ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC Ô TÔ ĐIỆN BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG

Mã đồ án OTTN002020492
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng, bản vẽ kết cấu cầu chủ động, bản vẽ sơ đồ nối ba cầu, bản vẽ kết cấu mô tơ, bản vẽ kết cấu cầu xe); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, video xe sau sản xuất…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC Ô TÔ ĐIỆN BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.. iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. v

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.. 1

1. Tầm quan trọng của xe vận chuyển trong các nhà máy, công trường. 1

2. Một số loại xe vận chuyển trong nhà máy, công trường. 13. Lựa chọn phương án thiết kế  7

CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC   10

1. Xác định các thông số của động cơ điện: 10

1.1 Xác định công suất động cơ điện. 10

1.2. Xây dựng đồ thị đường đặc tính của động cơ điện. 13

2.  Tính chọn ắc quy. 15

2.1. Xác định các thông số cho bộ nguồn ắc quy. 15

2.2. Phương pháp đấu nối ắc quy. 16

2.3. Phương pháp nạp ắc quy. 17

3. Tính toán chọn cầu chủ động. 18

3.1. Truyền lực chính. 18

3.2. Vi sai giữa các bánh xe. 28

3.3. Bán trục và dầm cầu. 37

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ CHẾ TẠO XE BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG   43

1. Các dụng cụ cần thiết 43

1.1.1. Dụng cụ tháo lắp. 43

1.1.2. Dụng cụ cấu thành xe. 46

2. Các bước tiến hành. 51

3. Tính toán chi phí lắp. 55

CHƯƠNG IV: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA.. 56

1. Cách kiểm tra ắc quy. 56

2. Bộ truyền lực chính. 57

KẾT LUẬN.. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 59

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1. Tầm quan trọng của xe vận chuyển trong các nhà máy, công trường

 Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

2. Một số loại xe vận chuyển trong nhà máy, công trường

a. Một số loại xe được dùng để vận chuyển trong nhà máy

- Xe tải hạng nhẹ: Là những loại xe cỡ nhỏ hoặc vừa. Thông thường xe tải chở hàng loại này sẽ thuộc dạng bán tải, xe tải thùng kín, xe mui bạc, xe minivan, xe van lớn, xe SUV, xe luton van body (thùng chở hàng kéo dài lên cabin),...Xe chuyên dùng để phục vụ vận chuyển nhà làm taxi tải chở hàng hóa, thực phẩm, đồ may mặc, nội thất,...

- Xe tải hạng nặng

Xe chịu được tải trọng rất lớn. Tại những quốc gia có hệ thống hạ tầng gia thông tốt thì trọng tải tối đa có thể lên đến 40 tấn. Xe này chủ yếu dùng cho vận tải đường dài, xe có rơ móc để chở các container lớn ở cảng biển...

- Xe siêu trường siêu trọng/không giới hạn trọng tải

Là những chiếc xe có thể chở hàng hóa cực nặng. Có thể kể đến như Liebherr 282B, đầu kéo MAN 158 bánh, dàn xe phục vụ vận chuyển đoàn tàu Cát Linh, tải trọng xe lên đến hàng trăm tấn và cần nhiều loại giấy tờ trước khi lưu thông trên đường phố.

b) Một số loại xe tự chế dùng sức người để di chuyển

- Xe rùa: là loại xe chỉ có một bánh, chỉ sử dụng sức người để kéo hoặc đẩy. Được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy, công trường

- Xe kéo: Xe kéo là chỉ chung một phương tiện có 2 hoặc 3 bánh được kéo hoặc đẩy bằng sức người, xe cải tiến được phát triển từ xe bò xe trâu từ thời xưa. Chúng được sử dụng ngày nay trong rất nhiểu lĩnh vực trong cuộc sống.

c) Một số loại xe cải tiến dùng động cơ để di chuyển

- Xe ba bánh:  là dòng xe cải tiến dùng động cơ của xe máy để kéo. Từ xe máy được người thợ sửa chữa máy chế tạo thêm phần thùng xe đằng sau để chở hang hóa.

- Công nông đầu dọc: Xe công nông đầu dọc là dòng xe tự chế từ máy móc sản xuất nông nghiệp. Từ máy kéo được người thợ sửa chữa máy chế tạo thêm phần thùng xe. Máy móc của xe đầu dọc rất đơn giản. Phần động cơ dùng để biến nhiệt năng của nhiên liệu cháy trong buồng đốt tạo thành công năng cho phần truyền lực của máy kéo.

+) Ưu nhược điểm

- Ưu điểm: Có khả năng vận chuyển hàng hóa đến những nơi nhỏ hẹp, kết cấu đơn giản, giá thành của một chiếc xe không cao

- Nhược điểm của xe: Nhược điểm chung của dòng xe này là tiếng ồn lớn, độ xóc cao. Một số xe còn làm ô nhiễm môi trường do thải nhiên liệu không thể đột cháy hết trong quá trình di chuyển. Đa số chủ xe chỉ quan tâm đến công năng của xe, tiết kiệm chi phí nên thường để khu vực lái xe khá đơn giản. Không có mái che, hay kính chắn bụi

3. Lựa chọn phương án thiết kế

a. Mục đích chọn đề tài

+) Hoàn thiện những nhược điểm mà các xe vận chuyển trong nhà máy, công trường còn thiếu sót

+) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

+) Tăng năng suất lao động

b. Phương án thiết kế

+) Xe hoàn toàn dùng bằng động cơ điện, có thể di chuyển với tốc độ lớn nhất là 20km/h

+) Xe chịu được tải trọng 700kg, phân bố đều ở 2 thùng trước và sau

+) Có khả năng nâng thùng lên cao nhờ bộ cầu cắt kéo

c. Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

+) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

+) Tăng năng suất lao động

+) Làm việc không gây tiếng ồn

Nhược điểm:

+) Không có khả năng tự sạc bình

+) Thời gian sạc bình quá dài

+) Tính thẩm mĩ chưa cao

CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC

1. Xác định các thông số của động cơ điện:

1.1 Xác định công suất động cơ điện

Công suất cần thiết của động cơ điện có thể tạo ra lực kéo FM dùng để thắng lực cản lăn của mặt đường FL , lực cản lên dốc FD , lực cản gió FG  và lực quán tính khi tăng tốc FQ .

Điều kiện để ô tô có thể di chuyển được là: FM ≥ FL + FD + FG + FQ    (2-1)  

* Lực cản lăn được tính:  FL = f.G              (2-2)   

Theo phạm vi hoạt động thường xuyên của xe là nhà máy, công trường, hệ số cản lăn được tính cho đường đất cứng với f = 0,025 ÷ 0,035. Chọn f = 0,025;

G : là tổng trọng lượng sơ bộ của xe, ở đây G = 1400.10=14000(N)

Suy ra: FL =14000.0,025= 350 (N).

Lực cản lên dốc được tính:

FD = G.sinα                            (2-3)               

v = 20(km/h) = 5,56 (m/s);

Suy ra:  FG =0,4.1,344.5,562=16,6(N)      

* Lực quán tính:

 FQ = M.a                                            (2-5)                          

Trong đó:

M : là khối lượng toàn bộ, M = 1400 (kg);

a : là gia tốc của xe. Chọn gia tốc a = 1 (m/s2);

Suy ra:  FQ = 1400(N).

Từ những tính toán trên, thay các giá trị vừa tính ta được:

FM =350+1400+16,6+1400=3166,6 (N).

Tuy nhiên, để hạn chế công suất cho động cơ điện ta không cho phép xe hoạt động ở chế độ có cả 4 lực cản xảy ra cùng lúc. Chẳng hạn, khi xe lên dốc ta chỉ cho phép xe chạy đều và vận tốc nhỏ nên bỏ qua lực quán tính và lực cản gió, hoặc khi xe đang chạy ở tốc độ tối đa thì xem như không tồn tại lực cản lên dốc và lực quán tính. Như vậy, lực cần thiết của động cơ điện ở hai trường hợp này được tính lại là:

FMD = FL + FD =350+1400=1750(N)                                        (2-6)

FMG = FL + FG =350+16,6=366,6 (N).                                      (2-7)

Suy ra:

PM = 2038,3/ 0,95=2145,6 (W)                             (2-11)

Vậy ta chọn động cơ điện một chiều có công suất tại số vòng quay lớn nhất của nó lớn hơn 2,15 kW. Và momen yêu cầu phải đảm bảo khả năng vượt dốc lớn nhất của xe.

Hình dạng tổng thể:

+ Công suất: 2200W

+ Điện áp: 60V

+ Dòng điện định mức: 40A

+ Tốc độ không tải: 3800 vòng/ph

 + Cân nặng: 15kg

+ Có quạt làm mát

1.2. Xây dựng đồ thị đường đặc tính của động cơ điện

Dựa vào đồ thị đặc tính động cơ ta thấy: Tại số vòng quay n=1520v/p thì mô men xoắn của động cơ và công suất của động cơ cùng đạt giá trị lớn nhất.

(Memax=13,8Nm, Pmax= 2200W)

2. Tính chọn ắc quy

2.1. Xác định các thông số cho bộ nguồn ắc quy

Ắc quy được chọn để lắp đặt lên xe là ắc quy nước (hay ắc quy ướt)

+) Ưu điểm:

- Có dòng điện khỏe hơn ắc quy khô

- Giá thành rẻ hơn ắc quy khô do chế tạo đơn giản hơn

+) Nhược điểm:

- Tuổi thọ thấp hơn so với ắc quy khô

- Khi nạp có thể phát ra khí chảy hoặc khí có mùi khó chịu

Vì vậy ta tính được thời gian hoạt động của xe như sau:

t = Ah/ IM         (giờ)                (2-18)                        

Thời gian hoạt động tối thiểu của xe được tính cho trường hợp đầy tải:

t = 70 / 40 = 1,75 (giờ) = 105 (phút).     

2.2. Phương pháp đấu nối ắc quy

Do động cơ có điện áp 60V, dùng 5 ắc quy nên ta chọn phương pháp mắc nối tiếp ắc quy.

Suy ra:

U= 60V

A= 70Ah

2.3. Phương pháp nạp ắc quy

Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chọn dòng điện nạp thích hợp với mỗi loại ắc quy, đảm bảo cho ắc quy được nạp no. Đây là phương pháp sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng sửa chữa để nạp điện cho các ắc quy mới hoặc nạp sửa chữa cho các ắc quy bị sunfat hoá. Với phương pháp này, các ắc quy được mắc nối tiếp nhau và thỏa mãn điều kiện: Un ≥ 2,7 Naq.

Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi yêu cầu các ắc quy được mắc song song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng (2,3 ÷2,5)V cho một ngăn ắc quy đơn. Đây là phương pháp nạp điện cho ắc quy lắp trên ôtô. Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi có thời gian nạp ngắn, dòng điện nạp tự động giảm theo thời gian.

Tuy nhiên dùng phương pháp này ắc quy không được nạp no, vậy nạp với điện áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ xung cho ắc quy trong quá trình sử dụng. Để đánh giá khả năng cung cấp điện của ắc quy người ta dùng vôn kế phụ tải hoặc đánh giá gián tiếp thông qua nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy.

+ Phương pháp nạp kết hợp cả dòng điện và điện áp

Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên. Nó tận dụng được những ưu điểm của mỗi phương pháp. Đối với yêu cầu của đề tài là nạp ắc qui tự động tức là trong quá trình nạp mọi quá trình biến đổi và chuyển hoá được tự động diễn ra theo một trình tự đã đặt sẵn thì ta chọn phương pháp nạp ắc quy là phương pháp dòng áp.

* Ắc quy axit: dòng nạp In= 0,1 C10

Nạp boost với dòng điện nạp In= 0,2 C10

* Ắc quy kiềm dòng nạp In= 0,2 C10

Nạp boost In = 0,5 C10

=> Các phương pháp sạc này được tích hợp trong các bộ nguồn thông minh hiện nay, đảm bảo việc sạc cho ắc quy đạt hiệu quả tối ưu nhất.

3. Tính toán chọn cầu chủ động

Cầu chủ động ô tô gồm 3 bộ phận chính: Truyền lực chính, vi sai và các bán trục. Truyền lực chính về bản chất là hộp giảm tốc, nó góp phần tạo tỉ số truyền chung cho hệ thống truyền lực. Vi sai trong cầu chủ động có chức năng phân phối mô men cho các bánh xe và cho phép chúng quay với các vận tốc khác nhau ki ô tô quay vòng hoặc chuyển động trên đường xấu. Các bán trục có nhiệm vụ truyền mô men tới các bánh xe chủ động.

3.1. Truyền lực chính

3.1.1. Những yêu cầu cơ bản và phân loại

Truyền lực chính là cơ cấu biến đổi mô men trong hệ thống truyền lực. Truyền lực chính cần đáp ứng những yêu cầu sau

- Có tỷ số truyền hợp lý nhằm đảm bảo tính năng động lực học theo yêu cầu và tính kính tế nhiên liệu tốt nhất cho ô tô

- Có hiệu suất cao, làm việc êm dịu và ít ồn

- Đảm bảo khoảng sáng gầm xe đủ lớn

Truyền lực chính kép có thể được phân làm 2 loại:

 +) Truyền lực trung tâm: Thường gồm 2 cặp bánh răng được bố trí trong cùng một cụm nằm giữa các bánh xe chủ động

+) Truyền lực chính kép bố trí không tập trung với các hộp giảm tốc bên được bố trí trên đường dẫn động tới các bánh xe chủ động.

3.1.2. Thiết kế các kích thước của truyền lực chính

Ta có nM = 1428 (v/ph) và nbx được xác định theo công thức :

Momen xoắn trên động cơ:

3.1.3 Chọn vật liệu.

Theo bảng 6.1[2] ta chọn như­ sau:

Bánh nhỏ: Chọn vật liệu là thép C45 cũng tiến hành tôi cải thiện

Chọn độ cứng của bánh răng 1 là: HB1 = 245, =850 MPa, =580MPa

3.1.4. Xác định ứng suất tiếp xúc [ ] và ứng suất uốn[ ] cho phép

Giới hạn bền mỏi tiếp xúc của bánh răng nhỏ và bánh răng lớn:

s°H lim1 = 2.HB1 + 70 = 2.245+ 70 = 560(Mpa).              (2-21)

s°H lim2 = 2.HB2 + 70 = 2.230 + 70 = 530 (Mpa).            (2-22)

Do        NHE1>NHO1   Nên NHE1=NHO1 Suy ra : KHL1=1

             NHE2>NHO2   Nên NHE2=NHO2 Suy ra:  KHL2=1                                                    

Ứng suất quá tải cho phép, theo công thức (6.13[2]) và (6.14[2]), ta có

eH=2,8. =2,8.450=1260 (MPa).                                        (2-32)

 eF1=0,8.  = 0,8.580=464 (Mpa)                                        (2-33)

 eF2=0,8.  = 0,8.450=360 (Mpa)                                        (2-34)

* Thông số cơ bản của bộ truyền :

- Khoảng cách trục:                         aw  = 70 (mm)

- Môđun pháp bánh răng:   m =1,25(mm)

- Chiều rộng bánh răng:      bw = 22,4 (mm)

- Số răng bánh răng:             Z1 = 20 và Z2 = 91

-  Góc nghiêng của răng:     b  = 80

- Góc ăn khớp:                      at = atw = arctg(tga/cosb) = 20,180

- Đ­ường kính chia :

d1= m.Z1/cosb  = 2.20/cos(80) = 40,39  (mm).                                                    

d2= m.Z2/cosb =2.91/cos(8o) = 183,79  (mm).

3.2. Vi sai giữa các bánh xe

Vi sai giữa các bánh xe thường được lắp ngay trong truyền lực chính. Theo kết cấu có thể phân biệt các loai vi sai sau: vi sai bánh răng (côn, trụ), vi sai cam, vi sai trục vít và vi sai với các khớp một chiều.

Sơ đồ nguyên lý của vi sai đối xứng bánh răng côn được thể hiện trên hình:

Vi sai là một cơ cấu hành tinh bao gồm vỏ 4 đồng thời là cần dẫn, các bánh răng đầu bán trục 1 và 2 và các bánh răng hành tinh 3. Vi sai truyền mô men tới các bánh xe chủ động với điều kiện cho phép, các bánh xe chủ động có thể quay với các tốc độ khác nhau khi ôtô quay vòng hoặc đi trên đường gồ ghề.

a. Chọn vật liệu chế tạo bánh răng vi sai: Bánh răng trong chuyền lực chính được chế tạo bằng thép hợp kim có thành phần cacbon thấp hoặc trung bình như: 12XH3A, 15HM, 20XHM, 35XHMA,… 

b) Xác định các thông số cơ bản của báng răng vi sai:

1. Số lượng bánh răng hành tinh: q= 2

2. Tỉ số truyền vi sai:

3. Mô men trong vi sai: 13,8.4,5.0,9=55,89 (Nm)  (2-69)

7) Chọn góc ăn khớp ở tiết diện pháp tuyến:

8) Chiều rộng vành răng: b= L.(0,25 0,33)=40(mm)     (2-74)

9) Chọn góc xoắn: Răng thẳng nên B=0

10) Với bộ truyền bánh răng côn răng thẳng độ êm dịu, ăn khớp không phải chú ý nên hệ số chiều cao răng chọn =1

11) Hệ số khe hở hướng kính: 0,188

Suy ra khe hở hướng kính là: 2,44mm

12) Hệ số dịch chỉnh chiều cao ở tiết diện đầu răng:  được chọn theo bảng I-5[9] với =0

c. Kiểm tra độ bền của bánh răng:

-  Chọn chế độ tải trọng tính toán:

Mômen lớn nhất từ động cơ truyền đến bán trục

Mtt = 0,5. Memax. (1 + kσ). iHηt             (2-95)         

Mtt = 0,5×13,8(1 + 0,2).9 ×0,95 = 70,794 (Nm)

Lực dọc trục Q:

Qvs = Pvs.tgα.sinδ = 173×tg20o×sin26,6o = 28 (N)  (2-98)         

Lực hướng kính:

Rvs = Pvs.tgα = 173×tg20o = 62 (N)         (2-99)         

- TÝnh bÒn b¸nh răng theo ứng suất uốn, ứng suất tiÕp xóc:

Tính bÒn b¸nh răng vi sai theo ứng suất uốn:

Ta chọn vật liệu chế tạo các bánh răng côn trong bộ vi sai là thép 40XH đã được tôi có độ cứng 48HRC tương đương 460HB.

[ju] = 0,6[jch] = 0,6×1400 = 840 (MN/m2)      (2-100)         

Ứng suÊt uèn cña b¸nh r¨ng vi sai ®­îc tÝnh theo sù ph©n bè m«men vÒ mét bªn b¸n trôc cùc ®¹i lµ 0,6 cña m«men trªn vá vi sai vµ chia cho sè b¸nh r¨ng hµnh tinh q cã trong vi sai.

3.3. Bán trục và dầm cầu

 Mô men xoắn từ vi sai được truyền tới các bánh xe chủ độnng bằng các bán trục. Bán trục có kết cấu dạng liền hoặc dạng rời tùy theo kết cấu của cầu chủ động.

Trên hình 2.12 thể hiện 3 phương án bố trí bán trục dẫn động bánh xe chủ động. Ðầu trong của các bán trục ở các phương án này được lắp bằng then với các bánh răng trong bô vi sai. Sừ khác nhau giữa các phương án là ở cách bố trí gối đỡ đầu ngoài của bán trục.

Các bán trục giảm tải ½ được tính và kiểm tra bền theo 3 chế độ tải trọng đặc trưng:

- Chuyển động thẳng với lực dọc trục cực đại (bánh xe trượt dọc)

- Chuyển động quay vòng với lực ngang cực đại (bánh xe trượt ngang)

- Chuyển động trên đường xấu với lực thẳng đứng cực đại (bánh xe đi qua mấp mô)

Vật liệu dùng làm bán trục chịu được mô men uốn và xoắn lớn, liên tục trong thời gian dài. Vì vậy ta sử dụng thép C45 để chế tạo trục.

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ CHẾ TẠO XE BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG

1. Các dụng cụ cần thiết

1.1. Dụng cụ tháo lắp

1. Máy hàn que (Hàn TIG)

Máy hàn que hay còn được gọi là hàn hồ quang tay hoạt động dựa trên nguyên lý hàn hồ quang tay là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng các que hàn thường có vỏ bọc và không có khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác để hàn đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

* Ưu điểm:

Tính cơ động, hàn được mọi tư thế, mọi địa hình.

Dùng được cả dòng một chiều(DC) và xoay chiều(AC).

Không có khí trơ bảo vệ nên ít gây ngộ độc khi hít phải khí.

* Khuyết điểm:

Vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn chậm.

Bắn tóe kim loại ra xung quanh, và phải đánh xỉ.

Năng suất thấp do tốc độ chậm.

* Hộp dụng cụ tháo lắp:

Bộ dụng cụ cơ bản bao gồm: một bộ cờ lê, một bộ khẩu, mỏ lết, một bộ tua vít, một bộ kìm các loại, hộp hứng nhớt xả, dụng cụ đo áp suất lốp xe, súng xiết bu long, tay cân lực, bộ cờ lê lắc nhanh, tay T, tay cóc, thước kẹp, thước dây 5m,

1.1.2. Dụng cụ cấu thành xe

a. Các loại thép:

- Thép hộp vuông 50x1,8, 30x1,4

- Thép hộp chữ nhật 25x50x1,4, 50x100x1,4

- Thép chữ U

- Thép V

b. Bánh xe:

g. Các bộ phận khác:

- Hệ thống đèn chiếu sáng

- Hệ thống đèn cảnh báo

- Hệ thống dẫn động phanh

- Hệ thống dẫn động thủy lực

- Hệ thống dây điện

2. Các bước tiến hành

* Bước 1: Lắp mô tơ, nhíp vào cầu, phanh trống.

* Bước 3: Xiết bánh xe bằng súng hơi.

* Bước 4: Bắt IC điều chỉnh tốc độ lên xe

* Bước 6: Đấu nối dây điện

* Bước 7: Chạy thực nghiệm

3. Tính toán chi phí lắp

Tính toán chi phí như bảng 7.

CHƯƠNG IV: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

1. Cách kiểm tra ắc quy

a. Sử dụng vôn kế để kiểm tra ắc quy

 Khi ắc quy được nạp đầy, vôn-kế chỉ giá trị khoảng 12,6V. Nếu bạn đọc được chỉ số vôn-kế khoảng 12,4 V thì lượng điện trong ắc quy mới đạt được 75%. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên kiểm tra một lần nữa nhưng bất kể thế nào nếu đọc được chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc quy.

Điện áp ắc quy và tình trạng nạp:

12.68v . . . . . . . . . . 100%

12.45v . . . . . . . . . . 75%

12.24v . . . . . . . . . . 50%

12.06v . . . . . . . . . . 25%

11.89v . . . . . . . . . . 0%

b. Đồng hồ điện tử kiểm tra ắc quy

 Cách này không yêu cầu ắc quy phải nạp đầy để đảm bảo kết quả đo chính xác. Một số đồng hồ điện tử chuyên dụng đo mức độ dẫn điện của ắc quy để dự đoán tình trạng của ắc quy.

2. Bộ truyền lực chính

Một số hư hỏng của bộ truyền lực chính được thê rhieenj như bảng.

KẾT LUẬN

Sau thời gian gần 3 tháng, với sự nỗ lực và cố của bản thân, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: ThS.…………… và các bạn trong nhóm đồ án, em đã hoàn thành đề tài Thiết kế hệ thống động lực ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng.

Trong thời gian làm đồ án em đã làm được:

- Xác định công suất và chọn được động cơ điện

- Xây dựng được đường đặc tính của động cơ điện

- Tính toán chọn được ắc quy phù hợp

- Tính toán chọn cầu chủ động cho xe

- Hoàn thiện sản phẩm ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng

  Do trình độ và kinh nghiệm trong thực tế còn có hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Hình dạng xe còn chưa được đẹp. Giá thành mua vật liệu còn khá cao. Chúng em mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, sự góp ý quý báu của các bạn để chúng em có thể củng cố và hoàn thiện những kiến thức của mình.

  Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa cơ khí và đặc biệt là thầy: ThS.…………… đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học và thực hiện học phần đồ án tốt nghiệp để em có thể hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Nguyễn Hữa Cẩn - Dư Quốc Thịnh - Lý thuyết ô tô- máy kéo kéo - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2003.            

[2] . Trịnh Chất - Lê Văn Uyển - Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí (tập 1, 2) - NXB Giáo dục.                    

[3] . Trần Thiên Phúc - Thiết kế chi tiết máy công dụng chung - NXB Đại học Quốc Gia Tp. HCM - 2011.

[4] . Ninh Đức Tốn - Dung sai và Lắp ghép - NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] . GVC.ThS Nguyễn Văn Toàn - Giáo trình Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa Ô tô - Trường ĐH SPKT Tp. HCM.

[6] . Nguyễn Trọng Hoan - Thiết kế tính toán ô tô - NXB Giáo dục Việt Nam – 2019

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"