MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG XE TẢI
1.1. Chức năng của khung xe:
1.2. Phân loại:
1.3. yêu cầu đối với khung xe:
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHUNG XE THAM KHẢO
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ANSYS VÀ CÁC PHẦN TỬ SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH KHUNG
3.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình Ansys:
3.1.1. Đặc điểm của chương trình Ansys:
3.1.2. Trình tự giải bài toán trong Ansys:
3.1.2.1. Xây dựng mô hình:
3.1.2.2. Đặt lực và ràng buộc:
3.1.2.3. Chạy chương trình:
3.1.2.4. Lấy kết quả và nhận xét:
3.2. Các loại phần tử dùng trong tính khung:
3.2.1. Phần tử Beam188:
3.2.2. Phần tử Combin14:
3.3. Ưu điểm khi sử dụng Ansys trong tính bền khung xe:
CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ANSYS ĐỂ TÍNH THIẾT KẾ KHUNG
4.1. Các bước thực hiện:
4.2. Dùng Ansys thiết kế khung:
4.2.1. Xây dựng mô hình khung sơ bộ:
1. Định nghĩa tên bài toán và chọn loại phân tích:
2. Xác định thông số cho mô hình:
3. Xây dựng mô hình hình hình học của khung:
4.2. Giải và kiểm nghiệm độ bền của khung trong trường hợp tiết diện sơ bộ:
1. Tiến hành giải:
2. Khai thác kết quả và nhận xét:
3. Xét ứng suất trong một số trường hợp xe đi trong điều kiện đường xấu
4.3. Tối ưu hoá khung xe:
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Khung xe sau thiết kế:
5.2. Ứng suất khung sau thiết kế:
5.3. Kết luận:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Trường hợp một bánh xe trước bị hẫng:
2. Trường hợp một bánh trước lên dốc:
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghiệp ôtô là một trong những lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta. Nó là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế, do đó trong những năm qua nhà nước ta đã không ngừng đầu tư để phát triển nền công nghiệp ôtô của nước nhà.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để có một nền công nghiệp ôtô bền vững là phải có lực lượng lao động có trình độ. Do đó việc đào tạo trong các trường đại học, cao đẵng, dạy nghề,…đóng một vai trò chủ chốt để cung cấp lực lượng này.
Là một sinh viên sắp ra trường, được đào tạo về chuyên ngành ôtô, cần nắm được những thành tựu mới nhất trong thiết kế là hết sức quan trọng. Một trong những thành tựu đó là việc ứng dụng máy tính trong thiết kế. Công việc thiết kế được tiến hành hiệu quả hơn rất nhiều nhờ các phần mềm chuyên dụng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những phần mềm cho ngành ôtô nói riêng và cơ khí nói chung. Một số phần mềm thông dụng như : Auto CAD, Solid works, Matlab,Ansys,..trong đó Ansys là một phần mềm công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong việc đào tạo sinh viên chuyên ngành ôtô trên thế giới.
Xe tải hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi do đó việc đảm bảo sao cho xe hoạt động an toàn rất quan trọng. Một trong những vấn đề về an toàn là độ bền vững của khung. Làm sao để có được một khung xe đủ bền với khối lượng nhỏ nhất có thể là một điều khi thiết kế rất mong muốn. Với nhu cầu thực tế đó, đồ án sử dụng phần mềm Ansys để tiến hành kiểm tra bền của khung xe đồng thời chọn tiết diện tuỳ vào tình hình chịu ứng suất sao cho có được khối lượng phù hợp.
Đồ án được hoàn thành với bản thuyết minh và bản vẽ. Do trình độ và thời gian làm đồ án có hạn nên Đồ án của em khó tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo : TS……………. và các thầy trong bộ môn Ôtô-trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và cho em những ý kiến quý báu để hoàn thành đồ án.
Hà nội, ngày … tháng…năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHUNG XE TẢI
1.1. Chức năng của khung xe:
- Khung xe là hệ thống dầm truyền lực dùng để nhận và truyền tất cả các lực , phản lực trong quá trình ôtô làm việc.
- Khung dùng để đỡ cho các cụm nằm phía trên và giữ cho các cụm nằm ở vị trí tương quan với nhau.
- Khung dùng để lắp đặt các cụm khác như động cơ , hệ thống truyền lực, hệ thống treo, cơ cấu điều khiển.
1.2. Phân loại:
Theo kết cấu khung có 3 dạng:
- Khung có xà dọc ở hai bên:
- Khung hỗn hợp ( khung chữ X):
Theo các loại hệ thống chịu lực trên ôtô:
- Khung chịu lực
- Vỏ chịu lực
- Vỏ và khung cùng chịu lực
1.3. Yêu cầu đối với khung xe:
- Đảm bảo độ cứng của xà đều nhau
- Độ cứng phải đảm bảo sao cho các cụm gắn trên khung hoàn toàn cố định hoặc là xê dịch rất ít.
- Dầm ngang phải đảm bảo giữ không cho dầm dọc dịch chuyển dọc khi ôtô gặp các chướng ngại vật va đập vào đầu trước của dầm dọc.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM KHUNG XE THAM KHẢO
- Khung xe tham khảo là khung xe tải Huyndai tải tải trọng 3 tấn.
- Mô hình xe tính kiểm nghiệm:
- Khung xe có hai xà dọc hai bên, các xà dọc được liên kết với nhau bởi các xà ngang bằng các mối hàn điện và bằng đinh tán.
- Các dầm có tiết diện chữ U. kích thước tiết diện của các dầm dọc, dầm ngang, dầm đỡ buồng lái,… có kích thước khác nhau.
- Sơ đồ bố trí các cụm trên xe: Như hình dưới.
- Bảng trị số tải trọng tác dụng lên khung xe: Như bàng 2.1.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH ANSYS VÀ CÁC PHẦN TỬ SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH KHUNG
3.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình Ansys :
3.1.1. Đặc điểm của chương trình Ansys :
- Ansys là một phần mềm FEA(Finite Element Anlysis- phân tích bằng phần tử hữu hạn) dùng để mô phỏng kết cấu, tính toán thiết kế công nghiệp, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kĩ thuật.
- Là một phần mềm dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn, bài toán kĩ thuật được đưa về bài toán phần tử hữu hạn. các bài toán kĩ thuật sẽ có thể được mô phỏng hình học bởi các điểm, đường, mặt rồi chia lưới đưa về dạng phần tử hữu hạn hoặc có thể xây dựng trực tiếp mô hình phần tử hữu hạn từ các nút và các phần tử.
3.1.2. Trình tự giải bài toán trong Ansys :
Thông thường để giải bài toán trong Ansys thường tiến hành qua 4 bước:
- Xây dựng mô hình
- Đặt lực và ràng buộc
- Chạy chương trình
- Khai thác kết quả
3.1.2.1. Xây dựng mô hình:
Xây dựng mô hình tức là ta đi xây dựng mô hình hình học, xác định các thuộc tính vật liệu, các hằng số, các kiểu phần tử sử dụng. Từ mô hình hình học xây dựng được ta tiến hành chia lưới tạo mô hình phần tử hữu hạn để tính toán trong Ansys. Các bước cơ bản trong quá trình xây dựng mô hình gồm có:
+ Đặt tên bài toán và các tiêu đề phân tích
+ Định nghĩa đơn vị đo
+ Định nghĩa các kiểu phần tử
3.1.2.2. Đặt lực và ràng buộc:
- Đặt tải và ràng buộc thường được gọi chung là tải trọng.
- Trong phân tích kết cấu tải trọng bao gồm: các dịch chuyển, các lực, áp suất, nhiệt độ, lực hấp dẫn.
- Trong chương trình Ansys tải trọng có thể chia làm 6 nhóm:
+ Các ràng buộc bậc tự do
+ Các lực
+ Tải trọng bề mặt
+ Tải trọng khối
+ Các lực quán tính
+ Các tải trọng trường đối ngẫu ( couple-field)
3.1.2.4. Lấy kết quả và nhận xét:
Phần hậu xử lý dùng để hiện thị các kết quả tính toán. ở đây có hai bộ hậu xử lý chính.
- Bộ hậu xử lý chung (Post1).
- Bộ hậu xử lý quá trình thời gian (Post26).
Với bộ hậu xử lý Post1 có thể đưa ra kết quả tính toán tại một thời điểm xác định hoặc một tần số xác định. Với Post26 dữ liệu được đưa ra trong một khoảng thời gian và một khoảng tần số.
* Post1
+ Từ cấp cơ sở chọn /Post1 để gọi bộ hậu xử lý chung. Các kết quả có thể được xem xét trên màn hình, bảng số.
+ Bộ các câu lệnh xác định bộ dữ liệu được đọc từ tệp kết quả vào cơ sở dữ liệu. Lệnh Set,List đưa ra tổng kết mỗi bước tải trọng trên tệp kết quả.
+ Hình dạng chi tiết bị biến dạng được hiển thị bằng lệnh Pldisp, các chu tuyến được hiện ra bằng lệnh Plnsol, Plesol và Pletab. Các kết quả in ra bằng lệnh Plpath, Plvect dùng để hiển thị vectơ. Các phản lực được đưa ra với các nhãn Nfor, Nmom, Rfor, Rmom ở lệnh /Pbc.
3.2. Các loại phần tử dùng trong tính khung:
Sau quá trình nghiên cứu và lựa chọn trong thư viện phần tử của Ansys ta thấy có hai loại phần tử thích hợp nhất cho việc mô tả khung xe. Đó là phần tử Beam188 và Combin14.
3.2.1. Phần tử Beam188:
¨ Mô tả:
Với phần tử beam188, đây là một phần tử dạng dầm rất thích hợp cho việc phân tích nhỏ các cấu trúc dầm dầy. Nó là một phần tử dầm cơ bản trong thuyết Timoshenko. Nó bao gồm cả các tác dụng về biến dạng trượt.
¨ Dữ liệu ra:
Kết quả ra được kết hợp với những phần tử trong hai dạng:
· Thay thế và trả lại những nút bao gồm tất cả các nút giải.
· Thêm phần tử đầu ra được trình bày trong phần “Element output Definitations”
Để xem hình dạng 3D của dầm khi biến dạng, dùng OUTRES,MISC hoặc OUTRES,ALL cho phân tích tĩnh hoặc phân tích tức thời.(lệnh OUTRES điều khiển dữ liệu giải ghi ra cơ sở dữ liệu).
3.2.2. Phần tử Combin 14:
* Mô tả:
Combin14 là phần tử co giãn theo chiều dọc hay xoắn trong các ứng dụng 1,2, hay 3 chiều. Lựa chọn dọc của phần tử lò xo giảm xóc là một phần tử chịu nén dọc trục với 3 bậc tự do ở mỗi nút: tịnh tiến theo trục x, y, z. Không bị ảnh hưởng bởi sự cong và xoắn. lựa chọn lò xo giảm xóc xoắn thực sự là một phần tử chống xoay với 3 bậc tự do ở mỗi nút: xoay quanh các trục x, y, z. không xét đến sự uốn và tải dọc trục.
* Dữ liệu vào:
Phần chống rung của phần tử được góp vào chỉ như những hệ số chống rung của ma trận toàn bộ kết cấu. Lực chống rung hay mômen xoắn được tính bởi công thức:
Fx=- cvdux/dt or Tố = - cvd ố/dt.
Trong đó: Cv : là hệ số chống rung: cv = (cv)1 + (cv)2v .
V : là vận tốc được tính toán trong các bước trước.
Hệ số (cv)2 luôn sẵn sàng để cung cấp một hệ số chống rung phi tuyến cho những hiệu ứng đặc trưng của một số môi trường chất lỏng. Nếu (cv)2 được nhập vào ( như hằng số thực), KEYOPT(1) phải được đặt là 1.
3.3. Ưu điểm khi sử dụng Ansys trong tính bền khung xe:
- Xây dựng mô hình tính toán, bố trí đặt tải, kết quả tính toán sát với thực tế.
- Phản ánh được trạng thái chịu lực thực tế của khung xe.
- Có thể khai thác kết quả và mô tả kết quả tính toán dưới nhiều dạng khác nhau.
- Dễ dàng thay đổi, sửa chữa.
CHƯƠNG 4
ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ANSYS ĐỂ TÍNH THIẾT KẾ KHUNG
4.1. Các bước thực hiện:
- Khung được làm từ thép hợp kim 80TiL có [e]=5500 (KG/cm)
- Chọn kích thước sơ bộ cho các dầm của khung
- Xây dựng mô hình khung trong Ansys, tính bền khung với kích thước sơ bộ.
- Tối ưu kích thước khung theo điều kiện bền.
4.2. Dùng Ansys thiết kế khung:
4.2.1. Xây dựng mô hình khung sơ bộ:
1. Định nghĩa tên bài toán và chọn loại phân tích:
Tên bài toán được đặt sẽ được lấy làm tên của tệp dữ liệu trong quá trình làm việc. Như vậy, ta sẽ dễ dàng hơn trong những lần làm việc sau mà không sợ bị mất dữ liệu. để đặt tên bài toán :
File/ChangeJobname.
® hộp thoại ChangeJobname xuất hiện, ta đặt tên bài toán là: “khungxe” thay cho “file” và chọn “yes” cho “New log and error files” để cũng lấy tên bài toán cho file “log” và file “error”. Sau đó chọn “OK”.
Chọn loại phân tích: Mainmenu/Preference -> hộp thoại xuất hiện -> chọn “Structural” -> chọn “OK”.
2. Xác định thông số cho mô hình:
a. Kiểu phần tử (Element type):
Mainmenu/preprocessor/Element Type/Add/Edit/Delete -> hộp thoại xuất hiện -> chọn “add..” -> chọn “beam” phía dưới “structure mass”, chọn “2node 188” phía cột bên phải -> nháy vào “apply”.
c. Xác định thuộc tính vật liệu:
Thuộc tính vật liệu cho khung gồm:
Môđun đàn hồi: EX=2.10
Hệ số Poison : 0,31
3. Xây dựng mô hình hình hình học của khung:
Mô hình khung xe gồm có hai dầm dọc được liên kết với nhau bằng các dầm ngang. Trên các dầm dọc này có các giá đỡ để động cơ, hộp số và ly hợp. Các nhíp chính, nhíp phụ cũng được bắt trên 2 dầm này. Để mô hình hóa khung xe, vị trí liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang được xác định bởi 1 điểm( keypoint). Tại những vị trí lực quy về đặt lên khung cũng cần xác định bởi 1 điểm. Mỗi điểm sẽ được xác định bởi các toạ độ x,y,z trong hệ toạ độ ĐềCác.
a. Gán các thuộc tính vật liệu, các hằng số đặc trưng, tiết diện mặt cắt, kiểu phần tử cho các đoạn thẳng
Thực hiện đường dẫn lệnh sau:
- Main menu/Preprocessor/Meshing/Mesh attributes/Picked Lines.
-> hộp thoại “Line attributes” xuất hiện
c. Chia lưới để tạo mô hình phần tử hữu hạn:
Quá trình tính toán của Ansys dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn nên ta phải tạo mô hình phần tử hữu hạn thì Ansys mới hiểu và có thể giải được. Việc tạo mô hình phần tử hữu hạn từ mô hình hình học được tiến hành nhờ việc chia lưới. Việc chia lưới trong mô hình khung xe được tiến hành như sau:
Main menu/Preprocessor/Meshing/Mesh Tool
-> hộp thoại “Mesh Tool” xuất hiện
e. Tạo phần tử mô phỏng hệ thống treo:
- Tạo các nút của phần tử:
Trước tiên ta tạo ra các điểm (keypoints) tại các điểm nút (nodes):
Main menu/Preprocessor/Modeling/Copy/Keypoints
-> hộp thoại xuất hiện.
4.2. Giải và kiểm nghiệm độ bền của khung trong trường hợp tiết diện sơ bộ:
1. Tiến hành giải:
Tiến hành như sau:
Main menu/Solution/Solve/Current LS
Chọn “OK” để tiến hành quá trình giải.
Khi xuất hiện.
2. Khai thác kết quả và nhận xét:
- Đọc kết quả:
Main menu/General Postproc/Read Results/First set
- Định nghĩa các thông số: lực cắt,mômen uốn, mômen xoắn.
Main menu/General Postproc/Element Table/Define table
a. Lực cắt:
Lấy giá trị lực cắt của các phần tử theo bảng:
Main menu/General postproc/List results/Element table data.
- Giá trị mômen uốn khung:
Main menu/General postproc/List results/Element table data.
Hộp thoại xuất hiện ® chọn “momenuon” thay vì chọn “luccat”.
Ta được bảng giá trị mômen uốn tại các phần tử.
- Giá trị mômen xoắn khung:
Main menu/General postproc/List results/Element table data.
Hộp thoại xuất hiện ® chọn “momenxoan” thay vì chọn “luccat”.
Ta được bảng giá trị mômen xoắn tại các phần tử.
-Kiểm nghiệm bền:
Hệ số tải trọng động: kđ=2
Ứng suất emã =2*1997=3994 (KG/cm2)
Ứng suất cho phép : [e]=5500 (KG/cm2)
Do emax < [e] nên khung xe đủ bền.
4.3. Tối ưu hoá khung xe:
Khi thiết kế khung dựa trên điều kiện bền ta phải tính toán khung trong trường hợp khung chịu ứng suất lớn nhất. Trong các trường hợp xe đi trên đường xấu có thể xảy ra ta thấy rằng trường hợp 2 bánh xe chéo nhau đi lên mô đất là trường hợp nguy hiểm nhất. Trong trường hợp này ứng suất là lớn nhất( 4308 (KG/cm) ). Do đó ta sẽ thay tính toán trong trường hợp này.
Có nhiều cách thay đổi tiết diện của khung nhưng có hai phương pháp chủ yếu là :
- Tăng hay giảm độ cao của dầm chữ U để giảm hay tăng ứng suất.
- Tăng hay giảm các bề dày của tiết diện chữ U để giảm hay tăng ứng suất.
Xây dựng mô hình và giải bài toán trên trong Ansys ta có ứng suất lớn nhất là:894,673(N/mm2).
Giả sử tăng chiều cao của dầm lên 26 ® khi đó diện tích của mặt cắt là: 26*6-(26-1,2)*5,4=22,08
Khi đó ứng suất lớn nhất là: 649.25(N/mm2)
Giả sử không tăng chiều cao mà thay vì tăng các bề dày mà diện tích mặt cắt vẫn là 22,08 ® chiều dày tăng lên: 0.72263
Khi chiều dày tăng lên mà chiều cao không đổi thì ứng suất lớn nhất là: 660.375
a. Trường hợp 1:
Đoạn 1: W3=18
Đoạn 2: W3=42
Đoạn 3: W3=22
Đoạn 4: W3=24
Sử dụng Ansys ta tiến hành các bước trên như sau:
Main menu/Preprocessor/Sections/Beam/Common Sects -> hộp thoại hiện ra
Ứng suất lớn nhất là 2733((KG/cm2) tại phần tử 2265 có toạ độ theo phương x là 84,3 (cm).
do đó ứng suất của dầm :
emã = 2733*kđ=2733*2 =5466 (KG/cm2) < [e] ® khung đủ bền
b. Trường hợp 2:
Ta thấy rằng ứng suất tập trung rất lớn ở đoạn (7-11) do đó ngoài cách tăng tiết diện toàn bộ đoạn dài ta có thể tăng độ dày của đoạn này để giảm ứng suất của đoạn xuống -> giảm ứng suất lớn nhất của khung.
Các đoạn khác:
Đoạn1: w1=w2=6 w3=18 t1=t2=t3=0.6
Đoạn3: w1=w2=6 w3=26 t1=t2=t3=0.6
Đoạn4: w1=w2=6 w3=26 t1=t2=t3=0.6
Ứng suất lớn nhất là 2708 (KG/cm2) tại phần tử 2559 có toạ độ theo phương x là 151.5 (cm).
-> ứng suất động của khung: emax = 2708*kđ=2708*2=5416(KG/cm2) <[e] -> khung đủ bền
d. nhận xét:
Dựa trên các trường hợp xét trên ta có các nhận xét sau:
- Khi tăng hay giảm tiết diện của mặt cắt sẽ làm cho ứng suất của khung giảm hay tăng.
- Các vùng ứng suất phân bố trên dọc chiều dài của khung là khác nhau. Có những vùng ứng suất rất lớn, và có những vùng thì ứng suất lại rất nhỏ.
- Vùng khung chịu ứng suất lớn nhất thường nằm ở những đoạn ngay vùng bắt nhíp bởi vì tại đây có các phản lực tập chung của nhíp.
- Khi thiết kế khung ta nên chọn tiết diện thay đổi sao cho những đoạn có ứng suất lớn thì tiết diện cũng phải lớn phù hợp. đặc biệt những nơi tập trung ứng suất lớn quá ta nên gia cường thêm để tăng bền.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
5.1. Khung xe sau thiết kế:
- Dựa vào điều kiện bền của khung xe xét trong trường hợp nguy hiểm nhất và các phương án đưa ra, ta thấy rằng phương án 2 là phù hợp nhất. Do thoả mãn điều kiện bền và cho khối lượng cũng như không gian khung nhỏ.
- Kích thước chiều dài của các dầm là không đổi
- Tiết diện mặt cắt của các dầm được cho như hình/
- Khung xe sau thiết kế: Như hình vẽ
5.2. Ứng suất khung sau thiết kế:
- Trường ứng suất phân bố trên khung:
* Nhận xét:
+ Tiết diện của khung gồm 2 phần có kích thước khác nhau. Phần đầu và cuối có kích thước nhỏ hơn so với đoạn giữa.
+ Ứng suất phân bố trên toàn khung đã có sự đồng đều trong các vùng. Tuy nhiên có một số vị trí chịu ứng suất lớn do phân bố tải trọng và trạng thái khung tạo ra. Những vùng này thường có kích thước lớn.
+ Vùng bắt động cơ và vùng đầu nhíp sau (gần xylanh thuỷ lực) là hai vùng có ứng suất lớn nhất.
5.3. Kết luận:
- Chương trình Ansys là một phần mềm chuyên nghiệp trong tính toán kết cấu cũng như trong các lĩnh vực khác. ứng dụng Ansys trong các lĩnh vực kĩ thuật là rất lớn. Khi áp dụng Ansys tính toán khung cho ta kết quả ứng suất gần đúng hoàn toàn có thể tin cậy được. Đồ án là sự phát triển của đề tài tính bền khung xe tải. Đồ án đã xét đến ứng suất trong trường hợp nguy hiểm nhất và đã đưa ra những cải tiến khung xe nhằm đảm bảo cho khung xe thoả mãn điều kiện bền khi làm việc trong điều kiện xấu nhất.
- Đồ án vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Đặc biệt là chưa áp dụng được tính toán tối ưu có sẵn trong Ansys để thiết kế khung. Việc cải tiến khung dựa trên những nhận xét về ứng suất để gia cường cho những vùng ứng suất nguy hiểm. Tuy nhiên đây cũng là hướng phát triển về sau. Ta có thể dùng các công cụ tối ưu nhằm tối ưu hoá các kích thước của khung một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế tính toán ôtô máy kéo.
Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn, Trương Minh Chấp
NXB Khoa Học Kỹ Thuật
2. Sổ tay vật liệu
3. Cơ sở cơ học ứng dụng
Tác giả: Đặng Việt Cương, Phan Kỳ Phùng.
NXB Giao Thông Vận Tải
4. Tin học ứng dụng trong thiết kế cơ khí
Tác giả: Trần Văn Nghĩa
NXB Giáo Dục
5. Trợ giúp trực tuyến của phần mềm Ansys
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"