ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUỶ LỰC CHO CƠ CẤU NÂNG CỦA XE NÂNG HÀNG

Mã đồ án OTTN003023993
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung xe nâng, bản vẽ bố trí chung cơ cấu nâng, bản vẽ kết cấu xylanh nghiêng, bản vẽ kết cấu xylanh nâng, bản vẽ sơ đồ ổn định xe nâng, bản vẽ sơ đồ hệ thống thủy lực, bản vẽ sơ đồ tính khung xe, bản vẽ tách các chi tiết cơ bản, bản vẽ quy trình công nghệ gia công chi tiết piston); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUỶ LỰC CHO CƠ CẤU NÂNG CỦA XE NÂNG HÀNG.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục.........................................................................................................1

Lời mở đầu  ................................................................................. ..............2                

Chương 1: Tổng quan về xe nâng hàng ......................................................3

1.1. Công dụng và phạm vi hoạt động.............................................................3

1.2. Cấu tạo chung của xe nâng hàng .............................................................3

1.3. Các hệ thống truyền lực thường gặp của xe nâng.....................................4

Chương 2: Phân tích và lựa chọn các phương án........................................9

2.1 Các phương án bố trí hệ thống nâng của xe nâng......................................9

2.2 Sơ đồ cơ cấu nâng hàng và các bộ phận ...................................................12

Chương 3: Tính toán và thiết kế các xi lanh thuỷ lực cho hệ thống nâng..14

3.1 Sơ đồ thuỷ lực của hệ thống nâng.............................................................14

3.2 Tính toán và thiết kế xi lanh nâng.............................................................15

3.2.1 Tính toán lực trên cần piston của xi lanh nâng.......................................16

3.2.1.1 Các ký hiệu dùng trong tính toán.........................................................17

3.2.1.1.1 Giá trị lực trên cần piston.................................................................17

3.2.1.1.2. Tính toán các thông số của xi lanh nâng............................................22

3.2.1.1.3. Kiểm bền ống xi lanh.........................................................................22

3.2.1.1.4. Kiểm bền nén của cần piston..............................................................24

3.2.1.1.5. Kiểm bền cần piston theo điều kiện ổn định......................................25

3.2.1.1.6. Tính toán xi lanh nghiêng đổ..............................................................26   

3.2.1.1.6.1. Tính lực trên cần piston của xi lanh nghiêng đổ.................................26   

3.2.1.1.6.2. Tính toán các kích thước của xi lanh nghiêng....................................28   

3.2.1.1.6.3. Kiểm bền xi lanh nghiêng..................................................................29   

3.2.1.1.6.4. Kiểm bền nén của cần piston .............................................................31

Chương 4: Tính toán và thiết kế các phần tử cơ khí của cơ cấu nâng........33

4.1.Tính toán và thiết kế xích tải.....................................................................33

4.1.1 Các dạng hỏng thường gặp của xích tải..................................................33

4.1.2 Kiểm tra áp suất trong bản lề xích..........................................................33

4.1.3 Kiểm nghiệm xích theo độ bền kéo........................................................34

4.2 Tính toán về các phần tử khung nâng........................................................35

4.2.1 Kết cấu khung nâng................................................................................35

4.2.2 Các giả thiết khi tính toán.......................................................................35

4.2.3 Các tính toán về khung...........................................................................35

4.2.3.1 Các ký hiệu dùng khi tính toán............................................................36

4.2.3.2 Tính toán lực tác động lên các phần tử................................................37

4.2.3.3 Tính toán cho khung di động...............................................................41

4.2.3.4 Tính toán cho khung cố định...............................................................54

Chương 5: Tính chọn bơm và các phần tử thuỷ lực khác.......................67

5.1 Các phương án lựa chọn bơm...............................................................67

5.2 Các chế độ làm việc của bơm...............................................................69

5.3 Cơ cấu điều chỉnh áp lực......................................................................70

5.4 Cơ cấu phân phối..................................................................................70

5.5 Cơ cấu tiết lưu.......................................................................................71

5.6 Bình chứa chất lỏng..............................................................................71

5.7 Bộ lọc dầu.............................................................................................71

5.8 Bộ phận lót kín.....................................................................................72

5.9 Ống dẫn................................................................................................72

5.10 Tính toán cho van an toàn...................................................................72

Chương 6: Tính ổn định của xe nâng......................................................75

6.1 Các giả thiết khi tính ổn định của xe nâng...........................................75

6.2 Các trường hợp ổn định của xe nâng....................................................75

6.2.1 Trường hợp ổn định 1........................................................................75

6.2.2 Trường hợp ổn định 2........................................................................77

6.2.3 Trường hợp ổn định 3........................................................................78

6.2.4 Trường hợp ổn định 4........................................................................80

Chương 7: Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết piston xi lanh nghiêng.......83

7.1 Phân tích kết cấu và đặc tính kỹ thuật..................................................83

7.2 Phân tích tính công nghệ và chuẩn gia công........................................83

7.3 Các nguyên công gia công chi tiết........................................................83

7.3.1 Nguyên công 1..................................................................................84

7.3.2 Nguyên công 2..................................................................................85

7.3.3 Nguyên công ....................................................................................87

7.3.4 Nguyên công 4..................................................................................88

7.3.5 Nguyên công 5..................................................................................89

7.3.6 Nguyên công 6..................................................................................90

Chương 8: Hướng dẫn sử dụng xe nâng..................................................92

8.1 Nguyên lý làm việc của xe nâng..........................................................92

8.2 Các yêu cầu kỹ thuật............................................................................93

Kết luận chung..........................................................................................96

Tài liệu tham khảo......................................................................................97

Các bảng phụ lục tham khảo khi tính toán.................................................

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, khi nền công nghiệp Việt Nam đã và đang có những tiến bộ và thay đổi đáng ghi nhận.Từng bước hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tiến trình công nghiệp hoá có điều kiện thuận lợi đó là tiếp cận và sử dụng những thiết bị máy móc hiện đại.Để đáp ứng yêu cầu cho công cuộc phát triển kinh tế, đất nước thì xe chuyên dùng là một thiết bị  không thể thiếu được, trong đó có kể đến xe nâng hàng.Xe nâng hàng là một trong những phương án giải quyết công việc bốc xếp và dỡ những máy móc,  hàng hoá có khối lượng lớn ở các bến phà, cảng, con tainer

Trong điều kiện hoàn cảnh  nước ta nhu cầu sử dụng  xe nâng là rất lớn nhưng thực tế hầu hết xe  chuyên dùng ở nước ta đều được nhập khẩu với giá thành cao. Chính vì vậy đối với sinh viên cơ khí nói chung cũng như sinh viên ngành ô tô nói riêng, khi ra trường đòi hỏi phải có hiểu biết rộng ,nắm vững kiến thức để có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế để từ đó có những biện pháp sửa chữa hư hỏng và nghiên cứu thiết kế nội địa hoá từng phần đến hoàn chỉnh.Vì vậy đồ án tốt nghiệp là tổng hợp những kiến thức cơ sở và chuyên ngành mà qua đó giúp sinh viên hiểu thêm về chuyên ngành cũng là một bước tiếp cận thực tế xã hội hơn.

Qua những lí do trên mà đề tài “Thiết kế hệ thống thuỷ lực cho xe nâng hàng”đã được thầy : TS…………….. giao cho em để làm đồ án tốt nghiệp.

Sau một  thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn các thông số tính toán, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của thầy : TS…………….. cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn ô tô và sự cố gắng của bản  thân  đề tài của em đã được hoàn thành. Vì đây là lần đầu tiên thiết kế một đề tài có tính qui mô, tính thực tế cao, cộng với bản thân kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên đồ án của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót.

Em mong các thầy cô cùng toàn thể các bạn cho ý kiến đóng góp để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Em xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình tới thầy : TS…………….. đã ân cần chỉ bảo và hướng dẫn tỉ mỉ trong quá trình làm đồ án của em và tập thể các thầy cô trong bộ môn ô tô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã động viên giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án.

                                                                          Hà Nội … tháng … năm 20…

                                                                         Sinh viên thực hiện

                                                                           ………………

Chương 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG

1.1 Công dụng và phạm vi hoạt động.

1.1.1 Công dụng.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng của nền kinh tế thì sự lưu thông hàng hoá trở lên quan trọng.Cùng với công nghiệp hoá đất nước thì việc trang bị máy móc thiết bị công nghiệp là hết sức cần thiết.Trong quá trình vận chuyển, lắp đặt có những công việc mà con người không thể trực tiếp dùng sức để thực hiện được .Chính vì thế mà xe nâng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

1.1.2 Phạm vi hoạt  đông.

Với nền kinh tế ngày càng phát triển thì xe nâng cũng phải có những cải tiến sao cho phù hợp với tính chất  công việc. Do vậy phạm vi hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Không chỉ sử dụng xe nâng trong các bến cảng, bãi bốc xếp, trong lĩnh vực xây dựng, trong các công ty, nhà máy mà xe nâng còn phải đáp ứng yêu cầu về nhanh gọn thích nghi với mọi điều kiện không gian, địa hình phức tạp. Bên cạnh đó chủng loại, kích cỡ xe  phải đa  dạng.

1.2 Cấu tạo chung của xe nâng hàng.

Xe nâng hàng chính là một loại xe chuyên dùng phục vụ vào việc vận chuyển bốc xếp nâng hạ hàng hóa. Vì thế xe nâng vẫn mang những nét đặc trưng chung của ô tô như sơ đồ như hình 1.

1.3.Các hệ thống truyền lực thường gặp

* Hệ thống truyền lực bằng điện: Sơ đồ như hình vẽ:

- Nguyên lý hoạt động:

Mở khóa điện dòng điện từ ắc quy đến biến trở và đến mô tơ điện ra cầu chủ động. Xe chạy nhanh chậm tùy thuộc vào vị trí của biến trở.

- Ưu điểm:

Kích thước nhỏ gọn truyền động êm dịu.

- Nhược điểm

Độ bền của hệ thống ắc quy không cao, trong quá trình làm việc phải nạp

Thời gian sử dụng thấp.

* Hệ thống truyền động thuỷ động. Sơ đồ như hình vẽ:

- Nguyên lý hoạt động:

Công suất được truyền trực tiếp từ động cơ đến biến mô thuỷ lực (hoặc li hợp thuỷ lực, và qua hộp số cơ khí dẫn tới cầu chủ động.)

- Ưu điểm:

Truyền động êm dịu hơn truyền lực cơ khí 

Điều khiển nhẹ nhàng .

- Nhược điểm:

Kết cấu phức tạp giá thành cao, yêu cầu độ chính xác cao.

* Truyền lực thể tích: Sơ đồ như hình vẽ:

- Nguyên lý hoạt động:

Động cơ nổ kéo bơm số 2 quay, khi xe đứng yên dầu qua cơ cấu điều khiển về thùng, khi xe chạy tiến hay lùi thì phụ thuộc vào việc mở van 3, động cơ thuỷ lực quay kéo theo cầu chủ động quay theo.

- Ưu điểm:

Truyền động nhẹ nhàng và êm dịu, giảm sức lao động  cho người lái.

- Nhược điểm:

Giá thành cho sản phẩm là cao, chi phí cho sửa chữa và bảo dưỡng cao, bố trí trên xe khá cồng kềnh phức tạp.

** Kết luận:

*Qua phân tích các phương án truyền lực như trên, để đảm bảo xe thiết kế có giá thành thấp làm việc ổn định, chi phí cho vận hành sửa chữa  và bảo dưỡng là thấp nhất; phụ tùng thay thế sẵn có và dễ kiếm rẻ. Ta lựa chọn phương án truyền lực cơ khí là phương án số 2.

Sau khi đã lựa chọn phương án truyền lực cho xe nâng ta lấy luôn động cơ nhiệt dẫn động bơm thuỷ lực cung cấp cho hệ thống thuỷ lực của cơ cấu nâng .

Chương 2 : PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

2.1 Các phương án bố trí hệ thống nâng của xe nâng hàng.

2.1.1 Phương án 1.

Sơ đồ bố trí như hình vẽ:

Trên xe bố trí một xy lanh nâng và một xi lanh nghiêng đổ. Xi lanh nghiêng đổ được đặt trên cao của nóc xe .

2.1.2 Phương án 2:

Bố trí hai xi lanh nghiêng đổ hai bên và một xi lanh chính ở giữa.Như sơ đồ sau.

2.1.3 Phương án 3.

Bố trí cơ cấu nâng ở bên cạnh xe: Sơ đồ như hình.

** Kết luận: Qua phân tích ba phương án trên thường gặp trong thực tế.Do yêu cầu thiết kế xe nâng hàng ở các bến bãi với hàng hóa gọn nên ta lựa chọn phương án 2. Vì điều kiện không cho phép nên em chỉ đi thiết kế và tính toán hệ thống thuỷ lực cho cơ cấu nâng của xe nâng hàng.

2.2. Sơ đồ cơ cấu nâng hàng và các bộ phận của nó:

* Các bộ phận của cơ cấu nâng:

- Giá nâng hàng (hay còn gọi là khung di động):

Được cấu tạo bởi hai thanh thép đặc hình chữ I.Giá nâng hàng được di chuyển lên xuống trên hai rãnh của khung ngoài nhờ các con lăn chính và các con lăn bên.

- Thanh đỡ giá nâng hàng (khung cố định).

Khung cố định có kết cấu là thép hình chữ U.Trên thanh đỡ giá nâng hàng có các bộ phận để cố định xi lanh lực và xilanh điều khiển độ nghiêng của khung cố  định .

- Xích tải.

Có tác dụng treo giá nâng hàng, một đầu được cố định vào thân xi lanh lực nâng đầu còn lại  cố định  vào hộp nâng có chứa càng nâng.

Kích thước xích tải tuỳ thuộc vào tải trọng nâng.

- Xi lanh lực nâng hàng.

Được thiết kế xi lanh một chiều, khi nâng hàng bằng cách bơm dầu và khi hạ thì dùng cách xả dầu về thùng chứa qua các van tiết lưu.

- Xi lanh điều khiển độ nghiêng của cơ cấu nâng.

Để vận chuyển bốc xếp hàng hoá được thuận lợi người ta có bố trí hai xi lanh lực hai bên, một đầu gắn vào thanh cố định một đầu  gắn vào khung xe.Hai xi lanh điều khiển độ nghiêng của giá nâng hàng phải là xi lanh hai chiều.

Khi đi tính toán và thiết kế hệ thống thuỷ lực của cơ cấu nâng cho xe nâng hàng ta dựa vào các thông số của xe tham khảo có ký hiệu 4023 của Liên Xô sản xuất, và một số thông số của xe Komatsu.

Chương 3:  TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CÁC XI LANH THUỶ LỰC CHO CƠ CẤU NÂNG                   

3.1 Sơ đồ thuỷ lực của cơ cấu nâng cho xe nâng.

Sơ đồ thuỷ lực của cơ cấu nâng hàng như hình 10.

3.2 Tính toán và thiết kế xi lanh nâng.

Chính vì vậy trong quá trình tính toán em đã bỏ qua phần tính toán và lựa chọn động cơ nhiệt mà lấy luôn động cơ tham khảo.Động cơ tham khảo như sau:

- Động cơ: Điêzen.

- Công suất 70ml/2800v/ph.

- Tải trọng nâng :3,2T.

- Trọng lượng xe 4800KG

- Chiều dài cơ sở: 1920mm

- Bề rộng cơ sở:  

+ Bánh trước 1274mm

+ Bánh sau: 1200mm

Chiều cao nâng:3200mm.

Sau khi có động cơ nhiệt dẫn động bơm thuỷ lực ta đi tính toán xi lanh lực nâng từ yêu cầu thực tế là nâng hàng tải 3,2T.

3.2.1.Tính  lực trên cần piston

Lực cản nâng xác định rất phức tạp do tính toán và thiết kế  các trọng lượng của các phần tử máy nâng chưa rõ và sức cản lăn của các con lăn trong dẫn hướng là chưa biết.Trường hợp này tất cả  sức cản nâng đánh giá  bằng hiệu suất chung:

n=0,5-:-0,7.

3.2.1.1. Các ký hiệu khi tính toán.

- Gk: Trọng lượng  bộ con lăn và nạng nâng

- Gb: Trọng lượng của khung di động

- S : Lực căng của một nhánh tải xích.

- H: Độ cao nâng.

- l: Khoảng cách từ toạ độ trọng tâm tải định mức đến mặt trước của nạng.

- a, a1 :Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ giữa  con lăn chính của hộp con lăn và con lăn trên của khung ngoài và con lăn dưới của khung di động

- c: Khoảng cách theo phương thẳng đứng  giữa con lăn dưới của hộp và con lăn trên của khung ngoài.

- dk,Dk: Đường kính trong và đường kính ngoài của con lăn chính

- dk’,Dk’: Đường kính trong và đường kính ngoài của con lăn bên.

- W1 Sức cản nâng của  hàng, hộp nâng và nạng.

3.2.1.2.Lực trên cần piston của xi lanh nâng

Khi đó lực cần thiết để nâng hàng là:

Su=W1+W2+W3+W4.

* Trọng lượng của khung di động và piston là: GB

GB=m*lB.

m: Hệ số qui về 1m độ cao nâng.(KG/m)

lB: Chiều dài khung di động.

Khi nạng nâng cực đại lấy khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa các con lăn chính của khung ngoài và khung trong thường lấy a1=a.

Cũng theo bảng 16 sách tham khảo ta có số liệu sau:     a1=a=600mm  ;  Dk=110mm.

=>lB=0,5*3200+600+110=2310mm=2,31m.

GB=120*2,31=177,2(KG).

GK=500KG (Tra bảng16 phụ lục)

Vậy W1+W2=8154(KG).

Thay trị số2F vào công thức tính R'H mà các số liệu tra từ bảng 16 :

a1=a=600(mm).

b1=65(mm)

b=675(mm).

 => R'H=3843(KG).

Thay các kết quả tính vào W3 ta được: W3=  228(KG).                                                                                                   

Ngoài ra khi nâng hàng xuất hiện sức cản lớn do phản lực con lăn bên trong của khung trong và ngoài. Khi máy nâng đứng ở mặt phẳng có độ nghiêng bên b=30 coi con lăn bên được bố trí ở tâm con lăn chính. Lực cản lăn khi nâng hàng là:  W4=w4*(2XK+XH+XB).

Lực XB được tính theo công thức: XB=109,9(KG).

Hệ số cản tổng cộng w1 được tính theo công thức:

D'K=0,5DK=0,5*110=55(mm).

d'K=0,6* D'K=0,6*55=33(mm)

Vậy W4=0,06(2*97+640+109)=56,6(KG).

Do cơ cấu nâng chỉ có một xi lanh nâng chính nên lực tính như sau:

Su=åWi (i=1:4).

Hay Su=W1+W2+W3+W4=8154,4+228+56,6=8439(KG).

3.2.2. Tính toán các thông số của xi lanh nâng.

Khi đó đường kính cần piston tính theo công thức sau:

dc=(0,4-:-0,6)d=(40-:-60)mm.Lấy dc=60mm.

Đường kính ngoài xi lanh chọn theo công thức:

Dc=(1,1-:-1,2)d=(110-:-120)mm. Chọn Dc=120mm.

Khi đó chiều dày thành xi lanh:  t = 10(mm).

3.2.4. Kiểm tra bền nén của cần piston:

Áp lực lớn nhất do chất lỏng sinh ra:              P=p*S.

=> P=10205(KG).

Ứng suất nén lớn nhất trên cần : scn=P/Fc=361(KG/cm2).

Chọn vật liệu cần piston là thép có sb=100(MPa).

scn=36,1MPab=100(MPa) . Vậy cần cần piston đủ bền nén.

3.3. Tính toán xi lanh nghiêng khung

3.3.1. Tính lực trên cần piston của xi lanh nghiêng khung.

Xi lanh nghiêng đổ thiết kế là xi lanh 2 chiều.Lực cực đại trên cần piston xi lanh xuất hiện khi máy nâng quay ngược có hàng(Độ nghiêng về phía trước trong giới hạn góc nghiêng a).Để tính toán ta có các vị trí sau:

+ Toạ độ trọng tâm hàng theo mặt phẳng ngang cách mặt phẳng nạng một khoảng là l.

+ Toạ độ trọng tâm bộ con lăn và nạng ở điểm giữa bề dày tấm.

+ Toạ độ trọng tâm khung máy nâng và xi lanh nâng nằm ở giữa khung

+ Q: Tải trọng nâng.

+ GK:Trọng lượng hộp nâng và bộ con lăn, nạng.

+ GB: Trọng lượng khung di động.

+ GH: Trọng lượng khung ngoài.

Như đã biết ở trên lực cực đại xuất hiện trên cần piston xi lanh nghiêng xuất hiện khi máy nâng có hàng nghiêng về phía trước trong giới hạn góc a.Để tính toán lấy góc a=60.

Khi đó góc j sẽ là j=260.Viết phương trình mô men cân bằng tại A ta có :

Qsina*H1+GK*sina*H1+GB*sina*H2+Q*cosa*(a+b')+GK*cosa*(a+b1')+(GK+GH )*cosa*a+S'u*sinj*b2-S'u*cosj*H4=0

Thay số vào công thức trên ta được: S'u=7552(KG).

Do bố trí 2 xi lanh nghiêng ở 2 bên nên tính cho một xi lanh thì lực tác dụng lên cần piston là: S'u1=Su/2=3777(KG).

3.3.2. Tính toán các kích thước của xi lanh nghiêng khung.

Chọn theo đường kính tiêu chuẩn dãy piston d=80(mm).

Đường kính cần piston:

dc=0,6*80=48(mm).

Đường kính ngoài xi lanh:

D=(1,1-:-1,2)*d=(1,1-:-1,2)*80=(88-:-96)mm.

Chọn đường kính ngoài xi lanh D=96mm.

Chiều dày thành xi lanh t=8mm.

Chiều dài xi lanh: 400mm.

3.3.4. Kiểm tra bền nén của cần piston:

*Áp lực lớn nhất do chất lỏng sinh ra:

P=p*S.

=> P=4180(KG).

Ứng suất nén lớn nhất trên cần :

scn=P/Fc=231(KG/cm2)=23,1Mpa

Chọn vật liệu cần piston là thép có sb=100(MPa).

scn=23,1MPab=100(MPa) . Vậy cần piston đủ bền nén.

Ta cần không cần kiểm tra cần piston theo điều kiện ổn định vì chiều dài cần piston so với đường kính piston là không lớn lắm.Vì thế mà kiểm tra bền nén là đủ. Hệ thống xi lanh đã thiết kế đủ bền.

Chương 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CÁC PHẦN TỬ CƠ KHÍ CỦA CƠ CẤU NÂNG

4.1 Tính toán và thiết kế xích tải.

Xích tải là một chi tiết quan trọng trong hệ thống nâng,Thông qua xích tải để kéo hộp nâng hàng đi lên trong rãnh của khung di động bằng các con lăn.

Như đã tính toán ở phần trên lực căng ở một nhánh xích tải là S=980(KG).

Trong quá trình hoạt động các dạng hỏng thường gặp của xích tải như sau:

4.1.1. Các dạng hư hỏng của xích tải.

- Mòn bản lề xích: Do khi làm việc các bản lề chịu áp suất lớn. Bản lề bị mòn khiến bước xích tăng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần phải bôi trơn xích và hạn chế sự tăng áp suất trong bản lề bằng cách không nâng hàng quá tải trọng cho phép.

- Các phần tử xích bị hỏng do mỏi, dẫn đến xích bị đứt. Xích bị hỏng mỏi do tác dụng của ứng suất thay đổi gây nên bởi tải trọng làm việc, thường thì tải trọng làm việc lớn. Khi phần tử xích bị đứt thì rất nguy hiểm cho hàng hoá và người điều khiển phương tiện, vì thế cần thường xuyên kiểm tra xem xét các phần tử này để có biện pháp khắc phục.

4.1.3.Kiểm nghiệm xích về bền kéo:

Xét trong trường hợp xe nâng hàng với tải trọng cực đại cho phép. Lực căng cực đại của xích Smax=980(KG) đã tính ở phần trước.

Điều kiện để xích làm việc ổn định và an toàn là: Dd=Smax*k1<[Sd].

Sd=980*5=4900(KG).

Mặt khác ta có [Sd]=9600(KG).

Vậy Sd=4900 (KG)<[Ad]=9600KG. Xích đảm bảo đủ bền về kéo.

4.2. Tính toán về phần tử khung nâng:

4.2.1.Kết cấu khung nâng:

 Khung cố định và khung di động, Các khung này liên hệ với nhau thông qua các con lăn. Trong đó có con lăn chính và con lăn bên.

4.2.3. Các tính toán về khung.

4.2.3.1.Các ký hiệu khi tính toán:

Q: Tải trọng nâng.

GK: Trọng lượng tương ứng của hộp và nạng.

GB: Trọng lượng tương ứng của khung di động.

GH: Trọng lượng tương ứng của khung ngoài.

RKB, RKH: Phản lực lên các con lăn trên, con lăn dưới của hộp nâng.

0,5S’u: Lực trên cần piston của xi lanh nghiêng.

S: Lực căng một nhánh xích tải

Để tính toán và thiết kế lấy GK, b, b1, l1, l2 theo bảng 16 sách tham khảo .

Để xác định tải từ con lăn bên coi trọng tâm hàng lệch về phía mà các thanh chịu tải lớn một khoảng f=15(cm).

4.2.3.2.Tính toán lực tác động lên các phần tử.

Khi đó lực ở một bên xích tải :

S=0,5*(kH*Q+GK).

Hệ số tải động KH=1,3, GK=500KG (tra bảng 16 phụ lục).

Trọng lượng nâng: Q=3200KG.

Vậy S=(0,5*(1,3*3200+500)=2330KG.

Lực trêncần piston xi lanh nâng không kể đến lực cản con lăn và hiệu suất xi lanh Su=2*(Q+G))+GB.

Theo kết quả tính ở phần trước GB=277.2KG, GK=500KG, Q=3200KG.

Su=2*(3200+500)+277,2=7777,2KG

Vậy RKH=RKB. =4546KG.

Giá trị của một số thông số giống như đã nêu trên, ngoài ra:

h=H/2+a=2200mm   ;    lB=2200. ;  c=0,5*H-a=1000mm     ;      d1=66mm  ;   m=65mm.

Thay số vào công thức trên ta có:   RB=4560KG  ;   RH=4265KG.

Phần tính ở xi lanh lực đã tính được XK,  XB, tuy nhiên phải nhân thêm hệ số tải động KH=1.3. 

XK=97*1,3=162,1KG.       XB=109,8*1,3=142.74KG.

4.2.3.4.Tính toán cho khung cố định :

a. Đặc tính tiết diện của khung cố định.

Khung cố định có tiết diện thép là chữ U. Các bước tính bền làm hoàn toàn tương tự như khung di động ta có: Kích thước cơ bản của tiết diện thép hình chữ U(hình vẽ).

Mô men quán tính của cả thanh được xác định từ tổng mô men quán tính của thành thẳng đứng Ikc và trần Ikh.

Ik=Ikc+2*Ikh.

Với Ikc=1*b14   ;   i Ikh=2b14,

=>  IKc=2,956*1,54=15cm4.            IKH=0,567*1,84=6cm4.

Vậy IK=15+2*6=27(cm4).

Biểu đồ w của toạ độ rẻ quạt chính thể hiện như hình vẽ:

Toạ độ:

w1=-w= 12,8(cm2).

w2=-w4=0,5*h*(b-d)=0,5*12,8*(4,75-2)=17,6(cm2).

Thay số I= 2723(cm6).

b. Tính bền cho khung cố định.

Khi tính uốn và xoắn với các giả thiết cũng như tính khung di động. Các lực RH, RB... và lực thành phần xi lanh nghiêng 0,5*S’u*cosj tính ở trên.

Thành phần lực 0,5*S’usinj đặt lệch so với tâm của khung dẫn hướng  một cánh tay đòn lu. Thành phần YC trên cánh tay đòn lC, những cánh tay đòn này chính là khoảng cách từ trục y của biên dạng khung ngoài tương ứng với tâm của xi lanh nghiêng và gối đỡ của máy nâng trên khung xat xi. 

* Ứng suất uốn được xác định theo công thức:

Tại đó M(z)=-YC*lC+0,5*S’U*sinj*lU. Từ xe tham khảo thực tế cho ta khoảng cách lC=30(cm), lU=10(cm).YC =4179(KG) 0,5*S’U =3777 đã tính ở phần trước, góc j=260.

ÞM(z)=-4179*30+3777*sin260*10=108817(KG.cm).

Mô men chống uốn của thép tiết diện chữ U là W=135,5(cm3).

=> su= 803(KG/cm2).

* Tính khung cố định theo uốn xoắn:

Do các lực như trên sơ đồ tính toán gây ra xoắn vì chúng đặt lệch so với trục dọc của khung dẫn hướng  xuất hiện nhưng mô men xoắn như sau.

M1=RH*l’H,  M2=RB*l’H,  M3=0,5*S’U*cosj*lU,  M4=XC*lC,

Do khung dẫn hướng bằng thép có biên dạng chữ U được đặt lực lệch tâm. Độ lệch tâm của điểm đặt lực;

l’H=lH+XC+d-b1.

=> ’H=9+1,92+2-1,5=11,42(cm).

Qua nghiên cứu của viện  GCKÁ ứng suất uốn xoắn do bi mô men gây ra sẽ đạt cực đại tại các điểm nối cần piston với khung ngoài.Tại đó :

M4=XC*lC=0,5*S’U*sinj*lC=3777*sin260*30=49658(KG).

=> q’0=3,7.

Để xác định  sw theo các điểm của tiết diện cần xác định  w .Theo phương pháp tính của viện   GCKÁ ứng suất này đạt cực đại ở  điểm 1 của tiết diện. Tại đó  w1=25,6(cm2), Iw=2723cm6), B(z)=21512(KG.cm2). sw=202,24(KG/cm2).

* Tính ứng suất tổng hợp và ứng suất điểm :

Với các giả thiết và các thông số đã nêu ở trường hợp tính khung di động. Trong các điểm tiếp xúc con lăn với khung dẫn hướng xuất hiện những ứng  suất điểm lớn. 

h1=18mm,    h2=15mm,  b=55mm,      r=27,5mm,  2H=146mm.

Theo công trình nghiên cứu của viện  GCKÁ ứng suất uốn điểm lớn nhất sẽ ở con lăn khung di động tại chỗ đặt lực RB ứng với công thức:

(sx’)h=1=1137(KG/cm2) với RB=4560KG.

** Tóm lại: Ứng suất tổng cộng tại điểm bất kỳ chịu ứng suất trên khung:

sS=su+sw+sx .

+ ứng suất uốn tổng cộng trên khung đã tính ở  phần trên s=1777(KG/cm2).

sw: ứng suất pháp tuyến của uốn xoắn, ở phần trên đã tính sw=15,73(KG/cm2).

sx: ứng suất uốn điểm ta vừa xác định sx=1137(KG/cm2).

Vậy ứng suất tổng cộng  là: sS=1777+15,73+1137=2928,73(KG/cm2).

Thép cán chữ I có giới hạn chảy st=5500(KG/cm2). n:Hệ số an toàn n=1,5.

[s]  =3667(KG/cm2).

=> sS=2928,73(KG/cm2) < [s]=3667(KG/cm2).

** Kết luận: Khung di động dẫn hướng và khung cố định đã thiết kế đảm bảo đủ điều kiện bền. Trong quá trình tính toán có sử dụng kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu máy GCKÁ vì thế kết quả tính toán đáng tin cậy.

Chương 5: TÍNH CHỌN BƠM VÀ CÁC PHẦN TỬ THỦY LỰC

5.1.Các phương án lựa chọn bơm

* Bơm bánh răng:

- Ưu điểm:

Kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, đơn giản, dễ chế tạo và thay thế. Trọng lưọng trên đơn vị công suất bé, phạm vi thay đổi áp suất lớn, sử dụng tin cậy.

- Nhược điểm:

Hiệu suất của bơm bánh răng thấp, Tạo áp suất chất lỏng làm việc không cao và không thay đổi được lưu lượng.

* Bơm cánh gạt:

- Ưu điểm:

Có kết cấu đơn giản, làm việc ít ồn, có khả năng điều chỉnh lưu lượng.

- Nhược điểm:

Chế tạo phức tạp hơn bơm bánh răng. Loại máy này nhạy với chất lỏng bẩn so với máy bánh răng nên yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe hơn, hiệu suất bơm không cao,

** Kết luận:

Qua phân tích 3 loại bơm thủy lực trên, xét trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể :

Bơm trong hệ thống thủy lực vừa làm việc hiệu quả độ tin cậy cao, đơn giản và dễ dàng trong vận hành sửa chữa , chi phí kinh tế nhỏ nhất. Chỉ có bơm bánh răng đáp ứng được các yêu cầu trên.Vì thế ta chọn bơm bánh răng cho hệ thống.

Các ký hiệu:

+ Vh: Vận tốc nâng của hàng.

+ Vpt: Vận tốc của đầu cần piston.

Theo sự tham khảo xe thực tế lấy vận tốc nâng của hàng Vh=25(m/ph).

Theo như sơ đồ trên: Vận tốc cần piston là:

Vpt=1/2*Vh=12,5(m/ph)=20,83(cm/s).

Lưu lượng mà bơm  cần phải cung cấp cho xi lanh nâng :

Q1=Vpt*S.

Suy ra: Q1=1635(cm3/s)

5.2. Các chế  độ làm việc của bơm:

Làm việc độc lập: Một xi lanh nâng làm việc hai xi lanh nghiêng đứng yên. hoặc. Hai xi lanh nghiêng làm việc và  xi lanh nâng đứng yên.

Làm việc song song: Cả ba xi lanh đều làm việc.

Trong thực tế để đảm bảo an toàn cho hàng hoá và người điều khiển phương tiện thì khi nâng  hàng người điều khiển xe nâng không sử dụng đến xi lanh nghiêng, khi nâng đến độ cao cần thiết thì tạm dừng hoạt động của xi lanh nâng mà chỉ dùng xi lanh nghiêng để trút hàng. 

Mặt khác do lưu lượng của xi lanh nâng lớn hơn so với xi lanh nghiêng nên lưu lượng mà bơm thuỷ lực cần cung cấp là:

Qb=Q1*k.

Với k: Hệ số điều chỉnh. của bơm có kể đến tổn thất và tính đến khi làm việc ở chế độ song song . Lấy k=1,3.

Lưu lượng  thực tế mà bơm cần phải cung cấp là:

Qb=1,3*Q1=1,3*1635=2125,5(cm3/s).

5.3. Cơ cấu điều chỉnh áp lực:

5.3.1. Van an toàn:

Dùng để bảo vệ các cơ cấu và các thành phần dẫn động thuỷ lựccủa máy nâng không bị quá tải, hạn chế áp lực chất lỏng trong hệ thống ở 1 giới hạn cho phép.. Được phân làm mấy loại sau:

+  Van an toàn tác dụng trực tiếp

+ Van an toàn tác dụng gián tiếp.

5.3.2. Van kháng đỡ:

Loại van chỉ mở khi hệ thống quá tải, độ cứng của lò xo van lớn để chịu được áp suất cao.

 5.3.3. Van tràn:

Thường dùng để đảm bảo áp suất bơm ổn định, khi áp suất lớn thì van lập tức mở ra tháo một phần chất lỏng về bình chứa, làm áp suất trong hệ thống giảm bằng mức cho phép. Loại van này thường xuyên hoạt động nên độ cứng bé.

5.5. Cơ cấu tiết lưu:

Có tác dụng làm hạn chế hoặc thay đổi lưu lượng của cơ cấu chấp hành.

Điều đó có nghĩa là hạn chế hoặc thay đổi tốc độ của cơ cấu chấp hành bằng cách gây ra sức cản đối với chất lỏng làm việc. Tiết lưu có 2 loại :

+ Loại điều chỉnh được .

+ Loại không  điều chỉnh được.

5.7. Bộ lọc dầu:

Bao gồm  2 loại : Lọc tinh và lọc thô.

Lọc thô : Thành phần lọc là lưới kim loại lắp trên miệng của hệ thống thuỷ lực của máy nâng, chất lỏng công tác chảy qua lưới này..Phải cần thiết đặt các bộ lọc dầu trong hệ thống thuỷ lực  để đảm bảo cho hệ thống làm  việc bình thường. Tuỳ điều kiiện thực tế có thể sử dụng các loại lọc như lọc tấm. lọc thấm, hoặc lọc lưới.

5.10. Tính toán cho van an toàn:

Khi thiết kế ta chọn áp suất trong hệ thống p=130(KG/cm2). Vậy u=12(m/s).

Q: Lưu lượng chảy qua van  Q=2233(cm3/s).

Thay số  vào công thức trên :  d=1,54(cm) Lấy d=1,5(cm).

* Lực nén ban đấu của lò xo: Plx=p*3,14*d2/4 = 230(KG).

* Tính lò xo :

-  Đường kính dây  lò xo: dlx= 9,09(mm). Lấy dlx=9(mm).

- Đường kính trung bình của lò xo:

Dtb=4-:-7)dlx=(36-:-63)mm. Chọn Dtb=40mm.

Chương 6: TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA XE NÂNG

6.1. Các giả thiết khi tính ổn định

- Khi tính toán dùng tải định mức có dạng hình hộp có cạnh bằng 2 khoảng cách từ toạ độ trọng tâm tới lưng của nạng.

- Ở vị trí nghiêng máy nâng được giữ bằng phanh chính.

6.2. Các trường hợp ổn định của xe nâng

6.2.1.Trường hợp 1:

Máy nâng ở độ cao nâng hoàn toàn, tải định mức và nghiêng hết về phía trước, máy nâng đứng trên mặt phẳng ngang. Khi tính có kể đến những nghiêng phụ nghiêng thêm về phía trước do cầu trước và các phần tử đàn hồi của kết cấu xệ xuống. Trong trường hợp này được coi như máy nâng chịu tải nặng nhất  với việc ổn định. Sơ đồ như hình vẽ.

Theo như xe tham khảo ta có các thông số :

a1=1350mm,    G1=4800KG,   Q=3200KG.

G2=Gh+GB+GK=500+277,2+305=1082,2KG.

Thay số vào công thức ta có : k =1,64>1,1.

Vậy điều kiện ổn định được thoả mãn.

6.2.2. Trường hợp 2 :

Máy nâng nâng ở độ cao lớn nhất và máy nâng cùng với vật nâng đứng trên mặt phẳng nghiêng góc a. Góc nghiêng tiêu chuẩn của nền là 4% tức là góc a=2016’

Các ký hiệu như đã dùng ở trường hợp trên.Sơ đồ như hình vẽ.

Ta có hệ số ổn định tải là: k = 3,1.

Hệ số ổn định k=3,1>1,1 vậy xe nâng đảm bảo ổn định khi làm việc trên dốc tiêu chuẩn.

6.2.4. Trường hợp 4:

Máy nâng với tải định mức nâng ở độ cao 300mm thiết bị nâng nghiêng về phía sau và xe nâng đứng trên nền có độ nghiêng tiêu chuẩn 18% hay góc nghiêng a=10012’.

k=1.78>1,1.

=> k=1,78>1,1. Vậy điều kiện ổn định  được thoả mãn.

** Kết luận: Sau khi kiểm tra tính ổn định của xe nâng với các giả thiết có thể xảy ra trong quá trình khai thác và sử dụng xe ta thấy xe làm việc với hệ số ổn định cao hơn hệ số ổn định cho phép. Vì thế có thể khẳng định xe nâng làm việc ổn định cao với điều kiện cho phép.

Chương 7: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT PISTON CỦA XI LANH NGHIÊNG

7.1.Phân tích kết cấu và đặc tính kỹ thuật.

7.1.1 Chức năng.

Piston có tác dụng truyền năng lượng chất lỏng qua cần piston để dẫn động các cơ cấu làm việc.

7.1.2 Kết cấu piston.

Chi tiết piston của xi lanh nghiêng như hình 41.

7.2. Phân tích tính công nghệ và chọn chuẩn gia công.

7.2.1.Tính công nghệ.

Piston với cáu tạo như trên hình vẽ có tính công nghệ tốt, gia công được trên máy vạn năng, đồ gá và công nghệ lắp ráp đơn giản.Quá trình gia công không cần thợ có tay nghề cao .

7.2.4. Đồ gá.

Dùng các đồ gá vạn năng, các đồ gá chuyên dùng của máy tiện.

7.3. Các nguyên công gia công chi tiết.

7.3.1. Nguyên công 1

Tiện mặt trụ trong đạt f31 thực hiện trên máy tiện nằm ngang 1K62.

a. Bước 1: Tiện thô mặt trụ trong đạt kích thước f31.

Tra các thông số kỹ thuật  trong sách tham khảo‘’Sổ tay công nghệ chế tạo máy’’tập 2 ta có:

Với tiện thô:

Lượng chạy dao s=0.5(mm/vòng).

Chiều sâu cắt t=2(mm).

Tốc độ máy n=1250(v/ph).

Dao tiện: Thép gió P9.

7.3.3. Nguyên công 3: Cắt đứt tiện mặt đầu còn lại.

Đều được thực hiện trên máy tiện ngang 1K62. Sơ đồ như sau:

a. Bước 1: Cắt đứt đoạn ống trụ dài đảm bảo chiều dài trụ là 52mm.

Tra bảng trong sách tham khảo ‘’Sổ tay công nghệ chế tạo máy’’tập 2 ta có:

Với tiện cắt đứt:

Lượng chạy dao s=0.5(mm/vòng).

Tốc độ máy n=1250(v/ph).

Dao tiện: Thép gió P9.

b. Bước 2: Tiện thô mặt đầu

Tra bảng trong sách tham khảo ‘’Sổ tay công nghệ chế tạo máy’’tập 2 ta có:

Với tiện thô:

Lượng chạy dao s=0.5(mm/vòng).

Chiều sâu cắt t=2(mm).

Tốc độ máy n=1250(v/ph).

Dao tiện: Thép gió P9.

c. Bước 3: Tiện tinh mặt đầu.

Tra bảng trong sách tham khảo ‘’Sổ tay công nghệ chế tạo máy’’tập 2 ta có:

Với tiện tinh:

Lượng chạy dao s=0.5(mm/vòng).

Chiều sâu cắt t=0,5(mm).

Tốc độ máy n=1250(v/ph).

Dao tiện:  Thép gió P9.

7.3.5. Nguyên công 5: Mài mặt trụ ngoài đạt kích thước f80(mm).

Sơ đồ như sau:

a. Bước 1: Mài thô mặt trụ ngoài

Thực hiện trên máy mài tròn ngoài 2A130 nhằm đạt kích thước f80,01(mm).

Bước tiến: s=0,2mm/vòng.

Chiều sâu cắt t=0,045mm.

Tốc độ máy n=1880(v/ph).

Đá mài PBK.

b. Bước 2: Mài tinh mặt trụ ngoài

Thực hiện trên máy mài tròn ngoài 2A130 nhằm đạt kích thước f80 (mm).

Bước tiến: s=0,2mm/vòng.

Chiều sâu cắt t=0,005mm.

Tốc độ máy n=1880(v/ph).

Đá mài PBK.

7.3.6. Nguyên công 6: Tổng kiểm tra

Dùng đồng hồ so tịnh tiến dọc theo các bề mặt cần kiểm tra dung sai độ trụ mặt trụ ngoài và kiểm tra độ vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm trụ . Độ không vuông góc mặt đầu với tâm lỗf32mm là: 0,05/100mm.

Chương 8: HƯỚNG DẪN  SỬ DỤNG MÁY NÂNG

8.1. Nguyên lý làm việc của xe nâng:

a. Quá trình nâng hàng.

Cho xe chạy đến vị trí nâng hàng, hàng phải đặt trên giá, kệ và không được đặt sát đất nhằm cho càng luồn xuốngdưới được.Hạ càng nâng đến vị trí mà có thể đưa càng nâng vào dưới giá kệ, cho xe từ từ tiến vào sao cho khối lượng hàng nằm chính giữa ngay ngắn trên càng nâng. Cho xe đứng tại chỗ, từ từ cho càng nâng khỏi vị trí ban đầu. 

c. Quá trình hạ.

Xe di chuyển đến vị trí cần xếp hàng, điều chỉnh cho giá nâng hàng song song với vị trí cần đặt hàng.Đặt sàn hàng xuống và cho xe chạy lùi ra.

8.2. Yêu cầu kỹ thuật:

Để kéo dài tuổi thọ của xe và an toàn khi làm việc trong quá trình làm việc thì người điều khiển phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đảm bảo an toàn, thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật mà nhà sản xuất quy định. Có chế độ bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên, kịp thời sửa chữa, phát hiện và ngăn ngừa khắc phục các sai sót hỏng hóc.

+ Yêu cầu trước khi xe làm việc :

1. Kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật cho động cơ.

2. Kiểm tra mức chất lỏng công tác trong bình chứa.

3. Tra dầu bôi trơn ở tất cả các điểm như chỉ dẫn ở bảng bôi trơn.Chú ý bôi trơn ở các ổ bi, xích, các khớp, bạc.Các vị trí này thường bị mài mòn nhanh nếu không được bôi trơn tốt.

8. Xi lanh thuỷ lực.

Phải đảm bảo chất lỏng công tác sạch sẽ bởi vì chất lỏng nhiễm bẩn thì các bề mặt làm việc và vòng phớt sẽ bị mòn nhanh và phải kịp thời thay các vòng phớt bị mòn. Bảo quản để cần xi lanh không bị sứt mẻ,sây sát để đề phòng gỉ các xi lanh thuỷ lực phải thường xuyên chứa đầy chất lỏng công tác.

9. Bơm thuỷ lực:

Phải kiểm tra thường xuyên tình trạng bít kín trên trục của bơm, kiểm tra mép làm việc của phớt, vòng lò xo, tính đàn hồi của cổ phớt.

10. Ống dẫn:

Các ống dẫn thay thế cần phải đảm bảo lắp khít, chỗ uốn cong cho phép được đốt nóng, đối với các ống dẫn uốn cong bề mặt không cho phép có vết nứt.

8.3. Những chú ý chung khi sử dụng:

- Chú ý đến khối lượng vật nâng không được quá giới hạn cho phép của tải nâng nếu không sẽ nguy hiểm cho người điều khiển và thiệt hại cho hàng hoá nâng.

- Theo dõi xích tải khi phát hiện có hiện tượng hỏng phải thay thế ngay.

- Khi vận chuyển quan sát xung quanh không để người không có nhiệm vụ lại gần.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nói chung cũng như ngành cơ khí nói riêng trong những năm gần đây thì nhu cầu sử dụng xe nâng là rất lớn. Do đó đề tài mà thầy: TS……………… giao cho có tính thực tế cao. Nước ta đang bước chân hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới chính vì vậy mà mỗi sản phẩm do ta chế tạo ra phải cạnh tranh được với sản phẩm của nước ngoài về cả chất lượng và giá cả. Vì thời gian có hạn nên em không thể thiết kế toàn bộ xe nâng mà chỉ đi tính toán hệ thống nâng hàng. Trong quá trình tính toán đã lựa chọn vật liệu rẻ và dễ kiếm và phưong pháp gia công đơn giản nhất nhằm phần nào có thể giảm giá thành cho sản phẩm để có khả năng cạnh tranh cao hơn. Kết cấu được lựa chọn sao cho người vận hành thấy thoải mái và thuận tiện mặt khác chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa là thấp .

Trong khi tính toán có sử dụng một số công trình nghiên cứu về xe nâng của ông VLAXÔP và viện nghiên cứu máy GCKÁ nên kết quả tính toán khá tin cậy. Xét theo cả hai mặt kinh tế lẫn công nghệ đề tài đã đưa ra một hướng mới trong công cuộc nội địa hoá sản phẩm nhằm trước mắt đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Tuy đề tài có tính thực tế cao, thầy hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo song do trình độ còn có hạn và kiến thức thực tế còn chưa cao. Vì vậy trong quá trình làm đồ án còn có chỗ thiếu sót em mong các thầy cô chỉ bảo thêm để kiến thức được nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Máy thuỷ lực và truyền động thuỷ lực                  Tg: Nguyễn Phú Vịnh

2. Dung sai                                                                Tg: Ninh Đức Tốn.

3. Sổ tay công nghệ chế tạo máy                              Tg: Nguyễn Đắc Lộc ; Lê văn Tiến ; Trần Xuân Việt

4.  Máy thuỷ lực thể tích                                            Tg: Hoàng thị Bích Ngọc

5. Thiết kế hệ dẫn động cơ khí                                   Tg: Trịnh Chất -Lê văn Uyển         

6. Tập bản vẽ trang bị thuỷ lực trên ô tô                   Tg: Phạm Vỵ

7. Giáo trình Đàn hồi ứng dụng                                Tg:Nhữ Phương Mai ; Nguyễn Nhật Thăng

8. Sức bền vật liệu                                                     Tg:Lê Văn Vượng

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"