ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO CHO Ô TÔ ĐIỆN BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG

Mã đồ án OTTN002020493
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng, bản vẽ kết cấu bố trí hệ thống treo giữa, bản vẽ kết cấu bố trí hệ thống treo trước, bản vẽ kết cấu giảm chấn, bản vẽ tách các chi tiết cơ bản); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, video xe sau sản xuất…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO CHO Ô TÔ ĐIỆN BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. ii

MỤC LỤC HÌNH ẢNH.. v

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. vii

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ.. 1

1. Tầm quan trọng của xe vận chuyển trong các nhà máy, công trường. 1

1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu vận chuyển của các xe trên các công trường và nhà máy…1

1.2. Một số loại xe vận chuyển thường gặp trên công trường và trong các nhà máy……2

1.3. Tổng quan về hệ thống treo. 8

1.3.1. Công dụng hệ thống treo. 8

1.3.2. Yêu cầu của hệ thống treo. 9

1.3.3. Phân loại chung hệ thống treo. 10

1.3.4. Các bộ phận chính của hệ thống treo. 12

1.4. Phân loại hệ thống treo theo phương pháp dập tắt dao động. 25

1.4.1. Bộ phận giảm chấn. 25

1.5. Lựa chọn thiết kế hệ thống treo. 30

1.5.1. Một số thông số kĩ thuật của xe ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng. 31

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TREO.. 33

2. Bộ phận đàn hồi 33

2.1. Xác định độ cứng và độ võng tĩnh cần thiết cho nhíp trước. 33

2.2Tính toán nhíp trước. 34

2.3. Chọn sơ bộ kích thước nhíp trước. 34

2.3.1. Tính chiều dài các lá nhíp trước. 35

2.4. Kiểm tra độ cứng và độ võng tĩnh của nhíp trước. 36

2.5. Tính bền lá nhíp trước. 37

2.5.1. Tính ứng suất tĩnh tại các tiết diện cho từng lá nhíp trước. 38

2.6.Tính bền tai nhíp trước trước. 40

2.7. Xác định độ cứng và độ võng nhíp giữa. 41

2.8.Tính toán nhíp giữa. 41

2.9. Chọn sơ bộ kích thước nhíp giữa. 42

2.10. Xác định dài các lá nhíp giữa. 42

2.10.1. Tính chiều dài các lá nhíp giữa. 42

2.11. Kiểm tra độ cứng và độ võng tĩnh của nhíp. 43

2.12. Tính bền các lá nhíp giữa. 45

2.12.1. Tính ứng suất tĩnh tại các tiết diện cho từng lá nhíp giữa. 45

2.12.2. Tính bền tai nhíp giữa. 47

2.13. Bộ phận giảm chấn trước. 48

2.13.1.Hệ số cản của hệ thống treo trước. 48

2.13.2. Xác định hệ số cản của giảm chấn. 49

2.13.3. Xác định lực cản giảm chấn. 49

2.13.4. Tính toán nhiệt của giảm chấn trước. 50

3.13.5. Xác định kích thước lỗ van giảm chấn. 52

2.13.6.Xác định kích thước lỗ van nén. 52

2.13.7. Xác định kích thước lỗ van trả. 53

2.13.8. Xác định kích thước lỗ van giảm tải hành trình nén. 53

2.13.9. Xác định kích thước lỗ van giảm tải hành trình trả. 53

2.14. Bộ phận giảm chấn giữa. 54

2.14.1 Hệ số cản của hệ thống treo giữa. 54

2.14.2. Xác định hệ số cản của giảm chấn . 54

2.14.3. Xác định lực cản của giảm chấn. 55

2.14.4. Tính toán nhiệt của giảm chấn. 56

2.14.5. Xác định kích thước lỗ van giảm chấn. 57

2.14.6.Xác định kích thước lỗ van nén. 58

2.14.7. Xác định kích thước lỗ van trả. 59

2.14.8. Xác định kích thước lỗ van giảm tải hành trình nén. 59

2.14.9. Xác định kích thước lỗ van giảm tải hành trình trả. 60

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO  XE BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG.. 61

3. Các dụng cụ cần thiết và các bước tiến hành lắp ráp. 61

3.1. Dụng cụ tháo lắp. 61

3.2. Dụng cụ cấu thành xe. 63

3.3. Các bước tiến hành. 67

CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO.. 71

4. Hư hỏng nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe)  71

4.1. Hư hỏng, nguyên nhân của nhíp xe. 71

4.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng cơ cấu treo phụ thuộc(nhíp xe). 71

4.3. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe). 72

4.3.1. Bảo dưỡng định kỳ: 72

4.3.2. Sửa chữa. 73

4.4. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra bộ giam xóc. 76

4.4.1. Hư hỏng nguyên nhân của bộ giảm xóc. 76

4.4.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ giảm xóc. 76

4.5. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ phận giảm xóc. 77

4.5.1. Bảo dưỡng giảm xóc. 77

4.5.2. Sửa chữa bộ giảm xóc. 77

KẾT LUẬN.. 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 79

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Trường Đại Học Thủy Lợi, dưới sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy cô, em đã tích lũy được kiến thức cơ bản từ các môn học. Đồ án tốt nghiệp là cơ sở để em tổng hợp lại kiến thức lý thuyết, thực hành trong quá trình học tập tại trường và kiến thức thực tế ở các cơ sở thực tập.

Kể từ khi ra đời đến nay ngành cơ khí động lực không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã chế tạo ra nhiều loại ô tô với hệ thống treo có tính năng kỹ thuật rất cao để đảm bảo vấn đề an toàn và tính cơ động của ô tô.

Trải qua thời gian học tập tại trường đại học Thủy Lợi, với những kiến thức đã được trang bị từ các bậc thầy cô đáng kính, em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống treo cho ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng.

 Trong quá trình làm việc về hệ thống treo do kiến thức thực tế còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi sai sót, hư hỏng các chi tiết, việc thực hiện đồ án này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế. Đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn ThS. ……………. cùng các thầy giáo trong khoa đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành đồ án này. Do thời gian và kiến thức có hạn nên trong tập đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em mong các thầy, cô trong bộ môn đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

                                                                                        Hà Nội, ngày … tháng … năm 20

                                                                                     Sinh viên thực hiện

                                                                                 ……………

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ

1. Tầm quan trọng của xe vận chuyển trong các nhà máy, công trường

Giao thông vận tải là một trong những ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất trong xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu vận chuyển của các xe trên các công trường và nhà máy

* Nhiệm vụ:

- Dùng để vận chuyển sản phẩm sản xuất ra từ các nhà máy đi cung ứng và tiêu thụ trên thị trường.

+ Cũng có thể được dùng để vận chyển các sản phẩm nông nghiệp, các loại nguyên liệu hóa thạch hoặc lỏng đến các nhà máy để chế biến.

- Dùng để vận chuyển vật liệu kỹ thuật trong các công trường.

* Yêu cầu:

- Xe có thiết kế hệ thống chở hàng phải có tải trọng và kích thước phù hợp với loại hàng hóa và mục đích vận chuyển.

- An toàn tiện lợi khi vận hành cũng như sửa chữa bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

1.2. Một số loại xe vận chuyển thường gặp trên công trường và trong các nhà máy

a. Một số loại xe được dùng để vận chuyển trong nhà máy

- Xe tải hạng nhẹ: Là những loại xe cỡ nhỏ hoặc vừa. Thông thường xe tải chờ hàng loại này sẽ thuộc dạng bán tải, xe tải thùng kín, xe mui bạc, xe minivan, xe van lớn, xe SUV, xe luton van body (thùng chở hàng kéo dài lên cabin),.. Xe chuyên dùng để phục vụ vận chuyển đồ đạc trong nhà, làm taxi tải chở hàng hóa, thực phẩm, đồ may mặc, nội thất,...

- Xe siêu trường, siêu trọng/không giới hạn trọng tải: Là những chiếc xe có thể chở hàng hóa cực nặng. Có thể kể đến như Liebherr 282B, đầu kéo MAN 158 bánh, dàn xe phục vụ vận chuyển đoàn tàu Cát Linh, tải trọng xe lên đến hàng trăm tấn và cần nhiều loại giấy tờ trước khi lưu thông trên đường phố.

b. Một số loại xe tự chế dùng sức người để di chuyển.

- Xe rùa: Là loại xe chỉ có một bánh, chỉ dùng sức người để kéo hoặc đẩy. Được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy, công trường.

- Xe cải tiến: Xe cải tiến là chỉ chung một phương tiện có 2, 3 hoặc 4 bánh được kéo hoặc đẩy bằng sức người, xe cải tiến được phát triển từ xe bò, xe trâu từ thời xưa. Ngày nay chúng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

c. Một số loại xe cải tiến dùng động cơ để di chuyển.

- Xe cải tiến dùng động cơ đốt trong:

+ Xe ba bánh kiểu đẩy (Xích lô): Là dòng xe cải tiến dùng động cơ của xe máy để đẩy. Từ phần sau của xe máy được người thợ sửa chữa máy chế tạo thêm phần thùng xe đằng trước để chở hàng hóa.

+ Công nông đầu ngang: Là dòng xe cải tiến nhiều hơn so với xe ba bánh. Có phần động cơ được thiết kế nằm ngang. Xe có sức chở từ 10 đến 12 tấn, bộ truyền động các đăng có cầu trục điều khiển tự đổ ben. Có kích thước nhỏ gọn chỉ 2400 mm chiều dài, chiều rộng 1600mm và chiều cao tính từ mặt đất khoảng 850mm. 

1.3. Tổng quan về hệ thống treo

1.3.1. Công dụng hệ thống treo

Hệ thống treo thực hiện các nhiệm vụ chung sau:

- Liên kết mềm giữa bánh xe và thân xe, làm giảm tải trọng động thẳng đứng tác dụng lên thân xe và đảm bảo bánh xe lăn êm trên đường.

- Truyền lực từ bánh xe lên thân xe và ngược lại, để xe có thể chuyển động, đồng thời đảm bảo sự chuyển dịch hợp lý vị trí của bánh xe so sới thùng xe;

1.3.2. Yêu cầu của hệ thống treo

- Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng với khung xe hoặc vỏ xe, theo yêu cầu dao động êm ái hạn chế tới mức có thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe (như lắc ngang, lắc dọc).

- Hệ treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe như chạy trên nền đường tốt hoặc xe có khả năng chạy trên mọi địa hình khác nhau.

1.3.3. Phân loại chung hệ thống treo

Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào cấu tạo của các bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và theo phương pháp dập tắt dao động.

Phân loại hệ thống treo theo cấu tạo bộ phận dẫn hướng

1.3.4.1. Bộ phận đàn hồi

 Phân loại hệ thống treo theo cấu tạo của bộ phận đàn hồi

Bộ phận đàn hồi là kim loại: bằng kim loại, phi kim loại, dạng liên hợp.

1.3.4.2 Cấu tạo của bộ phần đàn hồi kim loại

a. Bộ phận đàn hồi Nhíp lá:

- Bộ nhíp lá được cấu tạo bởi các lá nhíp dẹt tiết diện hình chữ nhật, có độ dài và bán kính cong khác nhau, xếp chồng lên nhau. Tiết diện của bộ nhíp , theo phương chịu tải, phù hợp với tiết diện của dầm chịu uốn, do vậy chiều dày bộ nhíp ở giữa lớn hơn hai đầu. 

- Các lá nhíp được chế tạo với các bán kính cong khác nhau. Bán kính cong của các lá nhíp ở phía trên lớn hơn phía dưới. Khi bắt chặt chúng vào nhau, xuất hiện trên các lá nhíp ứng suất dư (ứng suất lắp ráp). 

b. Bộ phận đàn hồi lò xo xoắn.

- Lò xo xoắn là bộ phận đàn hồi sử dụng phổ biến trên ô tô con. Kết cấu của lò xo xoắn với hình trụ, hình côn hoặc hình trống.

-  Với ưu điểm dễ dàng chế tạo, lò xo dạng trụ được sử dụng nhiều. Các loại lò xo hình côn và hình trống được sử dụng cho các hệ thống treo không gian hẹp, khi bị nén lò xo có thể xếp chồng phẳng lên nhau.

1.3.4.3. Cấu tạo của bộ phận đàn hồi phi kim loại

a. Loại cao su

- Bộ phận đàn hồi bằng cao su được dùng để làm các vấu hạn chế biến dạng và tăng cứng. Khi tăng tải hệ thống treo biến dạng lớn, cầu xe tỳ vào khung xe qua vấu cao su, vấu cao su có độ cứng lớn, giúp tăng độ cứng của bộ phận đàn hồi và giảm va đập tác dụng lên thùng xe. Như vậy vấu cao su vừa làm nhiệm vụ đàn hồi và là vấu hạn chế hành trình bánh xe.

b. Loại khí nén

- Bộ phận đàn hồi khí nén có cấu tạo buồng chứa bằng cao su (được gọi tên là ballon khí nén), với hai dạng cơ bản: buồng xếp và buồng gấp.

- Cấu tạo chính ballon khí nén là một bình chứa khí bằng cao su với các lớp mành nylon chịu tải, đảm bảo có độ đàn hồi cao và chịu áp suất lớn (  bar).

1.3.4.5. Bộ phận dẫn hướng

- Với chức năng đảm bảo chuyển vị tối ưu, đồng thời đam bảo khả năng tiế nhận lực dọc, ngang giữa bánh xe và thùng xe, bộ phận dẫn hướng được xem xét như cơ cấu đáp ứng số bậc tự do hợp lý của bánh xe trong hệ thống treo. 

+ Đảm bảo truyền được các lực dọc, lực ngang và mô men từ bánh xe lên thân xe;

+ Trọng lượng kết cấu nhỏ, đáp ứng độ bền làm việc.

1.3.4.7. Hệ thống treo độc lập

- Hệ thống treo độc lập rất phức tạp, thông thường chúng được phân chia theo khái niệm động học trên mặt phẳng của xe với các dạng cơ bản sau:

+ Hệ thống treo đòn ngang: hai đòn ngang, một đòn ngang (Mc.Pherson) bố trí trên các cầu xe trước: trước và sau;

+ Hệ thống treo đòn dọc: đòn dọc không liên kết và đòn dọc có thành liên kết;

+ Hệ thống treo đòn chéo.

c. Hệ thống treo hai đòn ngang.

- Cấu tạo và các chuyển vị

- Quan hệ động học của hệ thống treo được mô tả trên hình 1.18c. Đối với một bánh xe khi dao động theo phương thẳng đứng, thường kèm theo sự thay đổi:

+ Góc nghiêng ngang  và có thể ảnh hưởng tới khả năng lăn phẳng của xe và ảnh hưởng tới sự tiếp nhận lực thẳng đứng và lực bên;

+ Góc điều khiển lái  ảnh hưởng tới ự quay của bánh xe dẫn hướng khi quay vòng;

f. Hệ thống treo đòn dọc

- Cấu tạo và chuyển vị trong hệ thống treo đòn dọc

- Hệ thống treo đòn dọc là hệ thống treo bố trí đối xứng qua trục dọc với mỗi bên có một đòn 5 bố trí dọc theo xe. Một đầu đòn dọc được gắn với trục bánh xe 6, một đầu được liên kết với khung vỏ bởi khớp trụ quay 3,4

- Bộ phận đàn hồi của hệ thống treo của hệ thống treo thường là lò xo trụ hoặc thường là lò xo trụ hoặc là thành xoắn. Lò xo thường được lồng vào giảm chấn để giảm không gian  chiếm chỗ. Do kết cấu như vậy, nên hệ thống treo này chiếm ít không gian và đơn giản về kết cấu giá thành thấp.

1.4 Phân loại hệ thống treo theo phương pháp dập tắt dao động

- Dập tắt dao động nhờ các giảm chấn thủy lực gồm giảm chấn dạng đòn và dạng ống.

- Dập tắt dao động nhờ ma sát cơ học ở phần tử đàn hồi và trong phần tử hướng.

1.4.1. Bộ phận giảm chấn

- Khái niệm và phân loại:

+ Giảm chấn trên hệ thống treo là bộ phận được bố trí nằm giữa bánh xe và thân xe dùng để hấp thụ nhanh năng lượng dao động (cơ năng) của thân xe. Các loại giảm chấn sử dụng trên xe: giảm chấn đòn, giảm chấn ống. Ngày nay thường dùng là giảm chấn ống. Giảm chấn làm việc với hai hành trình nén và trả.

+ Với nguyên lý làm việc của bộ phận giảm chấn các loại đều dựa trên nguyên tắc chuyển động chất lỏng từ buồng chứa này đến buồng chứa khác thông qua những van tiết lưu rất bé. Khi chất lỏng đi qua các van tiết lưu như thế sẽ sinh ra các lực cản lớn cho sự chuyển động của chất lỏng do đó dập tắt dao động.

+ Trong một số bộ giảm chấn kiểu nạp khí áp suất thấp, người ta không sử dụng van đáy, và lực hãm xung được tạo ra nhờ van pittông trong cả hai hành trình nén và giãn.

- Hiện tượng sục khí:

+ Khi chất lỏng chảy với tốc độ cao trong bộ giảm chấn, áp suất ở một số vùng sẽ giảm xuống, tạo nên các túi khí hoặc bọt rỗng trong chất lỏng. Hiện tượng này được gọi là xâm thực. Các bọt khí này sẽ bị vỡ khi di chuyển đến vùng áp suất cao, tạo ra áp suất va đập. Hiện tượng này phát sinh tiếng ồn, làm áp suất dao động, và có thể dẫn đến phá huỷ bộ giảm chấn.

1.5. Lựa chọn thiết kế hệ thống treo

Trước hết với các số liệu ban đầu đã cho, ta nhận thấy rằng đây là loại xe điện ba cầu cỡ trung bình không đòi hỏi các yêu cầu lớn về độ êm dịu. 

- Bộ phận đàn hồi: là các lá nhíp có đặc điểm sau là nhíp bán elíp ưu điểm loại này là có kết cấu đơn giản, giá thành hạ đồng thời đảm nhận êm ái các chức năng của bộ phận hướng, song nhược điểm của nó là độ êm dịu của xe chỉ đảm bảo trong một vùng tải trọng nhất định, không thích hợp với các loại xe có tải trọng thường xuyên thay đổi.

- Bộ phận giảm chấn: chọn loại giảm chấn ống (giảm chấn hai chiều thuỷ lực) đảm bảo các yêu cầu như giá trị, trị số và sự thay đổi đường đặc tính của các dao động đặc biệt là dập tắt dao động, càng nhanh nếu các dao động có tần số lớn, hạn chế truyền các lực qua giảm chấn lên thùng xe,làm việc ổn định.

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TREO

2.1. Bộ phận đàn hồi Xác định độ cứng và độ võng tĩnh cần thiết cho nhíp trước

2.1.1. Lựa chọn tần số dao động:

- Đối với ô tô con : n = 60-90 lần/phút

- Đối với ô tô tải, cỡ lớn : n = 90-120 lần/phút

Lựa chọn độ võng tĩnh :

- Đối với ô tô tải nhẹ :  ft=15-25cm

Ta chọn fm=15cm = 150mm;

2.3. Chọn sơ bộ kích thước nhíp trước

Chọn chiều dài nhíp;

Chọn số lá nhíp; n = 4 (lá) 

Chọn chiều dày; h = 6 (mm)

Tỷ số giữa chiều rộng và chiều dày của lá nhíp chọn trong giới hạn. Ta chọn b = 50 (mm)

2.6. Tính bền tai nhíp trước trước

Ta có: j : hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường, j = 0.7

Zbx : phản lực tác dụng lên bánh xe từ  đường khi đầy tải,  Zbx = 5395,5 (N)

D :  đường kính tai nhíp  D = 40 (mm)

b : chiều rộng lá nhíp  b = 50 (mm)

hc : chiều dày lá nhíp   hc = 6 (mm)

=> Pkmax = 3776 (N)

2.9 Chọn sơ bộ kích thước nhíp giữa

Chọn số lá nhíp; n = 4 (lá)

Chọn chiều dày; h = 6 (mm)

Ta chọn b = 50 (mm)

2.13. Bộ phận giảm chấn trước

C  : Độ cứng của hệ thống treo , 

M : Khối lượng được treo tính trên 1 bánh xe,

 k  : Hệ số cản của hệ thống treo.

- Với giảm chấn, lực cản của hành trình trả thường lớn hơn hành trình nén với mục đích, khi bán xe đi qua chỗ gồ ghề thì giảm chấn chịu nén nhanh cho nên không truyền lên khung xe xung lực ảnh hưởng lớn đến độ bền khung xe và sức khỏe người trong xe. Do đó năng lượng hấp thụ vào chủ yếu là hành trình trả.

- Với giảm chấn, lực cản của hành trình trả thường lớn hơn hành trình nén với mục đích, khi bán xe đi qua chỗ gồ ghề thì giảm chấn chịu nén nhanh cho nên không truyền lên khung xe xung lực ảnh hưởng lớn đến độ bền khung xe và sức khỏe người trong xe. Do đó năng lượng hấp thụ vào chủ yếu là hành trình trả.

d = 30 (mm);  = 8(mm);  ;D = 37,5mm; .

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO  XE BA CẦU VẬN CHUYỂN ĐA NĂNG

3.1. Các dụng cụ cần thiết và các bước tiến hành lắp ráp

3.1.1 Dụng cụ tháo lắp

3.1.1.1 Máy que hàn (Hàn TIG)

- Máy que hàn hay còn gọi là hàn hồ quang tay hoạt động dựa trên nguyên lý hàn hồ quang tay là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng các que hàn thường có vỏ bọc và không có khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác để hàn đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

+ Ưu điểm:

- Tính cơ động, hàn được mọi thư thế, mọi địa hình.

- Dùng được cả dòng điện một chiều (DC) và xoay chiều (AC).

- Không có khi trơ bảo vệ nên ít gây ngộ độc khi hít phải khí.

+ Khuyết điểm:        

- Vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn chậm.

- Bắn tóe kim loại ra xung quanh, và phải đánh xỉ

- Năng suất thấp do tốc độ chậm

* Máy khoan, máy bắn vít:

* Dụng cụ tháo lắp:

Bộ dụng cụ cơ bản bao gồm: một bộ cà lê, một bộ khẩu, mỏ lết, một bộ tô vít, một bộ kìm các loại, hộp hứng nhớt xả, dụng cụ đo áp suất lốp xe, súng siết bu lông, tay cân lực, bộ cà lê lắc nhanh, tay T, tay cóc, thước kẹp, thước dây 5m,...

3.2 Dụng cụ cấu thành xe

a. Các loại thép

- Thép hộp vuông 50x1,8, 30x1,4

- Thép hộp chữ nhật 25x50x1,4, 50x100x1,4

- Thép chữ U

 g. Các bộ phận khác:

- Hệ thống đèn chiếu sáng

- Hệ thống đèn cảnh báo

- Hệ thống dẫn động phanh

- Hệ thống dẫn động thủy lực

3.3 Các bước tiến hành

- Bước 1: Lắp mô tơ, nhíp vào cầu, phanh trống

- Bước 2: Lắp lên khung xe và lắp bánh.

- Bước 4: Bắt IC điều chỉnh tốc độ lên xe.

- Bước 7: Chạy thực nghiệm.

CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO

4.1. Hư hỏng nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe)

4.1.1 Hư hỏng, nguyên nhân của nhíp xe

a. Gẫy các lá nhíp

Do quá tải khi làm việc hay do mỏi của vật liệu: khi gẫy một số lá nhíp trung gian sẽ dẫn tới giảm độ cứng và mất vai trò của bộ phận dẫn hướng

b. Bộ nhíp bị bó kẹt: làm bó nhíp

Do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, sẽ làm dung xóc mạnh trên đường xấu, mất độ êm dịu khi chuyển động, tăng lực động tác dụng lên khung xe, giảm khả năng bám đường, tuổi thọ giảm chấn sẽ thấp khi lắp trên cầu xe.

e. Rơ lỏng các liên kết: quang nhíp, đai kẹp

Do quá tải và làm việc lâu ngày làm gây ồn, xô lệch cầu xe, ôtô khó điều khiển, dễ gây tai nạn

4.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe)

- Kiểm tra khi vận hành: Cho xe hoạt động chuyển động trên đường lắng nghe tiếng ồn khác thường ở hệ thống treo, để dễ phát hiện nên cho xe chuyển động trên đường gồ ghề.

- Kiểm tra các lá nhíp có bị rạn nứt, gãy hay không bằng quan sát.

- Kiểm tra sự chờn cháy của ren bulông quang nhíp bằng quan sát, yêu cầu không bị chờn cháy quá 2 ren, không cong bulông.

- Kiểm tra độ sai lệch bề dài nhíp bên trái và bên phải, dụng cụ thước dài, yêu cầu kỹ thuật cho phép tối đa là 2,5 mm.

4.3 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe)

4.3.1. Bảo dưỡng định kỳ:

a. Quy trình tháo lắp: Quy trình tháo được thực hiện cụ thể theo bài thực hành, xong với quy trình lắp làm thứ tự các bước ngược lại quá trình tháo.

Cần chú ý:

- Khi lắp gối đỡ từ hai phía mặt bích của gối đỡ quay ra ngoài căn từ ngoài xe

- Khi đặt ụ cao xu hạn chế hành trình lên trên gối đỡ của cầu xe sao cho vấu khít với nhau, ụ cao su hướng vào trong xe.

b. Làm sạch, kiểm tra, tra mỡ và lắp

- Thường xuyên kiểm tra và làm sạch bên ngoài bộ nhíp, kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của bộ nhíp.

- Kiểm tra, vặn chặt các gối đỡ nhíp, ốc chốt nhíp, các ốc quang nhíp phụ, kiểm tra, xiết chặt ốc quang nhíp đủ mô men đúng quy định.

4.3.2. Sửa chữa

- Lá nhíp có bị rạn nứt, gãy thì thay mới

- Chờn cháy của ren bulông quang nhíp thì thay mới

- Mòn của chốt nhíp thay mới.

4.4. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra bộ giam xóc

4.4.1. Hư hỏng nguyên nhân của bộ giảm xóc  

- Mòn bộ đôi xilanh, piston, giảm lực cản trong cả hai hành trình nén và trả, mất tác dụng dập tắt nhanh dao động

- Hở phớt làm kín và chảy dầu của giảm chấn(thường gặp dạng ống một lớp vỏ) làm mất dần tác dụng giảm chấn

- Dầu biến chất sau một thời gian sử dụng làm mất tác dụng giảm chấn có khi bị bó kẹt giảm chấn

4.4.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ giảm xóc

- Kiểm tra giảm xóc khi chưa tháo rời

Đỗ xe ô tô nơi bằng phẳng, kéo phanh tay hoặc chèn bánh xe.

Quan sát hiện tượng chảy dầu ở giảm xóc và các hiện tượng nứt gãy khác.

Dùng tay ấn vào vỏ xe phần hệ thống treo cần kiểm tra rồi thả tay ra, thực hiện lặp đi lặp lại vài lần quan sát sự chuyển động nếu tần số dao động của khung vỏ xe cao có nghĩa giảm xóc đã kém, nếu như tần số dao động thấp đồng thời êm dịu là giảm xóc còn tốt (phương pháp kiểm tra này phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người thợ).

- Kiểm tra giảm sóc khi đã tháo rời

Quan sát hiện tượng mòn xước ở thân pít tông.

4.5. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ phận giảm xóc

4.5.1. Bảo dưỡng giảm xóc

- Vì phớt chắn dầu, cần pít tông và các chi tiết khác của bộ giảm xóc được chế tạo với độ chính xác rất cao, nên khi sử dụng bảo dưỡng cần phải chú ý:

- Không được để phần cần pít tông nằm bên ngoài xy lanh bị cào xước để chống rò rỉ dầu bên trong xy lanh. Ngoài ra cần pít tông không được dính sơn dầu.

4.5.2. Sửa chữa bộ giảm xóc 

Mặc dù các bộ giảm xóc thường được thay thế cả cụm tổng thành nhưng trong nhiều trường hợp không cần thiết phải thay thế toàn bộ. Trong trường hợp này chỉ cần tháo pít tông, xy lanh ra và thay ống mới chú ý khi thay phải đồng bộ pít tông xy lanh và ốc hãm.

KẾT LUẬN

Hệ thống treo là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Sau gần 3 tháng cố gắng, với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: ThS.................. và các thầy cô trong bộ môn em đã hoàn thành đề tài “Thiết kế hệ thống treo xe ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng”

Trong đề tài này em đã đi sau nghiên cứu tìm hiểu về tính năng và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận chính trên hệ thống treo. Ngoài ra, em cũng đã nâng cao được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế, áp dụng được những kiến thức lý thuyết trên lớp vào thực tiễn để cùng các bạn trong nhóm chế tạo được một chiếc ô tô điện ba cầu vận chuyển đa năng.

Do trình độ và kinh nghiệm trong thực tế còn có hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, sự góp ý quý báu của các bạn để chúng em có thể củng cố và hoàn thiện những kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa cơ khí và đặc biệt là thầy: ThS.................. đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học và thực hiện học phần
đồ án tốt nghiệp để em có thể hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng quý. “Tính Toán Thiết Kế Ô Tô”. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh,2001

[2]. Nguyễn Trọng Hoan. “ Thiết Kế Tính Toán Ô Tô” .Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,2018

[3]. Nguyễn Khắc Trai. “ Kết Cấu Ô Tô”

[4]. K. Diwakar, N. Bhaskar, A. Surendra, Y. Uday Kumar & C. Srikar Rao, “Design and Analysis of a Tapered Composite Leaf Spring”, International Journal of Advanced Trends in Engineering and Technology, Volume 3, Issue 1, Page Number 20-30, 2018.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"