ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TÍNH TOÁN THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN VÀ XẾP DỠ HÀNG HÓA LÊN MÁY BAY

Mã đồ án OTTN002020495
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe thiết kế, bản vẽ bóc tách cắt kéo trước, bản vẽ bóc tách cắt kéo sau, bản vẽ chèn thuyết minh); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ dồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ TÍNH TOÁN THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN VÀ XẾP DỠ HÀNG HÓA LÊN MÁY BAY.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. 0

MỤC LỤC.. 3

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.. 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.. 8

1.1 MỞ ĐẦU.. 8

1.1.1 Lý do chọn đề tài 8

1.1.2 Mục tiêu của đề tài 8

1.1.3 Đối tượng và khách thế nghiên cứu. 8

1.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu. 9

1.1.5 Giới hạn của đề tài 9

1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG.. 9

1.2.1 Một số định nghĩa. 9

1.2.2 Công dụng và phân loại 9

1.2.3 Cấu tạo chung. 13

1.2.4 Nguyên lý hoạt động. 14

1.2.5 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH.. 14

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.. 26

2.1 Giới thiệu về xe thiết kế. 26

2.1.1 Giới thiệu chung. 28

2.1.2 Các bộ phận chính. 28

2.2 Lựa chọn phương án thiết kế. 33

2.2.1 Cắt kéo. 33

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN CẮT KÉO.. 36

3.1 Tính toán khối lượng. 36

3.1.1 Tính toán khối lượng cắt kéo trước. 36

3.1.2 Tính toán khối lượng sàn trước. 38

3.1.3 Tính toán khối lượng cắt kéo sau. 41

3.1.4 Tính toán khối lượng cắt kéo sau. 43

3.2 Tính toán các lực tác dụng lên cắt kéo trước. 46

3.2.1 Tính toán chọn xylanh cho cắt kéo trước. 46

3.3 Lực tác dụng lên xylanh. 50

3.3.1 Tại vị trí thấp nhất 50

3.3.2 Tại vị trí cao nhất 54

3.4 Tính toán lực tác dụng lên cắt kéo. 56

3.4.1 Tại vị trí ban đầu. 56

3.4.2 Tại vị trí cao nhất 62

CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT CHỐT.. 69

4.1 Chọn phôi 69

4.2 Thứ tự các nguyên công. 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 71

LỜI CẢM ƠN

Đồ án tốt nghiệp là bài tổng hợp kiến thức suốt bốn năm học tại trường Đại học Thủy Lợi, em đã lựa chọn đề tài là: “Thiết kế, tính toán thiết bị vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa lên máy bay”. Đồ án này có sự đóng góp và giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, khoa Cơ khí, thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình thực hiện.

Em xin chân thành cảm ơn thầy: ThS. …………….. - bộ môn Kỹ thuật ô tô - khoa Cơ khí - Đại học Thủy Lợi đã định hướng và rất tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập đến khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

                                                                                                  Hà Nội, ngày … tháng … năm 20….     

                                                                                             Sinh viên thực hiện

                                                                                            ……………….

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 MỞ ĐẦU

1.1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, khi nền công nghiệp Việt Nam đã và đang có những tiến bộ và thay đổi đáng ghi nhận. Từng bước hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tiến trình công nghiệp hoá có điều kiện thuận lợi đó là tiếp cận và sử dụng những thiết bị máy móc hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu cho công cuộc phát triển kinh tế, đất nước thì xe chuyên dùng là một thiết bị không thể thiếu được, trong đó có kể đến xe nâng hàng. 

Trong điều kiện hoàn cảnh nước ta nhu cầu sử dụng xe nâng là rất lớn nhưng thực tế hầu hết xe chuyên dùng ở nước ta đều được nhập khẩu với giá thành cao.

Chính vì vậy đối với sinh viên cơ khí nói chung cũng như sinh viên ngành ô tô nói  riêng, khi ra trường đòi hỏi phải có hiểu biết rộng ,nắm vững kiến thức để có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế để từ đó có những biện pháp sửa chữa hư hỏng và nghiên cứu thiết kế nội địa hoá từng phần đến hoàn chỉnh

1.1.3 Đối tượng và khách thế nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu xe nâng hạ hàng hóa tại sân bay

Khách thế nghiên cứu: Xe nâng hạ hàng hóa tại sân bay Treple champ 70w

1.1.5 Giới hạn của đề tài

Do thời gian có hạn

Do kinh phí thực hiện đề tài hạn hẹp

Do tính bảo mật của các hãng xe nâng về thông số thiết kế xe.

Vì vậy đề tài chỉ tính toán về thiết kế cơ cấu nâng, tính ổn đinh của xe nâng hạ hàng hóa tại sân bay Treple champ 70.

1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG

1.2.1  Một số định nghĩa

Xe nâng hàng là loại xe chuyên dùng phục vụ vào việc vận chuyển, bốc xếp , nâng hạ hang hóa và được thiết kế dựa trên xe cơ sở có bổ xung các thiết bị nâng hạ.

1.2.1.1 Công dụng và phân loại

Xe nâng hàng tự hành là một dạng riêng của máy trục vận chuyển, nó không chỉ được dùng để nâng hạ (xếp dỡ) và vận chuyển các loại hàng kiện, hàng bao gói, hàng hòm, comtainer nhỏ và các cấu kiện bê tông có trọng lượng tương đối lớn. Nó cũng có thể lắp các thiết bị kẹp hàng để vận chuyển các hàng ống dài. 

Dạng cơ bản của bộ công tác đặt trên xe nâng tự hành là bàn nâng có gắn với hai càng nâng hình chữ L (gọi là cặp đĩa nâng). Với hai càng nâng này, nó có thể mang bất kỳ loại hàng nào: bằng cách đặt thân tấm bản đáy lên hai càng nâng hoặc chứa sắc trong thùng chứa bằng gỗ hay thép, còn vật liệu rời thì dùng gầu xích treo trên bàn nâng.

Đặc điểm cơ bản của máy là: Có tính cơ động cao, có nhiều chức năng:

-  Nâng hạ

-  Bốc xếp

-  Khả năng quay vận chuyển hàng

1.2.1.2 Phân loại:

Xe nâng hạ được chia làm 3 loại chính dựa trên nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Ba loại chính bao gồm:

* Xe nâng hạ bằng tay:

Xe nâng hạ bằng tay là xe nâng dùng thủ công để di chuyển hàng hoá gồm các loại xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hoá vừa nâng hàng hoá lên cao bao gồm các loại xe nâng cao. 

* Xe nâng hàng bằng điện:

Xe nâng hạ bằng tay là xe nâng dùng thủ công để di chuyển hàng hoá gồm các gồm các loại xe nâng cao. Tại trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe nâng bằng tay này đều rơi vào loại nhẹ và đơn giản từ 0,5 - 1 tấn cho loại vừa di chuyển vừa nâng lên cao hoặc 2,5 tấn cho loại chỉ di chuyển chứ không nâng loại xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hoá vừa nâng hàng hoá lên cao bao lên cao.

* Xe nâng hạ hàng hóa bằng động cơ

Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta phải sử dụng nâng dỡ và di chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.

1.2.4 Cấu tạo chung

Cấu tạo chung của xe nâng hàng tự hành với bộ di chuyển bánh lốp, lắp hai càng nâng, nguồn động lực lái động cơ đốt trong được thể hiện trên hình gồm các bộ phận chính sau:

-  Bộ công tác.

-  Bộ di chuyển.

-  Hệ thống động lực.

1.2.4 Nguyên lý hoạt động

Xe nâng hoạt động:

Vận động khoang làm việc di chuyển lên xuống:

Khi ở vị trí thấp nhất, ta hạ cần nâng đến vị trí thấp nhất, khóa cứng bánh xe để người làm việc mở lan can và vào sàn nâng.

1.2.5 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI XE NÂNG HÀNG SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ, CÓ TẢI TRỌNG NÂNG TỪ 1.000KG TRỞ LÊN

Lời nói đầu

QCVN 25: 2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 12 năm 2015, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

1.2.5.1 Quy định chung

a. Phạm vi điều chỉnh

- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại xe nâng công nghiệp tự hành có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên nhưng không quá 10.000kg và kéo với móc kéo tiêu chuẩn lên đến 20.000N (sau đây được gọi là xe nâng hàng).

- Đối với xe nâng hàng làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ …) 

c. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

- Xe nâng công nghiệp tự hành (Self-propelled industrial trucks) Là 01 loại xe bất kỳ di chuyển bằng bánh xe (loại trừ những xe chạy trên đường ray) được thiết kế để chở, kéo, đẩy, nâng, xếp dỡ hay xếp thành tầng các tải trọng bất kỳ và được điều khiển bởi một người đi với xe hoặc ngồi trên ghế, trên một sàn phẳng được bố trí trên xe.

- Người vận hành (operator) Là người đã được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ về an toàn lao động, vệ sinh lao động; được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng hàng và phải chịu trách nhiệm đối với việc chuyển động và nâng hạ tải của xe nâng hàng.

1.2.5.2 Quy định về kỹ thuật

a. Quy định chi tiết

- Tại vị trí làm việc bình thường của người vận hành và trong vùng tiếp cận của đường vào, đường ra không được có cạnh bén nhọn hay góc sắc nhọn.

- Xe nâng phải được trang bị cơ cấu bảo vệ nhằm tránh các khởi động không mong muốn từ những người không có thẩm quyền.

- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 30cm thì phải bố trí tay nắm để người lái lên xuống được dễ dàng. Tay nắm này cũng có thể là 01 bộ phận của xe nâng.

- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 55cm, phải làm bậc lên xuống cho lái xe. Chiều cao của bậc thứ nhất tính từ nền không được vượt quá 55cm, khoảng cách các bậc tiếp theo không được vượt quá 55cm.

b. Quy định về quản lý an toàn trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng xe nâng hàng

Hồ sơ kỹ thuật của xe nâng hàng bao gồm:

- Bản thuyết minh chung phải thể hiện được các yêu cầu sau:

+ Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

+ Mã hiệu, năm sản xuất.

* Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sản xuất trong nước:

- Đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này;

- Xe nâng hàng chế tạo trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Điều 2 của quy chuẩn này trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

c. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng lưu thông trên thị trường.

- Xe nâng hàng lưu thông trên thị trường phải được đơn vị bán hàng thực hiện các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông xe nâng hàng và quy định của nhà sản xuất.

- Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của xe nâng hàng do mình bán.

e. Quản lý sử dụng an toàn xe nâng hàng:

 - Xe nâng hàng phải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành và sử dụng an toàn.

- Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành xe nâng hàng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.

1.2.5.5 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

- Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, sửa chữa, quản lý và sử dụng xe nâng hàng có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

- Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng xe nâng hàng tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Mặc dù mới du nhập vào thị trường Việt Nam không lâu nhưng với những tính năng hiện đại, an toàn và tích hợp, xe nâng hạ hàng hóa đã và đang dành được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà thầu, cũng như các nhà đầu tư. Trong đó với môi trường làm việc tại sân bay cùng tính tiện dụng cấu tạo đơn giản thì xe nâng hà hàng hóa dạng cắt kéo là cái tên nổi bật hơn cả. 

Vậy nên trong đồ án này em lựa chọn thiết kế thiết bị xếp dỡ hàng hóa, hành lý dạng cắt kéo tại sân bay.

2.1 Giới thiệu về xe thiết kế             

Bảng thông số kích thước xe như bảng 2.1.

2.1.1 Giới thiệu chung

Thiết bị nâng hạ container và pallet tại sân bay (Hình 1) là loại xe tự hành, một người vận hành có khả năng nâng và vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lên đến 7000 kg . Nó có thể xử lý container hoặc pallet và phục vụ nhiều loại máy bay.

Ý tưởng thiết kế sử dụng công nghệ mới nhất và kết hợp các đơn vị điện mô-đun, được cải tiến hệ thống chuyển tải, hệ thống điện và các thành phần thủy lực. Sử dụng diesel làm nhiên liệu.

2.1.2 Các bộ phận chính

2.1.2.1 Khung xe

Khung xe là một khung thép cứng, trên đó tất cả các thành phần khác được gắn kết. Hai có thể bảo vệ bánh xe dẫn động hỗ trợ khung xe ở phía trước, và hai cụm bánh xe bogy, bao gồm hai mỗi bánh xe, hỗ trợ phía sau của khung xe. Các bánh xe dẫn động đẩy khung xe bằng thủy lực bằng hai trục bánh răng hành tinh. Các cụm bánh xe bogy được cung cấp với một thủy lực điều chỉnh độ cao. 

Con lăn hình trụ được trợ lực ở phía trước của sàn hỗ trợ và chuyển hàng hóa. Một lan can bản lề được lắp đặt ở phía bên trái của cây cầu.

2.1.2.2 Cabin điều khiển

Cabin điều chứa tất cả các điều khiển cần thiết để điều khiển bộ tải và chuyển hàng hóa.

Thiết kế đứng giúp tầm nhìn tối đa cũng như an toàn, tiện lợi và thoải mái truy cập vào bộ nạp và điều khiển máy bay. Cabin của người điều hành có thể điều chỉnh thủy lực về phía trước và phía sau để cho phép người điều hành tiếp cận với các điều khiển máy bay trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

2.1.2.5 Bộ nguồn

Bộ nguồn được đặt ở phía trước của bộ nạp. Nó là một đơn vị mô-đun được bản lề ở bên trái bên của bộ nạp. Một bảng điện trên bên phải của mô-đun chứa các điều khiển và chỉ báo được sử dụng để khởi động và vận hành bộ nguồn mặt đất.Một động cơ diesel Perkins và các động cơ khác, có sẵn như là nguồn năng lượng chính cho bộ nạp.

2.1.2.7 Hệ thống điện

Hệ thống điện 24 volt cung cấp năng lượng để điều khiển hệ thống thủy lực, đèn chiếu sáng và các phụ kiện khác.

2.2 Lựa chọn phương án thiết kế

Nội dung đề tài:  “Thiết kế cắt kéo của thiết bị “

2.2.1 Cắt kéo

2.2.1.1 Cắt kéo trước

Gồm 4 thanh dọc hộp chính, 2 thanh trụ, 1 thanh ngang hộp.

Thanh dọc chính hộp có kích thước như hình:

Thanh ngang thép hình trụ có kích thước như hình

2.2.1.2 Cắt kéo sau

Gồm 4 thanh dọc hộp chính, 5 thanh ngang hộp.

Thanh dọc chính hộp có kích thước như hình:

Thanh ngang hình hộp 2 kích thước như hình:

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN CẮT KÉO

3.1 Tính toán khối lượng

3.1.1 Tính toán khối lượng cắt kéo trước

Thể tích thanh 1 là:

V1= 3085.200.100-3085.(200-16).(100-16)= 14018240mm3= 14018,24cm3

Khối lượng thanh 1 là:

M1 =14018,24.7,87 =109062g= 109kg

Thể tích thanh 2 là:

V2= 13728759mm3=13728,76cm3

Khối lượng thanh 2 là:

M2=13728,76.7,87=108045g=108kg

Thể tích thanh 4 là :

V1= 2300.200.100-2300.(200-16).(100-16)= 10451200mm3= 10451,2cm3

Khối lượng thanh 4 là:

M1 =10451,2.7,87 =82251g= 82kg

∑Mcắt ­kéo=M1.4+M2+M3+M4 = 109.4+10+83+82=709kg

3.1.1 Tính toán khối lượng sàn trước

Thể tích thanh 1 là :

V1= 3740.200.80-3740.(200-16).(80-10)= 11668800mm3= 11668,8cm3

Khối lượng thanh 1 là:

M1 =11668,8.7,87 =91833,5g= 92kg

Thể tích thanh 2 là :

V2= 3400.200.80-3400.(200-16).(80-10)= 10608000mm3= 10608cm3

Khối lượng thanh 2 là:

M2 =10608.7,87 =83485g=83kg

Thể tích thanh 5 là:

V5= 370.200.100-370.(200-20).(100-20)= 2072000mm3= 2072cm3

Khối lượng thanh 5 là:

M5 =2072.7,87 =16306g=16kg

3.1.3 Tính toán khối lượng cắt kéo sau

Thể tích thanh 1 là:

V1= 4450.160.160-4450.(160-20).(160-20)= 26700000mm3= 26700cm3

Khối lượng thanh 1 là:

M1 =26700.7,87 =210129g= 210kg

Thể tích thanh 3 là :

V3= 1860.150.150-1860.(150-16).(150-16)= 8451840mm3= 8452cm3

Khối lượng thanh 3 là :

M3=8452.7,87=66517g=66kg

∑Mcắt ­kéo=M1.4+M2+4.M3 = 109.4+10+83+82=709kg

3.2 Tính toán các lực tác dụng lên cắt kéo trước

Các lực tác dụng lên cắt kéo là:

Tải trọng : 3000kg

Trọng lượng sàn trước: 1653kg

3.2.1 Tính toán chọn xylanh cho cắt kéo trước

3.2.1.1 Chọn kết cấu xy lanh

Cơ cấu nâng sẽ chọn 2 xylanh.

Các thông số đầu vào của xy lanh thủy lực thiết kế:

- Áp suất max: 150 Bar

- Tốc độ cần Piston:  0,5 m/s

- Hành trình lớn nhất: 600 mm

- Tải lực chống lớn nhất: 2326,5 kg

Chọn kết cấu loại xy lanh hàn, phù hợp sản xuất loạt nhỏ. Giả thiết xy lanh thủy lực thiết kế là loại tác động kép nhưng làm việc ở chiều đẩy (duỗi xy lanh), chiều co của xy lanh chạy không tải, vì vậy coi áp suất khoang hồi bằng không.

3.2.1.2 Chọn vật liệu xy lanh

Chọn thép Cacbon mác C45 để chế tạo toàn bộ xy lanh. Thép mác C45 được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng và công nghiệp hiện nay bởi cơ tính (độ bền, độ cứng, dộ dẻo,…) rất phù hợp cho gia công cơ khí, chế tạo chi tiết máy, xây dựng cầu đường, khung thép,… dễ dàng tôi, ram để đạt được độ cứng mong muốn.

3.2.1.3 Tính toán kích thước xy lanh cắt kéo trước

* B1: Tính đường kính (trong) ống xy lanh:

Ta có:  Lực tải lớn nhất khi đẩy: F = 2326.5 Kg

* B2: Tính đường kính cán piston:

Xác định sơ bộ đường kính cần xy lanh theo công thức:

S = (0,56 - 0,7). AL = (0,56 - 0,7). 60 = 33.6 - 42 mm

Chọn đường kính cần tiêu chuẩn là S = 40 mm.

*  Tính kiểm nghiệm cán piston

Để đảm bảo cán piston không bị cong khi làm việc do cần dài, ta kiểm nghiệm kích thước xy lanh ở trên theo công thức thực nghiệm:

Fgh = 51,7 kN = 5,2 tấn > 2,3265 tấn.

Vậy xy lanh đủ điều kiện làm việc về lực.

3.3 Lực tác dụng lên xylanh

3.3.1 Tại vị trí thấp nhất

Như có thể thấy, A và D là gối đỡ con lăn và B và C là chốt đỡ, điểm O cũng là chốt khớp giữa hai chân của thang máy.

Lực W là trọng lượng của tải + trọng lượng của sàn trước

W =(3000+ 1651).9,81=45626N

Wlegs là tải trọng gây ra bởi trọng lượng của chân

Wlegs = 709.9,81=6955N

3.4 Tính toán lực tác dụng lên cắt kéo

Chọn hệ trục tọa độ dọc theo đường chéo của thành như hình vẽ.

Như có thể thấy tất cả các ứng suất đều nhỏ hơn ứng suất cho phép, cho nên thiết kế hiện tại đạt yêu cầu.

Với thanh AC

Chia thanh AC thành 3 đoạn: AE, EO, CE

CHƯƠNG 4 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT CHỐT

Chi tiết chốt là 1 chi tiết quan trọng để liên kết các thanh cắt kéo làm việc với nhau.

4.1 Chọn phôi

- Chọn 1 phôi thép có đường kính ngoài 105mm, đường kính trong 85mm, dài 260mm

- Chọn 2 phôi thép tấm có kích thước 110mmx110mmx15mm

4.2 Thứ tự các nguyên công

* Gia công phôi 1 trên máy tiện:

Khi thiết kế quy trình công nghệ ta phải lập thứ tự các nguyên công sao cho chu kỳ gia công hoàn chỉnh 1 chi tiết là gắn nhất, góp phần hạn chế chi phí gia công, đảm bảo hiệu quả nhất.

+ Nguyên công 1: Khỏa mặt đầu sao cho chi tiết đạt kính thước 230mm

Định vị 4 bậc tự do như hình vẽ. Khỏa mặt đầu đạt kích thước 230mm

* Gia công phôi 2:

Đưa phôi thép tấm vào máy CNC, gá đặt , lập trình đạt kích thước đường kính 100mm, dày 10mm

* Sau khi gia công ta tiến hành hàn 2 phôi lại với nhau

* Tiến hành mài để đủ tiêu chuẩn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. https://www.engineersedge.com/mechanics_machines/scissor-lift.htm

[2]. QCVN 25: 2015/BLĐTBXH Quy chuẩn Việt Nam cho xe nâng tự hành trên 1000kg

[3]. https://amech.net/n/gioi-thieu-cac-he-thong-thuy-luc/gioi-thieu-so-do-thuy-luc-cho-gia-nang-hang-su-dung-2-xi-lanh

[4]. Catalog xe Treple champ 70W

[5]. Quy trình bảo dưỡng xe Commander 15i

[6]. Giáo trình sức bền - T.S Trần Hưng Trà -T.S Phan Thanh Nhàn

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"