ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE Ô TÔ DU LỊCH CẤP QUÂN KHU

Mã đồ án OTTN002020429
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ các phương án bố trí mặt bằng trạm, bản vẽ buồng sơn sấy, bản vẽ kết cấu cầu nâng 2 trụ, bản vẽ mặt bằng trạm, bản vẽ quy trình căn chỉnh bơm cao áp trên máy 12PSB-II); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE Ô TÔ DU LỊCH CẤP QUÂN KHU.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục Lục.………………………………………………………………………...3

Lời nói đầu.…………………………………………………… …………….…5

Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe.………………………..7

1.1. Giới thiệu tổng quát hệ thống tổ chức biên chế của ngành Xe-Máy quân khu 1………… 7

1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe du lịch của quân khu ………………8

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe ……………..…..8

1.2.2. Cường độ sử dụng xe du lịch của quân khu …………..….…..…..9

Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng–sửa chữa.12

2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa ….…………..…..…12    

2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm ……………….…...………12

Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm……...…….18

3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm ly hợp .…………………………..18

3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm ……………………………….………….18

3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.………………………….19

3.1.3. Tính toán số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng ………..23

3.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng - sửa chữa..…………..……………..26

3.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm …………………..………27

3.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa. 33

3.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động ………..……42

3.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm ……………..………..53

3.2. Quy hoạch mặt bằng trạm.……………………………….…………54

3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm.………….…54

3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm. …….……54

Chương 4: Hướng dẫn khai thác sử dụng trang thiết bị………..…64

4.1. Một số quy định về an toàn.………………………………….……64

4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị.………….....…….64

4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén.…………….….……..64

4.1.3. Quy định về phòng cháy.…………………………….…………..64

4.2. Hướng dẫn khai thác sử dụng một số thiết bị trong trạm.………….65

4.2.1. Thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô G-SCAN:………………………………65

4.2.2. Cầu nâng hai trụ TPF-9A.……………………...….…………..….74

4.2.3. Máy cân bằng lốp Heshbon.………………………………….…….….80

4.2.4. Máy tháo lốp Corghi A2000.…………………………………….…....82

4.2.5. Máy cân bơm cao áp 12PSB-II.………………………………….........87

Kết luận.……………………………………………………………………….96

Tài liệu tham khảo………………………………………………….…………97

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay trong quân đội ta sử dụng một số lượng lớn xe ô tô du lịch với nhiều chủng loại và xuất xứ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các xe đều là dòng xe hiện được sản xuất chế tạo ở những nước công nghiệp phát triển, trình độ kỹ thật cao, giá trị về kinh tế lớn. Trong khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, công nghệ chế tạo còn lạc hậu thì việc bảo quản, bảo dưỡng - sửa chữa, để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, nâng cao tuổi thọ, tích kiệm chi phí là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội hiện nay.

   Quân khu 1 hiện đang quản lý, sử dụng một số lượng lớn xe ô tô du lịch phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ các cấp. Chủng loại và xuất xứ  xe rất đa dạng, vật tư sửa chữa thay thế khan hiếm, chi phí cho bảo dưỡng sủa chữa ở các Gara dân sự rất tốn kém. Trong khi đó cường độ hoạt động xe của đơn vị rất lớn, các trạm, xưởng bảo dưỡng sửa chữa xe quân sự không đáp ứng được về mặt công nghệ và vật tư thay thế. Vì vậy cần phải có một trạm bảo dư­­­ỡng, sửa chữa xe ô tô du lịch có trang bị và công suất phù hợp với điều kiện sử dụng của đơn vị.

   Với tình hình trên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về duy trì tình trạng kỹ thuật của xe và công tác bảo đảm kỹ thuật cho xe ô tô du lịch trong các nhiệm vụ của đơn vị cùng với phương châm: “ Giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm” tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô du lịch cấp quân khu”

   Nội dung của đồ án môn học bao gồm:

Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe.

Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm.

Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm.

Chương 4: Hướng dẫn khai thác sử dụng trang thiết bị.

   Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: PGS.TS. ……………..- Chủ nhiệm Khoa Động lực. Do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên không thể tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đánh giá, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, giúp bản đồ án được hoàn chỉnh hơn./.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                  Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                             Học viên thực hiện

                          ………………

Chương 1

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SỬ DỤNG XE

1.1. Giới thiệu tổng quát hệ thống tổ chức biên chế của ngành Xe-Máy quân khu 1

Hệ thống tổ chức biên chế của ngành xe máy Quân khu 1 được tổ chức chặt chẽ từ quân khu đến các đơn vị cơ sở. Phòng Xe –Máy là cơ quan xe máy cấp chiến dịch, chỉ đạo toàn bộ hoạt động công tác kỹ thuật xe máy của quân khu. Ở các sư đoàn, BCHQS các tỉnh có Ban Xe-Máy đảm nhiệm công tác kỹ thuật xe máy của đơn vị. Các đơn vị lữ đoàn, trung đoàn và tương đương có biên chế trợ lý xe-máy.

Trong khi đó, những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, giao thông đô thị, trong lĩnh vực vận tải quốc phòng cũng có nhiều thay đổi về trang bị, chất lượng và dịch vụ. Đặc biệt trong nhóm xe bảo đảm số lượng xe con, xe du lịch thuộc dòng xe hiện đại đã tăng lên rất nhiều và tập trung ở khối cơ quan quân khu, phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ chỉ huy các cấp. 

1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe du lịch của quân khu

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe

Địa bàn đóng quân của Quân khu 1 rộng, bao gồm 6 tỉnh Cao Bẳng; Lạng Sơn; Bắc Giang; Bắc Ninh; Thái Nguyên; Bắc Kạn. Phần lơn là địa hình rừng núi nhiều đèo rốc, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến công tác quản lý, khai thác, sử dụng TBKT xe-máy. 

a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí:

Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước đọng trên các vật liệu phi kim như gỗ, cao su, da, bọt…gây nên nấm mốc làm thay đổi tính cơ lý vật liệu như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa các vật liệu đó.

b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ:

Khi nhiệt độ ngoài trời cao thì hiệu suất làm mát cho động cơ và các cụm máy như ly hợp, hộp số, cầu xe, bộ phận treo… sẽ bị giảm rất nhiều dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm.

1.2.2. Cường độ sử dụng xe du lịch của quân khu

Theo thống kê từ năm 2011 đến nay số lượng xe du lịch trong quân khu tăng 48,70% . Năm 2011 tổng số  99 xe; năm 2012 tổng số 167 xe; năm 2013 tổng số 193 xe (số liệu theo báo cáo kiểm kê 01/7 hàng năm). Số lượng xe này phần lớn thuộc cơ quan quân khu và các đơn vị quanh địa bàn TP.Thái Nguyên (năm 2011: 65/99 = 65,66%; năm 2012: 109/167 = 65,27%; năm 2013: 122/193 = 63,21%). Qua số liệu thống kê như trên ta nhận thấy số lượng xe du lịch tập trung ở cơ quan quân khu và các đơn vị đóng quân quanh địa bàn TP. 

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng xe trong các tháng và thống kê số km sử dụng ở các tháng trong năm.

 Theo số liệu thống kê của đại đội c17/BTM/Quân khu và các đơn vị sư đoàn 3; sư đoàn 346; BCHQS Tỉnh Thái Nguyên; Trường DN số 1; Trường QSQK; Lữ 210, 382, 575; Viên 91/CHC; Kho K21, K23, Xưởng X79/CKT; Công ty Việt Bắc, cường độ sử dụng xe du lịch của khối cơ quan quân khu và các đơn vị đóng quân quanh địa bàn TP. Thái Nguyên trong các năm 2011, 2012, 2013 được chỉ ra ở bảng 1.1

Chương 2

PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA

2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa

Trạm bảo dưỡng sửa chữa là nơi thực hiện công tác sửa chữa - bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch, khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với trạm bảo dưỡng, sửa chữa là:

- Bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.

2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm

Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đơn vị đã xây dựng được một hệ thống bảo dưỡng - sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về bảo dưỡng - sửa chữa xe du lịch.

Việc tiến hành thiết kế, xây dựng trạm bảo dưỡng - sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe, đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

- Thiết kế theo mẫu: phương pháp này chủ yếu dựa vào trạm bảo dưỡng - sửa chữa hiện có để thiết kế.

- Thiết kế cải tiến bổ sung: là phương pháp dựa vào các trạm đã có nhưng chưa hoàn chỉnh để thiết kế hoàn thiện hơn phù hợp với tình hình thực tế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

* Phương pháp cầu vạn năng:

Với phương pháp này tất cả các công việc bảo dưỡng - sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng - sửa chữa. Tất cả các phương tiện, thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu.

- Bố trí như hình 2.1b: Là phương án mà tất cả các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trạm theo hai chiều, phương án này có ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Dễ dàng cho xe vào bảo dưỡng - sửa chữa thuận tiện khi đưa xe chết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt.

Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộ phận của trạm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau, gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa.

- Bố trí như hình 2.1c: Là phương án kết hợp hai phương án trên, phương án này được áp dụng khi số cầu bảo dưỡng - sửa chữa tính toán lớn hơn một cầu.

Nó tận dụng được ưu điểm của hai phương án trên, đồng thời khắc phục được nhược điểm cơ bản của chúng.

* Phương pháp dây chuyền:

Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng - sửa chữa được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định. Các xe vào bảo dưỡng - sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng.

Sơ đồ bố trí trạm bảo dưỡng - sửa chữa theo phương án dây chuyền được thể hiện trên hình 2.2

Chương 3

TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRẠM

3.1. Tính toán công nghệ

3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm

Trạm bảo dưỡng - sửa  chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và cấp 02 cho ô tô, sửa chữa nhỏ và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng - sửa chữa.

a- Phòng bảo dưỡng kỹ thuật.

Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng xe, trong phòng được bố trí các cầu bảo dưỡng.

Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe, cường độ sử dụng xe của đơn vị. Cầu gồm 2 loại: cầu cụt và cầu thông. Trong phòng bố trí các thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng như giá để chi tiết, giá rửa các bầu lọc, thiết bị hàn nguội, tủ đựng dụng cụ, kích nâng chuyển… 

b- Các phòng sửa chữa:

Gồm có:

- Phòng nguội;

- Phòng hàn điện, hàn hơi, rèn, gò;

- Phòng sửa chữa thiết bị điện;

- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;

3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.

3.1.2.1. Các phương pháp tính:

Việc tính toán nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp:

a- Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của đơn vị. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của đơn vị hay bị thay đổi do yêu cầu công việc. 

b- Phương pháp thứ hai: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình.

Bằng phương pháp này sẽ bảo đảm thiết kế hợp lý, trạm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị.

3.1.2.2. Tính toán số xe vào bảo dưỡng - sửa chữa theo cường độ sử dụng trung bình.

Từ kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của quân khu và theo kế hoạch thống kê ở bảng (1.1) ta chọn tháng 01, tháng 6 và tháng 12 của năm 2013 là ba tháng có cường độ sử dụng khá lớn để tính. Như vậy sẽ phù hợp với thực tế hiện tại và khả năng gia tăng số lượng xe du lịch của quân khu trong thời gian tới. Từ đó ta  có thể tính được các số liệu sau:

- Tổng số lần sử dụng xe trong thời gian chọn tính:

AN= 1512 + 1514+1540 = 4566 [xe]

- Số ngày sử dụng xe trong thời gian chọn tính:

An= 28 + 28+28 = 84 [ngày]

- Tổng số km xe chạy trong thời gian chọn tính:

AS= 186140 + 187300 +187400 = 560840 [km]

Số km trung bình mỗi xe chạy cho một lần xuất xe được xác định thông qua công thức sau: Stb = 122,9 ≈ 123 [km/xe]

3.1.2.3. Tính toán số lượng xe vào trạm bảo dưỡng - sửa chữa.

Việc xác định số lượng xe vào trạm bảo dưỡng - sửa chữa trung bình trong một tháng được xác định dựa trên cơ sở cường độ sử dụng xe trung bình.

Ta có:

NBD-2 - Số xe bảo dưỡng kỹ thuât cấp 2 trong 1 tháng [xe/tháng];

Ntb­­­ - Số lần sử dụng xe trung bình trong 1 ngày [xe/ngày];

ntb - Số ngày sử dụng xe trung bình trong 1 tháng [ngày/tháng];

Stb - Số km trung bình mỗi xe chạy cho một lần xuất xe [km/xe];

LBD-2 - Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 [km];

Chu kỳ và thời gian bảo dưỡng các cấp của các loại xe được thống kê ở bảng 3.1 theo tài liệu [3]

Như phần tính toán ở trên, số lượng xe sử dụng trung bình trong một ngày là 55 xe.

Ta có:

Ntb = 55 [xe/ngày];

Stb = 123 [km/xe];

ntb = 28 [ngày/tháng];

LBD-2 = 16000 [km];

Thay các giá trị vào công thức (3-4) ta có: NBD-2 = 11,8 [xe/tháng]

Ta có:

Ntb = 55 [xe/ngày];

Stb = 123 [km/xe];

ntb = 28 [ngày/tháng];

LBD-1 = 4000 [km] theo bảng (3.1)

Thay các giá trị vào công thức (3-5) ta có: NBD-1 = 35,5  [xe/tháng]

Thành phố Thái Nguyên là thành phố rất phát triển ở khu vực phía bắc nước ta, nơi có lượng xe ô tô du lịch hoạt động rất lớn. Hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên khối cơ quan quân khu rất nhiều người có xe du lịch cá nhân, đây chính là lượng khách hành rất gần gũi, dễ tiếp cận. 

Để đảm bảo cho công suất của trạm đáp ứng nhu cầu tăng về số lượng xe du lịch của đơn vị trong những năm tới và khả năng làm dịch vụ kinh tế của trạm, ta tính thêm 50% nhu cầu xe bảo dưỡng hiện tại. Vì vậy ta có số lượng xe vào bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 trong 1 tháng chọn tính là:

NBD-1 = NBD-1 + NBD-1*50% = 35,5 + 35,5*50% ≈ 53  [xe/tháng]

NBD-2 = NBD-2 + NBD-2*50% = 11,8 + 11,8*50% ≈ 18  [xe/tháng]

3.1.3. Tính toán số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng.

a- Xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng:

Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng - sửa chữa, nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa của công ty, ta xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng theo tài liệu [2].

Ta có:

ZcBD-1; ZBD-2 - Số thợ để bảo dưỡng - sửa chữa các xe vào bảo dưỡng - sửa chữa cấp 1 và cấp 2 [người];

tbd-1; tbd-2 - Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thời gian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe];

t , t  - Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người-giờ/xe].

Giá trị t , t  - được xác định trên cơ sở xử lý các số liệu thống kê và được tính như sau:

Theo tài liệu [2] ta có:

t  = (10 20)% tbd-1;

t  = (70 100)% tbd-2;

T - thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng. Vậy có thể lấy giá trị trung bình T = 75 100 h/tháng theo tài liệu [1,2].

- Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng theo tài liệu [1,2] ta có  = 0,7 0,8.

Từ tài liệu (3) kết hợp với thực tế ta lấy các giá trị cụ thể như sau:

tbd-1 = 10 [người - giờ/xe];

tbd-2 = 20 [người - giờ/xe];

t  = 10% tbd-1 = 1,0 [người-giờ/xe];

t  = 70% tbd-2 = 14,0 [người-giờ/xe];

NBD-1= 53 [xe/tháng]; NBD-2= 18 [xe/tháng];

T = 90 h/tháng;  = 0,8 theo tài liệu [2];

Thay các giá trị vào công thức (3-6) và (3-7) ta có:

ZcBD-1 = 8,09 ; chọn tính ZcBD-1 = 8 [người]

ZcBD-2 = 8,50 ; chọn tính ZcBD-2 = 8 [người]

b- Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác:

Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng - sửa chữa ở các bộ phận khác được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:

- Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa

- Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

- Biên chế trang bị trong trạm và tình trạng kỹ thuật của các loại xe

Dựa vào các cơ sở trên đối với một trạm bảo dưỡng - sửa chữa của một đơn vị trong điều kiện thực tế của Việt Nam ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận khác trong trạm như ở bảng 3.2

c- Chọn bậc thợ

Việc chọn bậc thợ cho trạm bảo dưỡng - sửa chữa được tiến hành dựa vào: Khối lượng công việc bảo dưỡng - sửa chữa, mức độ phức tạp của công việc, chủng loại trang thiết bị, khả năng làm việc của từng loại thợ và phải phù hợp với tình hình thực tế của công ty

Đối với công việc bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ không cần thợ bậc cao nên bậc thợ của trạm không cần vượt quá bậc 6.

Xuất phát tự những cơ sở trên ta chọn bậc thợ cho trạm như bảng 3.3

3.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng - sửa chữa.

Số cầu bảo dưỡng - sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vào bảo dưỡng - sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đến thời gian sửa chữa nhỏ.

Ta có:

CBD-1, CBD-2 - Số lượng cầu bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 cho các xe [cầu]

NBD-1, NBD-2 - Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2 trong một tháng [xe/tháng]

tbd-1 và tbd-2 - Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2 [người-giờ/xe];

t , t  - Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người-giờ/xe].

R - Số lượng công nhân làm việc trên một cầu bảo dưỡng, thông thường để thuận lợi trong quá trình tính toán, cũng như bảo đảm trên cầu không quá đông người, gây lộn xộn, làm giảm hiệu quả công việc theo tài liệu [2] ta có: R = (2 3) người/cầu; chọn tính R = 3 [người/cầu];

Ta có:

BD-1 = 53 [xe/tháng];

NBD-2 = 18 [xe/tháng];

tbd-1 = 10 [người-giờ/xe];

tbd-2  = 20 [người-giờ/xe];

Theo tài liệu [2] ta có R = 3 người/cầu; T = 90h/tháng

Thay các giá trị vào công thức (3-9) và (3-10) ta được:

CBD-1 = 2,69 [cầu]

CBD-2 = 2,83 [cầu]

3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa.

Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng  - sửa chữa nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.

- Phương pháp kết hợp (kết hợp hai phương pháp trên)

Trên cơ sở các số liệu tính toán được, ta có thể dùng phương pháp đồ giải để lập qui hoạch bố trí, điều chỉnh lại diện tích của các công trình, bộ phận dựa vào kích thước của xe, thiết bị, số cầu bảo dưỡng chiếm chỗ trong phòng để bảo đảm việc đi lại làm việc của công nhân.

Nội dung của phương pháp này là vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng với đầy đủ các trang bị bố trí ở trong đó, sao cho đúng vị trí thực tế, kích thước, khoảng cách giữa các cầu, các xe, trang bị với nhau và giữa chúng với tường theo quy định tỷ lệ nhất định so với kích thước thực tế.

Trên cơ sở đó xác định được chiều dài và chiều rộng của khu vực cần xác định (nghĩa là xác định được diện tích khu vực đó)

a) Tính diện tích phòng bảo dưỡng (F­­1)

Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m, khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễ dàng.

Khoảng cách giữa đuôi xe với tường là 2m, khoảng cách này dùng để đặt các thiết bị sửa chữa – bảo dưỡng.

Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảng cách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m.

Ở phần trên ta đã xác định được số cầu trong phòng bảo dưỡng là 6 cầu.

Đối với xe ô tô 7 chỗ;

Chiều dài: 4,555m;

Chiều rộng: 1,770 m;

Vậy ta có sơ đồ mặt bằng phòng bảo dưỡng kỹ thuật như sau: (Hình 3.1)

1. Vị trí các cầu bảo dưỡng, sửa chữa

2. Tường của phòng bảo dưỡng

Chiều rộng của phòng bảo dưỡng: B = 4.2 + 3.1,770 = 13,31 (m)

Lấy để tính  B = 13 (m)

Chiều dài của phòng bảo dưỡng là: L =  6.2 + 3.2 = 18 (m)

Lấy để tính L = 18 (m)

Vậy diện tích của phòng bảo dưỡng là: F = B.L = 18.13 = 234 (m2 )

b)   Tính diện tích phòng hàn rèn (F2)

Vị trí đặt lò rèn:     14m2

Vị trí rèn          :       4m2

Máy làm tiện + Vị trí hàn  : 9m2

Thiết bị và vị trí hàn hơi    : 8m2  

 Vị trí đặt tủ dụng cụ + Bàn nguội + thùng chứa nước làm nguội + giá kim loại:  8m2         

Vậy diện tích F2 = 14 +4 + 9 + 8 +8  =33m2

c) Tính diện tích phòng cơ nguội (F3)

Áp dụng công thức (3.13) ta có: F3 = kM . F0 . N [m2]

Trong đó:

kM  - Hệ số khoảng trống và được chọn lấy theo tài liệu [2] cụ thể như sau:

Đối với phòng cơ nguội chọn kM = 3.

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng (3.5).

N - Số lượng trang bị trong phòng (chiếc) và được xác định theo bảng (3.5)

Vậy F3 = 3(2,24 + 0,3 + 2,6 + 0,21 + 0,72 + 0,4) = 19,41 m2

Lấy tính: F3 = 20 m2

đ) Tính diện tích phòng sửa chữa săm lốp (F5)

Áp dụng công thức (3.13) ta sẽ có: F5 = kM . F0 . N [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, được chọn theo tài liệu [2]. Ở đây kM = 3,5 sẽ đảm bảo đủ diện tích giá đặt thiết bị và tạo điều kiện làm việc thuận tiện cho công nhân.

F0, N được xác định theo bảng (3.7)

Vậy F5 = 3,5(2,24 + 0,6 + 2 + 0,75 + 0,6 + 0,5 + 0,5 + 0,5) = 26,415 m2

Lấy tính: F5 = 27 m2

g) Tính diện tích phòng nhận bình điện (F­8)

Áp dụng công thức (3.13) ta sẽ có: F8 = kM . F0 . N [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy  kM = 2,5, đối với hệ số này sẽ đảm bảo đủ diện tích làm việc và đi lại trong phòng

F0, N được xác định theo bảng (3.10)

Vậy F8 = 2,5(0,84 + 1,12 + 0,25) = 5,525 m2

Lấy tính: F8 = 6 m2

j)  Tính diện tích phòng khí nén (F11)

Áp dụng công thức (3.13) ta sẽ có: F11 = kM . F0 . N [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy  kM = 3 là đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân.

F0, N được xác định theo bảng (3.13)

Vậy F11 = 3(2 + 0,32 + 0,36 + 0,6 + 0,25) = 10 m2

Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau:

Phòng sửa chữa thùng vỏ xe : F12 = 42 m2

Phòng pha chế dung dịch :      F13 = 8 m2

Phòng rửa tay:                         F14 = 6 m2

Phòng thay quần áo :               F15 = 10 m2

Phòng vệ sinh: có 2 phòng      F16 = 10 m2

Phòng bảng điện của trạm:     F17 = 6 m2

Phòng sơn sấy:                        F18 = 70 m2

Phòng pha sơn vi tính:             F19 = 12 m2

Phòng hành chính:                   F20 = 28 m2

Phòng sửa chữa động cơ          F21 = 34 m2

Vậy diện tích các phòng còn lại là: 226  m2

Tổng diện tích toàn bộ trạm là: ∑F= 234 + 33 + 20 + 21+ 27 + 18 +12+6+24+65+10+226= 696 m2

3.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.

3.1.7.1. Vấn đề chiếu sáng:

Đây là một vấn đề rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với đời sống sinh hoạt làm việc của công nhân trong trạm. Mức độ chiếu sáng và chất lượng chiếu sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng công việc và an toàn cho người lao động. 

a - Tính toán chiếu sáng tự nhiên:

Vấn đề chiếu sáng tự nhiên cho trạm được bảo đảm bằng hệ thống cửa sổ và cửa chiếu sáng, cửa ra vào ở các khu vực. Vì vậy thực chất của việc chiếu sáng tự nhiên là xác định số lượng cửa sổ và cửa chớp; theo tài liệu [1] diện tích cửa sổ  1/8 diện tích sàn.

* Tính cho phòng bảo dưỡng:

Trong phòng bảo dưỡng ta dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng nhờ các cửa ra vào và cửa sổ. Để chất lượng chiếu sáng tốt ta phải đảm bảo được diện tích cửa chiếu sáng.

* Tính cho phòng khác.

Để chiếu sáng cho các phòng, ta sử dụng các cửa sổ trên tường, các cửa sổ có kích thước (1,2  1,6) m, diện tích 1 cửa sổ sẽ là: S1cs = 1,92 m2.

Kết quả tính toán số lượng cửa sổ cần thiết để chiếu sáng cho các phòng theo bảng 3.14.

b - Tính toán chiếu sáng nhân tạo:

Mục đích của chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo mức độ sáng cần thiết khi làm việc buổi tối và khi ánh sáng tự nhiên không rõ. Thực chất của việc tính toán chiếu sáng theo tài liệu [2] ta xác định bằng công thức:

P = W. Fn  [W]                                     (3-18)

Ta có:

E - Độ dọi theo tiêu chuẩn [Lux];    E = 30  60  [Lux]

h - Hệ số an toàn; h = 1,5  1,7;

k - Hệ số độ dọi của đèn; k = 0,7;

z - Hệ số đặc trưng cho độ sáng không đều; z = 1,25

V - Hiệu suất phát sáng của đèn; V = 14

Do đặc điểm tính chất công việc ở các khu vực trong trạm rất khác nhau nên mức độ chiếu sáng đối với các phòng sẽ khác nhau.

Đối với các nạp bình điện, phòng pha chế dung dịch, kho vật tư, phòng nhận bình điện, phòng trạm trưởng, phòng hành chính, phòng vệ sinh, phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng nén khí và phòng bảng điện của trạm thì cần ánh sáng bình thường. Vậy ta chọn E = 40 [Lux]; diện tích các phòng này là Fn1 = 169 [m2]

Thay giá trị vào  công thức (3-15) ta có: W1 = 7,65 [W/ m2];

Vậy tổng công suất của các đèn ở các phòng nêu trên sẽ là: P1 = 7,65  169 = 1292,85 [W]

* Đối với các phòng còn lại như: phòng bảo dưỡng sửa chữa, phòng hàn rèn, phòng cơ nguội, phòng sửa chữa thiết bị, các phòng này còn cần ánh sáng cao hơn. Vậy ta chọn E = 60 [Lux]. Tổng diện tích của các phòng này là 527 m2

Do đó ta được tổng công suất các đèn ở các phòng này sẽ là: P2 = 11,47  527 = 6044,69 [W]

Do đó ta được tổng công suất của đèn cho toàn bộ trạm sẽ là: P = P1 + P2 = 1292,85 + 6044,69 = 7337,54 [W]

3.1.7.2. Vấn đề thông gió.

Mục đích của việc thông gió là để bảo đảm tốt điều kiện làm việc của nhân viên trong trạm, thay đổi không khí và đưa ra ngoài các chất độc hại, bụi bẩn do máy móc sinh ra. 

Diện tích các cửa này được tính toán ở phần chiếu sáng tự nhiên cho các phòng, Khi xác định thông gió theo phương pháp nhân tạo ta xác định lưu lượng không khí cần thiết trao đổi với bên ngoài để chọn quạt thông gió phù hợp.

3.1.7.2.1. Tính toán thông gió cho nhà chính.

a - Xác định lượng nhiệt thừa:

Nhiệt độ người thải ra phụ thuộc vào trạng thái làm việc, tầm vóc lứa tuổi, điều kiện khí hậu của môi trường làm việc theo tài liệu [2] ta có bảng 3.15.

Theo bảng 3.15 ta chọn nhiệt độ tc = 250C. Đối với một người làm việc sẽ tạo ra một nhiệt lượng là q = 170 [kcal/h-người];

Trong phòng bảo dưỡng sửa chữa có 16 người làm việc, vậy nhiệt lượng tỏa ra của người được xác định theo công thức theo tài liệu [6] ta có:

Qng = n . q  [kcal/h];                              (3-20)

Thay các giá trị vào công thức (3-20) ta được:

Qng  = 16 . 170 = 2720 [kcal/h]

* Nhiệt do động cơ tỏa ra khi làm việc:

Theo tài liệu [6] ta có công thức như sau:

Qdc = 0,04 . gc . C . Nett . n [kcal/h]                           (3-21)

Theo tài liệu [6] ta có:

ge = 0,17 [kcal/ml-h] nếu công suất > 200 [mã lực]

ge = 0,23 [kcal/ml-h] nếu công suất < 200 [mã lực]

Ta thay các giá trị vào công thức (3-21) ta sẽ được nhiệt tỏa ra khi động cơ nổ máy ở phòng bảo dưỡng sẽ là:

Qdc = 0,04 . 0,23 . 10500 . 72 . 6 = 41731  [kcal/h];

Vậy nhiệt tỏa ra trong phòng bảo dưỡng sẽ là:

Q = Qng + Qđc + Qcs + QM [kcal/h]                                   (3-25) 

Q = 2720 + 41731 + 5031 + 7845 = 57327 [kcal/h]

b - Xác định lượng ẩm thừa:

Lượng ẩm thừa trong phòng gồm có các nguồn sau:

- Tỏa ẩm của con người

- Bay hơi từ các nguồn nước và bề mặt có nước.

- Bay hơi từ các chất lỏng khác.

- Tỏa ẩm từ đất đá và kết cấu bao quanh phòng.

Ta chỉ xét 2 nguồn tỏa ẩm sau đây:

* Tỏa ẩm của con người trong sinh hoạt và làm việc [g/h]; lượng tỏa ẩm của người theo tài liệu [5] ta có công thức tính:

            Wng = n . g [g/h]                                          (3-26)

Vậy ta thay các giá trị vào công thức (3-26) ta có: Wng = 16 . 180 = 2880 [g/h] = 2,88 [kg/h]

* Tỏa ẩm sàn nhà khi rửa nhà:

Ta có:

tkk - Nhiệt độ không khí khô trong phòng theo bảng (3-15) ta có: tkk = 250C

tn - Nhiệt độ không khí nước trong phòng: tn = 160C

Fn - Diện tích sàn nhà [m2]; Fn = 234 m2

Vậy ta có: Wn = 13,10 [kg/h]

Do đó ta có tổng lượng ẩm ở trong phòng bảo dưỡng sẽ là:

W  = Wng + Wn  [kg/h]                              (3-28)

=> W  = 2,88 + 13,10 = 15,98 [kg/h]

c - Xác định lượng khí độc CO2  và CO

Trong quá trình hoạt động của con người luôn luôn thả ra các loại khí và hơi độc (khí CO2 do quá trình hô hấp, các loại khí khác do quá trình sản xuất sinh ra) lượng này tăng dần đến một giới hạn nào đó sẽ gây nguy hiểm đối với  con người. Để giảm bớt lượng hơi và khí độc này một trong các giải pháp hay được giải quyết là thông gió cho công trình.

Lượng CO2 do người thải ra tùy theo tầm vóc, lứa tuổi và trạng thái hoạt động.

- Trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh             20 lít/h-người;

- Lao động chân tay nhẹ nhàng             30 lít/h-người;

- Lao động chân tay bình thường          50 lít/h-người;

- Nằm yên tĩnh                                     10 lít/h-người;

Trong phòng bảo dưỡng có 16 người làm việc, do đó lượng CO2 do người thải ra là: Vng = 50 . 16 = 800 [lit/h];

* Lượng CO2 do động cơ thải ra

Động cơ khi nổ nóng thải ra 600 lít/h với Ne = 1 mã lực

Vậy công suất động cơ khi vào bảo dưỡng có 6 xe sẽ là:

Ne = 6 . 72 = 432 [mã lực]

Vậy Vđc = 600 . 432 = 259200 [lít/h]

d - Lưu lượng không khí cần thiêt để thải ra nhiệt thừa và ẩm thừa.

Ta có:

I1 - Nhiệt hàm của không khí ra khỏi phòng [kcal/kgkk]

I2 - Nhiệt hàm của không khí vào trong phòng [kcal/kgkk];

- Trọng lượng thể tích không khí [kg/m3];

Theo tài liệu [6] ta có giá trị cụ thể như sau:

I1 = 11,2 [kcal/kgkk]; I2 = 14,5 [kcal/kgkk];  = 1,139 [kg/m3]

Thay các giá trị vào công thức (3-30) ta có: Lnhiệt = 15251,82 [m3/h];

e - Lượng không khí cần thiết để thải CO2:

Theo tài liệu [6] ta có nồng độ cho phép khí CO2 1%, vậy lượng không khí cần thiết để thải CO2 ra ngoài là:

LCO = VCO2 . 100

LCO = 260. 100 = 26000 [m3/h]        

3.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm

Các bộ phận tiêu thụ điện trong trạm gồm có: Máy phát, thiết bị, dùng thắp sáng v.v…Trên cơ sở công suất tiêu thụ của thiết bị và thời gian làm việc thực tế trong một tháng ta tính được điện năng tiêu thụ mà ta cần phải đảm bảo cung cấp cho các thiết bị theo tài liệu [6] ta có công thức tính như sau:

Wt = 0,75 . PC . Tt . KC  [kw.h/tháng]          (3-34)

Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong gara sẽ là:

Wt = 0.75 .82,1 . 90. 0,2 = 1108,35 [kw.h/tháng]

* Nguồn điện cung cấp cho thắp sáng:

Công suất cần thắp sáng cho các phần cần chiếu sáng là 6,15 [kw]. Thực tế thời gian chiếu sáng nhân tạo lấy ¼ Tcn theo tài liệu [6] ta có công thức tính.

Wcs = P.t    [kw.h/tháng]                 (3-43)

Trong đó:

P – Công suất cần thiết để thắp sáng [kw]; (Theo tính toán chiếu sáng nhân tạo ở mục 3.1.7.1 ta có: P= 6511,73 [W] = 6,51[kw])

t- Thời gian cần chiếu sáng [giờ]: t = ¼.Tcn = 90/4 = 22,5 h

Vậy ta có: Wcs = 6,51. 22,5 = 146,48 [kw.h/tháng]

Ta có lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của trạm là : W∑ = Wt + W­cs  = 946,35 + 146,48= 1092,83 [kw.h/tháng] 

3.2. Quy hoạch mặt bằng trạm.

3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm.              

Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng - sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.

3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm.

3.2.2.1 Bố trí mặt bằng của trạm bảo dưỡng – sửa chữa

Xuất phát từ việc tính toán diện tích các phòng của trạm, căn cứ vào yêu cầu cũng như nguyên tắc cơ bản đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị ta bố trí mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa như hình 3.2.

3.2.2.2 Quá trình công nghệ của trạm.

a)  Xác định phương pháp bảo dưỡng kỹ thuật.

Có ba phương pháp bảo dưỡng cơ bản là phương pháp cầu vạn năng, phương pháp cầu dây chuyền và phương pháp chuyên môn hóa.

Bản chất của phương pháp cầu vạn năng là: mọi công việc thuộc một dạng bảo dưỡng nào đó được thực hiện trên một cầu và do một nhóm thợ với những chuyên môn khác nhau đảm nhiệm.

Phương pháp dây chuyền có đặc điểm là toàn bộ nội dung bảo dưỡng được phân ra các cầu. Mỗi cầu chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số nội dung công việc ổn định nào đó:

Ví dụ: Cầu kiểm tra xem xét, cầu thay dầu mỡ, cầu kiểm tra và điều chỉnh…

Phương pháp bảo dưỡng theo cầu dây chuyền là phương pháp tiên tiến song nó ứng dụng cho những đơn vị có cùng một chủng loại xe và có số lượng lớn. Khi đó cầu dây chuyền sẽ được bố trí theo một trình tự nhất định.

b) Tổ chức quá trình công nghệ:

Trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa phải được thực hiện nội dung chẩn đoán kỹ thuật. Mục đích của việc chẩn đoán kỹ thuật là xác định tình trạng chung của xe và các cụm, tổng thành để xác định nội dụng cụ thể cho bảo dưỡng kỹ thuật, đồng thời chẩn đoán kỹ thuật còn để đánh giá kiểm tra chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa. Việc chẩn đoán kỹ thuật được tiến hành trước, trong và sau bảo dưỡng - sửa chữa bằng các dụng cụ và được thực hiện ngay trên cầu bảo dưỡng.

Sau khi sửa chữa hoặc thay thế xong tiến hành điều chỉnh, chạy thử và đánh giá tình trạng kỹ thuật. Nếu chưa đạt yêu cầu thì sửa chữa đến khi đạt chất lượng yêu cầu mới làm thủ tục giao xe. Đường dây công nghệ sửa chữa xe theo sơ đồ (hình 3.3).

Đối với những xe đến chu kỳ bảo dưỡng thì tùy theo cấp bảo dưỡng phải thực hiện  kết quả chẩn đoán kỹ thuật và xác định nội dung công việc cụ thể và phải thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu đó.

Chương 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ

4.1. Một số quy định về an toàn.

4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị.

Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Khi các thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng.

- Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng.

 4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén.

- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;

- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất.

- Kiểm tra, bổ sung dầu vào các te máy nén theo vạch đầu tiên của thước đo dầu.

4.1.3. Quy định về phòng cháy.

* Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong trạm mọi người phải thực hiện nghiêm các quy định sau:

- Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm.

- Không để trong xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu, mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định.

- Chỉ được hàn ở những nơi đã được quy định.

* Khi xảy ra mất an toàn trong quá trình làm việc thì nguyên tắc xử lý chung là:

- Phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, tìm nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phải cấp cứu người cứu người có nguy cơ bị tử vong, phương tiện có nguy cơ bị phá hủy phải nhanh chóng cứu chữa, sau đó báo cáo lên cấp trên có trách nhiệm đến điều tra, xác minh, giải quyết hậu quả.

- Xử lý tai nạn chảy máu: Phải nhanh chóng ga-rô, băng cầm máu, sau đó xử lý theo nghiệp vụ chuyên môn.

4.2. Hướng dẫn khai thác sử dụng một số thiết bị trong trạm.

4.2.1.Thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô G-SCAN

4.2.1.1. Chức năng của thiết bị G-scan

a- Chức năng giao diện của máy với các thiết bị, phương tiện.

- Đọc và xóa lỗi.

- Chức năng kích hoạt: Kích hoạt các van solenoid, kiểm tra béc phun, kích hoạt các mô tơ điều khiển gương (lên/xuống), kích hoạt đóng mở cửa….

- Cài đặt ID của béc phun các dòng xe dầu.

- Chức năng balance test của thiết bị chẩn đoán G-scan (kiểm tra độ cân băng từng cylinder của động cơ CRDi).

- Có thể kết nối với máy vi tính lưu dữ liệu in ra kết quả sau khi kiểm tra.

- Cập nhật các phần mềm mới qua internet.

b- Phạm vi có thể kiểm tra của các hệ thống.

- Phần truyền động: Động cơ xăng/dầu , hộp số tự động, hệ thống điều khiển hành trình tự động…..

- Phần khung xe: Hệ thống phanh ABS, EPS….

- Phần thân xe: Hệ thống an toàn (túi khí, dây đai an toàn) hệ thống điều khiển cửa, hệ thống chỗ ngồi…

4.2.1.2. Thông số kỹ thuật của máy G-SCAN.

Các thống số kỹ thuật của máy G-SCAN được chỉ ra trong bảng 4.1.

4.2.1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô G-SCAN.

a- Cấu tạo của máy G-SCAN.

- Phần phía mặt trước của thiết bị G-scan.

b- Hướng dẫn chẩn đoán hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử trên xe ô tô hợp chuẩn OBD-I và OBD-II

Bước 1:

- Kết nối cáp DLC tới máy G-scan bằng đầu kết nối với ba vít vặn nhanh, và kết nối tới giắc chẩn đoán trên xe.

Bước 2:

- Kết nối cáp DLC của G-scan tới giắc DLC trên xe (lúc đó khoá điện xe ô tô ở vị trí OFF).

- Với những xe sử dụng đầu chuyển đổi khác có thể vào các Model khác hoặc các  hãng khác tương đương. Nếu xe sử dụng đầu kết nối không phải là đầu OBD-2/EODB cần sử dụng đầu chuyển đổi có ghi hãng xe trên đầu chuyển đổi với cáp nguồn chính để kết nối.

Bước 4a: Kích đúp chuột vào CARB OBD- II (nếu xe ô tô đã hợp chuẩn giao tiếp OBD-II và EOBD )  hộp giắc giao tiếp 16 chân hình thang thường bố trí ở dưới hộp tay lái người lái xe (theo quy định quốc tế ) .

Bước 5: Kích đúp chuột vào dòng xe Mugnus:

- Lúc đó màn hình hiện ra ba hệ thống  chính của xe gồm:

+ Hệ thống truyền động.

+ Hệ thống thân vỏ.

+ Hệ thống khung gầm.

Bước 6: Kích chuột vào hệ thống truyền động:

Màn hình hiện lên gồm một số dung tích xilanh của động cơ gồm: 2.0 SOHC; 2.0 DOHC; 2.0 L6; 2.5 L6 và hộp số tự động .

4.2.1.4. Một số chú ý khi khai thác sử dụng thiết bị G-scan

- Đặt thiết bị tại vị trí an toàn, cách xa các chi tiết chuyển động của xe hay môi trường độc hại khi dùng G-scan.

- Dùng xạc nguồn và cáp được cung cấp bởi Git trước, sau đó đến các nguồn mở.

- Đảm bảo kết nối an toàn đối với tất cả các cáp và các đầu nối. Cẩn thận không để cáp DLC hay cáp nguồn bị tuột khi G-scan đang hoạt động.

- Không tháo rời vỏ thiết bị trong bất cứ trường hợp nào

4.2.2. Cầu nâng hai trụ TPF-9A.

4.2.2.1. Giới thiệu chung về cầu nâng hai trụ TPF-9A.

Cầu nâng TPF-9A có xuất xứ từ Đài Loan, là loại cầu nâng 2 trụ được dùng phổ biến hiện nay tại các trung tâm dịch vụ, gara bảo dưỡng-sửa chữa ở nước ta do có các tính năng nổi bật như:

+ Dẫn động bằng điện và thủy lực.

+ Có hai tay gấp giúp xe có thể ra vào thuận tiện.

Hình dáng bên ngoài của cầu nâng 2 trụ TPF-9A đươc biểu diễn trên hình 4.7.

4.2.2.2. Kết cấu, nguyên lý hoạt động cầu nâng 2 trụ TPF-9A.

Hình dáng kết cấu của cầu nâng 2 trụ TPF-9A được biểu diễn trên hình 4.8.

* Kết cấu cầu nâng.

- Tay nâng: Gồm 4 tay nâng có thể thay đổi được độ mở và chiều dài tay nâng, điều đó giúp cho nâng được nhiều loại xe khác nhau. Có 2 tay gập đảm bảo gọn gàng, tiết kiệm không gian khi cầu nâng không hoạt động.

- Xy lanh thủy lực: Gồm 2 xy lanh, đầu dưới gắn với đế trụ nâng, đầu trên gắn với puly đỡ xích nâng.

- Cáp nâng: Gồm có 2 cáp nâng liên kết 2 giá đỡ tay nâng với nhau đảm bảo cho quá trình dịch chuyển lên xuống của các tay nâng luôn được đồng đều và giữ được thăng bằng.

4.2.2.3. Hướng dẫn khai thác sử dụng cầu nâng 2 trụ TPF-9A.

a- Các thao tác khi nâng hạ cầu.

* Khi nâng xe

Bước 1: Di chuyển xe vào vị trí giữa 2 trụ cầu;

Bước 2: Đặt tay cầu vào đúng vị trí nâng;

Bước 3: Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào vị trí cần nâng, kiểm tra lại bảng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu;

b- Bảo dưỡng định kỳ cho cầu nâng.

* Định kỳ hàng tháng:

+ Kiểm tra và xiết lại các bu lông cố định trang bị trên sàn bê tông;

+ Bôi mỡ trơn lên cáp;

+ Kiểm tra toàn bộ chỗ kết nối, bu lông và đinh tán và bảo đảm nguyên hiện trạng ban đầu (đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc han gỉ);

4.2.2.4. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục.

Những hư hỏng thường gặp ở cầu nâng 2 trụ TPF-9A và biện pháp khắc phục được chỉ ra ở bảng 4.4.

4.2.3. Máy cân bằng lốp Heshbon.

4.2.3.1. Chức năng của máy cân bằng lốp.

- Dùng cân bằng động cho lốp xe ô tô du lịch, xe tải nhẹ và xe mô tô;

- Tự động nhập dừng bánh xe tại vị trí mất cân bằng. Ở cuối quá trình cân bằng bánh xe được hãm  và tự động đưa đến vị trí cần cân bằng.

4.2.3.2. Thông số kỹ thuật của máy cân bằng lốp Heshbon.

a- Kết cấu chung của máy cân bằng lốp xe.

Máy cân bằng lốp xe có kết cấu chung bao gồm các bộ phận chính như sau:

+ Động cơ điện dẫn động trục gá lốp.

+ Trục gá lốp.

+ Mạch điện từ.

b- Đặc điểm kỹ thuật chung của máy cân bằng động lốp xe.

+ Phân tách khối lượng cho các bánh xe, vành nhôm;

+ Vòng la-ze chỉ báo khối lượng hiệu chỉnh;

+ Đo đường kính, bề rộng và khoảng cách vành bánh xe tự động;

4.2.3.3. Hướng dẫn sử dụng máy cân bằng động lốp xe.

+ Lắp bánh xe lên trục của máy đo;

+ Sử dụng dưỡng đo và nhập dữ liệu các thong số cơ bản của bánh xe như đường kính, bề rộng vành bánh xe,…vào máy;

+ Chọn các chế độ hoạt động của máy, chọn vùng gắn các khối lượng chì vào ở hai mép vành hay bên trong vành qua bảng điều khiển;

4.2.3.4. Chú ý trong khai thác sử dụng máy cân bằng động lốp xe.

+ Luôn chú ý và đảm bảo an toàn khi vận hành máy cân bằng động lốp xe;

+ Chọn dưỡng định tâm cho phù hợp với từng loại lốp xe;

+ Trước khi cân bằng phải bơm lốp xe tới áp suất tiêu chuẩn, cậy hết đất đã dăm hay bất cứ vật gì mắc kẹt trên lốp xe;

4.2.4. Máy tháo lốp Corghi A2000.

4.2.4.1. Chức năng của máy tháo lốp.

- Dùng tháo lốp bán tự động cho các xe ô tô du lịch và xe máy.

- Máy được dùng phổ biến tại các gara, xưởng dịch vụ ở nước ta hiện nay. Tháo, lắp lốp nhanh, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4.2.4.2. Thống số kỹ thuật.

a- Kết cấu chung của máy tháo lốp.

+ Khung dọc;

+ Cần điều chỉnh;

b- Đặc điểm kỹ thuật của máy tháo lốp Corghi A2000.

+ Corghi A2000 là máy tháo lốp bán tự động được dùng cho xe du lịch và xe máy.

+ Trục đứng xoay được với trợ lực khí nén có độ ổn định cao, có thể xoay đến bất kỳ vị trí làm việc nào mong muốn;

+ Các chấu kẹp đúc cao và cứng vững cho khả năng kẹp tốt hơn, ngoài ra các chấu kẹp này còn được bọc nhựa giúp bảo vệ vòng xe không bị xước;

c- Thông số kỹ thuật.

Thông số kỹ thuật của máy tháo lốp Corghi A2000 dược chỉ ra ở bảng 4.6.

4.2.4.3. Hưỡng dẫn sử dụng máy tháo lốp Corghi A2000.

+ Tháo lốp:

- Xả hết khí trong bánh xe;

- Tháo tất cả các miếng chì được gắn ở mặt ngoài của vành;

- Đặt lốp vào giữa mặt ép và miếng cao su, sao cho má ép với vành bánh xe phải cân đối, dẫm chân lên bàn đạp ép lốp để tách mép lốp ra khỏi vành bánh xe;

4.2.4.4. Những chú ý khi khai thác, sử dụng máy tháo lốp Corghi A2000.

- Không đặt chân vào giữa mặt ép lốp và miếng đệm cao su; tránh giẫm nhầm lên bàn đạp sẽ có thể gây thương tích cho người sử dụng;

- Không đặt tay lên lốp khi đầu tháo đang ở vị trí hoạt động, tránh thương tích cho người vận hành;

4.2.5. Máy cân bơm cao áp 12PSB-II.

4.2.5.1. Công dụng.

- Cân chỉnh cho các loại bơm quay, bơm dãy có số phân bơm tối đa là 12.

- Kiểm tra khả năng cung cấp dầu cho mỗi xi lanh của bơm cao áp.

- Kiểm tra thời gian phun vào mỗi xi lanh với trạng thái tĩnh.

4.2.5.2. Thông số kỹ thuật

- Tốc độ quay : 0 ~ 4000 r / m

- Bộ ống chia vạch : 45CC, 150cc

- Dung tích bình chứa nhiên liệu : 60 lít

- Điều khiển nhiệt độ tự động : 38 độ C. đến 42 độ C.

4.2.5.3. Cấu tạo chung.

Hình dáng bên ngoài của máy cân bơm cao áp được thể hiện trên hình 4.11.

4.2.5.4. Hướng dẫn cân chỉnh bơm cao áp trên máy 12PSB-II.

1. Chuẩn bị.

- Dầu diesel sạch, khay rửa, rẻ lau, chổi lau, bộ dụng cụ clê, tuýp, lục giác, tô vít, búa nhỏ, kìm,…

- Vệ sinh sạch sẽ BCA cần cân.

- Tháo bộ phận tự động điều chỉnh góc phun sớm.

2. Gá lắp bơm lên máy

- Đưa bơm lên đế giữ sao cho khoảng cách giữa đầu nối với trục chính của máy(mâm cặp 1)  từ 1 đến 2 mm.

- Sau đó bắt tạm các đai ốc giữ bơm và quay trục chính 1 đến 2 vòng cho đồng tâm, xiết chặt vít giữ trên trục máy và ốc giữ bơm (trục BCA quay nhẹ đều không bị kẹt).

4. Kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp ở 100 hành trình bơm.

+ Tốc độ 250v/p

- Bấm phím PUMP START

- Bấm phím số 2

- Kéo tay ga tới vị trí lớn nhất và cố định. Để một lúc cho bơm phun dầu  được đều ở các phân bơm.

7. Kiểm tra điều chỉnh bộ điều tốc

- Bơm cao áp phải cắt (ngừng cung cấp) nhiên liệu ở số vòng quay trục bơm ứng với số vòng quay không tải lớn nhất của trục khuỷu động cơ  nmax  cũng như khi dừng động cơ. thứ tự tiến hành như sau:

- Bấm công tắc nguồn (5)

- Bấm phím HAND/AUTO

- Bấm phím PUMP START

- Bấm phím RPM

KẾT LUẬN

   Thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa ô tô du lịch là một nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với Quân khu 1. Bản đồ án tốt nghiệp này đã góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

   Về lý thuyết đồ án đã nêu lên được cơ sở khoa học của việc thiết kế trạm bảo -  dưỡng sửa chữa là dựa trên biên chế tổ chức, điều kiện địa hình và cường độ sử dụng xe ô tô du lịch của Quân khu 1, có tính đến đặc điểm của khu kinh tế cố định và các yêu cầu đối với việc thiết kế trạm, xưởng.

   Trong phần tính toán đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trạm bảo dưỡng - sửa chữa, đảm bảo cho trạm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang thiết bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng.

   Đồ án cũng đi vào hướng dẫn, khai thác sử dụng một số trang thiết bị mới, điển hình của trạm, giúp cho quá trình hoạt động của trạm được thuận tiện, đạt hiệu của cao.

   Qua thời gian 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu và đi khảo sát thực tế cường độ sử dụng xe ô tô du lịch ở Quân khu 1, trang thiết bị của Tổ Sửa chữa xe hệ 2 /Xưởng X79/Cục Kỹ thuật/Quân khu 1, bằng sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: PGS.TS. …………….. - Chủ nhiệm Khoa Động lực, đến nay đồ án tốt nghiệp đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

   Tuy nhiên do trình độ bản thân còn hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và đồng nghiệp giúp bản đồ án được hoàn chỉnh hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban. Giáo trình cơ sở khai thác xe quân sự. HVKTQS – 2006.

[2]. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Điệt. Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự. Học viện KTQS - Năm 1995.

[3]. Vũ Hữu Hưng, Vũ Đức Lập, Đoàn Văn Thành, Nguyễn Văn Dũng, Cao Minh Tiến, Nguyễn Ngọc Ban. Sửa chữa ô tô. HVKTQS – 1997.

[4]. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế. Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp - Năm 1989.

[5]. Trịnh Minh Quang. Thông hơi công trình quân sự, Tập 1. Đại học KTQS – 1977.

[6]. Nguyên lý thiết kế nhà công nghiệp. Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"