ ra vị trí hư hỏng chính xác.
5. Kết nối máy chẩn đoán với xe (xem hướng dẫn sử dụng máy).
6. Bật khoá điện trên xe (ON), khởi động máy chẩn đoán.
3.4.2. Chẩn đoán hệ thống phối khí thông minh (VVT-i).
Sau khi đã thực hiện các bước từ 1 đến 6 theo quy trình chẩn đoán, tiến hành tiếp sang bước 7.
Chọn kiểu xe: GSV40.
Chọn hệ thống: VVT-i.
1. Kiểm tra thời điểm phối khí.
+ Nếu có trục trặc thì điều chỉnh.
+ Nếu không thì chuyển bước tiếp theo.
2. Thực hiện phép thử kích hoạt OCV.
+ Hâm nóng động cơ.
+ Chọn chế độ thử kích hoạt (Active Test) VVT trên máy chẩn đoán.
+ Kiểm tra tốc độ động cơ khi OCV được kích hoạt bằng máy chẩn đoán.
Tốc độ động cơ:
5. Kiểm tra cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam.
Nếu có lỗi thì thay thế cụm van điều khiển.
6. Kiểm tra van điều khiển dầu và lỗ dầu.
Nếu có lỗi thì sửa hay thay thế.
7. Thực hiện phép thử mô phỏng (kiểm tra DTC).
+ Xoá DTC.
+ Thực hiện lái thử xe.
+ Kiểm tra xem DTC P1349/59 có phát ra không.
** Kết quả:
P1349/59 phát ra: Kiểm tra và thay thế ECU động cơ.
P1349/59 không phát ra: Hệ thống VVT tốt.
3.4.3.Chẩn đoán hệ thống điện thân xe.
Sau khi đã thực hiện các bước từ 1 đến 6 theo quy trình chẩn đoán, tiến hành tiếp sang bước 7.
Chọn kiểu xe: GSV40.
Chọn hệ thống: Hệ thống điện thân xe.
KẾT LUẬN
Từ những kiến thức cơ bản được đào tạo trong nhà trường, kết hợp với việc tự nghiên cứu tài liệu và tham gia thực tập trực tiếp trên máy cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : PGS. TS…………….., em đã hoàn thành đồ án và đạt được những kết quả thực tiễn: Việc sử dụng và vận hành máy chẩn đoán Intellegent Tester II đã trở thành đơn giản và thành thạo, nắm bắt và hiểu sâu sắc hơn về các trang thiết bị trên ô tô đời mới v.v...
Để tiếp tục cho hướng đề tài này cần phải tìm đọc và nghiên cứu sâu hơn về các trang thiết bị điện tử trên ô tô hiện đại. Bên cạnh đó phải tăng cường tham gia vận hành trực tiếp trên máy để việc sử dụng máy trở nên thành thạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT. Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm sản xuất
[1]. Intelligent Tester II Toyota 2006
[2]. Giới thiệu xe Camry 2007 Toyota 2006
[3]. Hướng dẫn sử dụng xe Toyota 2006
[4]. Cẩm nang sửa chữa xe Toyota 2006
[5]. Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 Toyota 2005
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"