ĐỒ ÁN TÌM HIỂU KẾT CẤU BIẾN MÔ THỦY LỰC TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AT TRÊN XE CHRYSLER

Mã đồ án OTTN003023957
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung, bản vẽ kết cấu hộp số tự động, bản vẽ kết cấu biến mô, bản vẽ sơ đồ điều khiển thủy lực và điện tử, bản vẽ kết cấu biến mô men thủy lực); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÌM HIỂU KẾT CẤU BIẾN MÔ THỦY LỰC TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AT TRÊN XE CHRYSLER.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục...............................................................1

Lời nói đầu ...................................................................................... 2

Chương 1. Giới thiệu chung về xe Chrysler....................................3

1.1. Giới thiệu chung về xe Chrysler............................................. 5

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Chrysler.......................................... 6

1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe Matiz.................. 9

1.3.1. Động cơ ........................................................................... 9

1.3.2. Hệ thống truyền lực........................................................ 10

1.3.3. Hệ thống điều khiển........................................................ 11

1.3.4. Hệ thống vận hành......................................................... 12

1.3.5. Hệ thống điện................................................................. 12

1.3.6. Thiết bị phụ.................................................................... 13

Chương 2. Đặc điểm kết cấu biến mô thủy lực xe Chrysler....14

2.1. Giới thiệu chung về truyền động thủy cơ trên xe Chrysler... 14

2.2. Đặc điểm kết cấu biến mô thủy lực....................................... 15

2.2.1. Kết cấu........................................................................... 17

2.2.2. Nguyên lí hoat động của biến mô thủy lực...................... 22

2.2.3. Hoạt động của biến mô thủy lực..................................... 26

2.2.4. Cơ cấu ly hợp khóa biến mô........................................... 28

2.2.5. Các đặc tính cơ bản của biến mô, hiệu suất và mômen... 31

2.3. Hệ thống điều khiển thủy lực................................................ 34

2.4. Bơm dầu............................................................................... 36

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm biến mô thủy lực xe Chrysler............30

3.1. Các thông số đầu vào .......................................................... 30

3.2. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái .................................... 31

3.2.1. Kiểm nghiệm động học hình thang lái............................. 31

3.2.2. Xác định momen cản quay vòng và lực tác dụng lên vành tay lái............ 36

3.2.3. Tính bền hệ thống lái ..................................................... 39 

Chương 4.Tháo lắp bảo dưỡng hệ thống truyền động thủy cơ....... 41

4.1. Qui trình tháo......................................................................... 41

4.1.1 Chú ý khi tháo................................................................... 41

4.1.2 Các thao tác khi tháo......................................................... 41

4.1.3 Tháo cụm điều khiển......................................................... 49

4.1.4 Biến mô và tấm dẫn động. Kiểm tra................................ 50

4.1.5 Kiểm tra tấm dẫn động và vành răng.............................. 52

4.2. Kiểm tra bảo dưỡng một số dạng hư hỏng của hệ thống truyền động thủy cơ…………53

4.2.1 Dạng hư hỏng.................................................................. 53

4.2.1.1 Biến mô thủy lực.......................................................... 53

4.2.1.2 Hộp số hành tinh.......................................................... 54

4.2.1.3  Hư hỏng các cụm điều khiển thủy lực........................... 54

4.3. Kiểm tra và sửa chữa............................................................ 55

4.3.1 Kiểm tra - bảo dưỡng bộ biến mô.................................... 55

4.3.2 Chẩn đoán- kiểm tra hư hỏng của hộp số tự động........... 57

Kết luận.......................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo  ....................................................................... 70

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CHRYSLER

1.1  Giới thiệu chung về xe chrysler

Thành lập vào năm 1925, tập đoàn Chrysler do Walter P. Chrysler, một nhà chế tạo máy nổi tiếng sáng lập ra. Những năm 1930 đã chứng kiến sự táo bạo của Chrysler khi tung ra chiếc xe Airflow “cách mạng” đầu tiên được trang bị động cơ I8, là một trong những chiếc xe được thiết kế khí động lực học, và đặc trưng bởi những đường trang trí và galăng nổi. 

Kiểu dáng bên ngoài xe và một số kích thước cơ bản của xe được thể hiện trên hình 1.1 và hình 1.2.

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Chrysler

Bảng đặc tính kỹ thuật của xe Chrysler Laser/Talon như bảng 1.1.

1.3. Đặc tính các cụm hệ thống chính của xe chrysler

1.3.1. Động cơ

Động cơ xe Chrysler Laser/Talon là loại động cơ xăng 4 kì được bố trí đằng trước và đặt ngang xe. Nó là loại động cơ DOHC, 16 van, bao gồm 4 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-4-2 với dung tích công tác theo nhà sản xuất là 1997cc. 

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (MPI) với các loại xăng có chỉ số octan là Ron95, 91, 87, 83. Áp suất đầu ra của bơm xăng là 335 kpa, dung tích bình xăng là 50 lít.

- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.

1.3.3. Hệ thống điều khiển

a. Hệ thống lái

Hệ thống lái xe chrysler laser/talon bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.

- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.

- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng,  thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.

b. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe chrysler laser/talon bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).

Hệ thống phanh chân  có dẫn dộng phanh thuỷ lực trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cầu trước, cơ cấu phanh đĩa ở cầu sau. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối. 

1.3.4. Hệ thống vận hành

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau cho 2 phiên bản là 2WD và 4WD.

Treo trước là hệ thống treo độc lập kiểu nến (Mcpherson strut) có kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ, giúp lái xe ổn định rất tốt nhờ sự chống nhảy dạng hình học, kích thước đòn treo trên của hệ thống treo này giảm về bằng0. Còn đầu trong của đòn treo dưới được liên kết bản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liên kết nằm trên đường tâm của trụ xoay đứng. 

1.3.5. Hệ thống điện

- Điện áp mạng: 12V

- Máy phát: 12V- 65A

- Động cơ khởi động:  công suất 1,2 kw

- Ắc quy(MF): 12V- 35(Ah)

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

1.3.6. Thiết bị phụ

- Các thiết bị đo đạc hiển thị như: đồng hồ nhiên liệu, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát, đồng hồ tốc độ, đồng hồ công tơ mét...

- Trong xe có chỗ để tàn thuốc lá và để đồ uống, hộp đựng găng tay.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU BIẾN MÔ THỦY LỰC TRÊN XE CHRYSLER

2.1. Giới thiệu chung về truyền động thủy cơ trên xe Chrysler

Hệ truyền lực thủy cơ thông thường bao gồm bộ biến mô men thủy lực, phần hộp số hành tinh, phần hệ thống điều khiển:

- Bộ biến mô  có chức năng chuyển nguồn động lực từ động cơ đến hộp số. Trong biến mô có ly hợp giảm chấn có nhiệm vụ giảm tổn hao công suất do sự trượt của biến mô.

- Hộp số hành tinh có chức năng cung cấp mô men ra truyền lực chính với tốc độ vòng quay thích hợp. Phần hộp số hành tinh bao gồm bộ truyển bánh răng hành tinh kiểu Ravigneaux, ba bộ ly hợp điều khiển loại nhiều đĩa, một bộ phanh nhiều đĩa, một bộ phanh dải và  một bộ ly hợp một chiều. 

2.2. Đặc điểm kết cấu biến mô thủy lực

* Tổng quan :

Bộ biến mô vừa truyền vừa khuyếch đại mô men từ động cơ vào hộp số hành tinh bằng việc sử dụng dầu hộp số tự động (ATF) như  một môi chất.

Bộ biến mô được điền đầy dầu ATF do bơm dầu cung cấp. Đường đi của dòng dầu trong biến mô được thể hiện trong hình 2.2.

* Cấu tạo biến mô : phần chủ động gọi là bánh bơm nối với trục khuỷu động cơ,  phần bị động gọi là bánh tuabin nối với trục vào bộ truyền bánh răng hành tinh, phần phản ứng gọi là bánh dẫn hướng được lắp giữa bánh bơm và bánh tuabin.

2.2.1. Kết cấu

a. Cánh bơm

Cánh bơm được gắn liền với vỏ biến mô, rất nhiều cánh có dạng cong được lắp theo hướng kính ở bên trong. Vành dẫn hướng được lắp trên cạnh trong của cánh quạt để dẫn hướng cho dòng chảy dẫn được êm. Vỏ biến mô được lắp với trục khuỷu qua tấm dẫn động.

b. Roto tuabin

Cũng như cánh bơm, rất nhiều cánh quạt được lắp trong roto tuabin.

Hướng cong của các cánh này ngược chiều với các cánh trên cánh bơm. Roto tuabin được lắp trên trục sơ cấp hộp số sao cho các cánh quạt của nó đối diện  với cánh trên cánh bơm, giữa chúng có một khe hở.

2.2.2 Nguyên lí hoạt động của biến mô thủy lực

a. Nguyên lí truyền công suất

Cánh bơm được dẫn động bởi trục khuỷu của động cơ, dầu trong cánh bơm sẽ quay với cánh bơm theo cùng một hướng.

Dầu sẽ đập vào các cánh quạt của roto tuabin làm cho roto bắt dầu quay cùng một hướng với cánh bơm.

Sau khi dầu mất năng lượng do va đập vào cánh quạt của rôto tuabin. Nó chảy vào phần trong của roto, bề mặt cong bên trong của roto hướng dòng dầu chảy ngược trở lại cánh bơm và chu kỳ lại bất đầu.

b. Nguyên lí khuếch đại mômen 

Việc khuyếch đại mômen được thực hiện bằng cách hồi dòng dầu đến cánh bơm, sau khi nó đi qua roto tuabin như mô tả ở trên, nhờ sử dụng các cánh quạt của một stato.

c. Chức năng khớp một chiều stato

* Khi dòng chảy xoáy lớn:

 Hướng của dòng dầu đi từ roto tuabin vào stato phụ thuộc vào sự chênh lệch về tốc độ quay của cánh bơm và roto tuabin.

 Khi sự chênh lệch này là lớn, tốc độ của dầu(dòng chẩy xoáy) tuần hoàn qua cánh bơm và roto tuabin là lớn, do vậy dầu chảy từ roto tuabin đến stato theo hướng sao cho nó ngăn cản chuyển động quay của cánh bơm, như trên hình vẽ. Tại đây dầu xẽ đập vào mặt trước của cánh quạt trên stato làm cho nó quay theo hướng ngược lại với hướng quay của cánh bơm. 

* Khi dòng chảy xoáy nhỏ:

Khi tốc độ quay của roto tua bin đạt được đến tốc độ của cánh bơm, tốc độ của dầu (dòng quay) quay cùng một hướng với roto tuabin tăng lên.

Nói theo cách khác tốc độ của dầu (dòng chảy xoáy) tuần hoàn qua cánh bơm và roto tuabin giảm xuống.

d. Hoạt động của biến mô thủy lực

Dưới đây sẽ khái quát hoạt động của bộ biến mô với cần chọn số ở vị trí “D”, “2”, “L”, hay “R”.

* Xe đang đỗ, động cơ chạy không tải

 Khi động cơ chạy không tải mômen do chính động cơ tạo ra là nhỏ nhất. Nếu đạp phanh (phanh tay hay phanh chân), tải trọng tác dụng lên roto tuabin lớn do đó nó không thể quay.

* Xe bắt đầu khởi hành

Khi phanh được nhả ra, roto tuabin có thể quay cùng trục sơ cấp hộp số.

Do vậy khi đạp chân ga xẽ làm cho roto tuabin quay với momen lớn hơn so với momen do động cơ tạo ra, làm cho xe bắt đầu chuyển động.

* Xe chạy với tốc độ thấp

Khi tốc độ của xe tăng lên, tốc độ quay của roto tubin nhanh chóng bằng với cánh bơm. Tỉ số truyền mômen do đó nhanh chóng đạt đến giá trị 1,0. Khi tỉ số truyền tốc độ của roto tuabin so với tốc độ cánh bơm đạt tới một giá trị xác định(điểm ly hợp), stato bắt đầu quay và sự khuyếch đại mômen bắt đầu giảm xuống.

f. Cơ cấu ly hợp khóa biến mô

Trong giai đoạn khớp nối (không có sự khuyếch đại mômen), biến mô truyền mômen đầu vào từ động cơ đến hộp số với tỉ số truyền gần bằng 1:1. Tuy nhiên giữa cánh bơm và roto tuabin có sự chênh lệch về tốc độ ít nhất là 4 đến 5%. Do vậy biến mô không truyền 100% công suất động cơ tạo ra đến hộp số. Vì vậy có hiện tượng mất năng lượng.

2.2.3. Các đặc tính cơ bản của biến mô, hiệu suất và momen

Việc khuyếch đại mômen do biến mô sẽ tăng theo tỷ lệ với dòng xoáy, điều đó có nghĩa là nó lớn nhất khi roto tuabin không quay. Hoạt động của biến mô được chia làm hai dải hoạt động: dải biến mô trong đó có sự khuyếch đại mômen, dải khớp nối trong đó chỉ thuần tuý diễn ra việc truyền mômen và sự khuyếch đại mômen không xảy ra.

* Hệ số khuếch đại biến mô :

Kbm=Mt /Mb

Trong đó :

Mt momen bánh tubin

Mb momen bánh bơm

* Điểm ly hợp

 Là đường phân chia giữa hai giai đoạn đó hiệu suất truyền động của bộ biến mô cho thấy năng lượng truyền cho bánh bơm được truyền đến bánh tuabin với hiệu quả ra sao. Năng lượng ở đây là công suất của bản thân động cơ tỉ lệ với tốc độ của động cơ (vòng/phút) và mômen động cơ do mômen được truyền với tỉ số gần 1:1 trong khớp thuỷ lực  nên hiệu suất truyền động trong dải khớp nối sẽ tăng tuyến tính và tỉ lệ với tốc độ. 

b. Hoạt động

Vì thời gian giới hạn nên trong khuôn khổ đồ án này em xin được trình bày hoạt động của hệ thống điều khiển thủy lực khi xe làm việc ở dãy D số 2. Sơ đồ hệ thống điều khiển thủy lực hoạt động được trình bày ở sơ đồ dưới.

2.4  Bơm dầu

Bơm dầu được thiết kế đưa dầu đến bộ biến mô, bôi trơn bộ bánh răng hành tinh và cung cấp áp suất hoạt động đến hệ thống điều khiển thuỷ lực.

Bơm dầu được thiết kế đưa dầu đến bộ biến mô, bôi trơn bộ bánh răng hành tinh và cung cấp áp suất hoạt động đến hệ thống điều khiển thuỷ lực.

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BIẾN MÔ THỦY LỰC

3.1.  Các thông số của biến mô thuỷ lực được chọn

- Độ nhạy của biến mô thủy lực  :     2.24

- Đường kính của biến mô thuỷ lực : 230  (mm)

- Hiệu suất của biến mô : 0,91

- Trọng lượng riêng của dầu trong biến mô : 8500 (N/m3)

3.2. Xây dựng đường đặc tính trên trục vào của biến mô

Thay các giá trị vào công thức ta có :

Tại 0            có y1 =  3,19.10-6               

Tại 0,2         có y2 = 2,61.10-6        

Tại 0,4       có y3 = 2,50.10-6           

Tại 0,6         có y4 = 2,23.10-6           

Tại 0,75       có y5 = 1,80.10-6   

Tại 0,83       có y6 = 1,60.10-6

Tại 0,91       có y7 = 1,40.10-6

Chia dải tốc độ số vòng quay n1 từ 0 đến 6000 vg/ph thành các khoảng cách nhau 500ph. Từ đó ta lập được bảng.

* Nhận xét :  Từ đồ thị ta thấy ứng với từng giá trị của ở1 theo tỷ số truyền ibm ta xác định tập hợp đường M1. Khi vẽ đồ thị đặc tính trên trục vào của biến mô M1 và đồ thị đặc tính ngoài động cơ Me cùng một tỷ lệ thì các giao điểm của đương M1 và Me là các giao điểm A(n,M). Điểm A là điểm làm việc đồng bộ của động cơ và biến mô thuỷ lực, điểm A là một tập hợp điểm tuỳ theo chế độ tải trọng trong khoảng tỷ số truyền của biến mô thuỷ lực ibm=0  đến  0.91.

Tại tỷ số truyền ibm = 0          =>   A1( 2500 , 105 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,2       =>   A2( 2800 , 111 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,4       =>   A3( 2900 , 111 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,6       =>   A4(3000 ,111 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,75     =>   A5( 3400 , 109 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,83     =>   A6( 3500 , 108 )

Tại tỷ số truyền ibm = 0,91     =>   A7(3700  , 107 )

3.3. Xây dựng đường đặc tính trên truc ra của biến mô

Đặc tính trên trục ra của động cơ và biến mô chính là đặc tính ngoài của động cơ mới mà ta sẽ dùng đặc tính này để xây dựng đặc tính kéo của ôtô. Từ những giao điểm A=i  ta xác định được trị số Mvà số vòng quay ncủa trục chủ động của biến mô tương ứng với các tỷ số truyền i đã chọn.

Kết luận : Trên cơ sở biến mô thuỷ  lực đã chọn ta xây dựng được đường đặc tính trên trục ra của biến mô. Ta có thể coi sự kết hợp của biến mô thuỷ lực và động cơ như là một động cơ mới, các số liệu tính toán cho phần tiếp theo dựa trên các số liệu của động cơ mới để tính toán. Trong trường hợp liên quan đến các chế độ làm việc ở tay số truyền tăng tức là khi biến mô thuỷ lực đã được nối cứng thì công suất, mômen lấy theo giá trị của động cơ cũ đặt trên xe.

CHƯƠNG 4

THÁO LẮP BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY CƠ

4.1. Qui trình tháo

4.1.1 Chú ý khi tháo.

- Các chi tiết rời phải được rửa sạch , các đường dầu hoặc lỗ dầu thổi thông bằng khí nén.

- Chi tiết tháo ra phải ngâm  trong dầu bôi trơn.

4.1.2 Các thao tác khi tháo

1) Tháo cụm động cơ và hộp số.

2) Tháo cụm bán trục trước bên phải.

3) Tháo cụm bán trục trước bên trái.

4) Tháo giá bắt số 2 của cáp điều khiển hộp số.

7) Tháo máy khởi động.

8) Ngắt giắc nối.

Ngắt giắc điện dây nối hộp số

Ngắt giắc nối công tắc vị trí P/N.

Ngắt 2 giắc nối cảm biến tốc độ hộp số.

15) Tháo cụm hộp số tự động

16) Tháo cụm biến mô.

17) Kiểm tra cụm biến mô.

18) Lắp cụm biến mô

24) Lắp ống vào số 1 của bộ làm mát dầu.

a) Lắp tạm ống ra số 1 của bộ làm mát dầu

b) Lắp tạm ống vào số 1

c) Lắp kẹp ống bộ làm mát dầu và bulông

4.1.4. Kiểm tra biến mô

1. Kiểm tra cụm biến mô.

4.2. Kiểm tra bảo dưỡng một số dạng hư hỏng của biến mô và cụm hệ thống điều khiển thủy lực

4.2.1. Dạng hư hỏng

4.2.1.1. Biến mô thuỷ lực.

Biến mô men thuỷ lực là bộ truyền vô cấp bao gồm các bánh: Bơm, tuabin, dẫn hướng. Việc truyền năng lượng từ bánh bơm sang bánh tuabin có áp suất cao, chính vì vậy nên khi chất lỏng (dầu) chuyển từ bánh này xang bánh khác xẽ va đập giữa chất lỏng và cánh, quá trình xảy ra với tốc độ cao tạo nên sự phá hỏng liên kết của cánh và moay ơ, mau làm mỏi vật liệu chê tạo cánh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lưu thông cảu chất lỏng, tăng ma sát gây nóng dầu, giảm hiệu suất truyền lực.

4.2.1.2. Hư hỏng các cụm điều khiển thủy lực

Trong quá trình hộp số hành tinh làm việc các phần tử điều khiển hộp số hành tinh thường xuyên đóng mở theo các nguyên công được thiết lập sẵn bởi nhà thiết kế. Các phần tử ma sát này trong quá trình đóng mở luôn tạo nên ma sát mài mòn bề mặt làm việc của vật liệu.      

Nếu khi kiểm tra mã chuẩn đoán hư hỏng mà hiển thị mã bình thường nhưng hư hỏng vẫn xảy ra, thì kiểm tra mạch cho từng triệu chứng theo thứ tự trong bảng ở các trang tương ứng và tiến hành sủa chữa hư hỏng.

4.3. Kiểm tra và sửa chữa

4.3.1. Kiểm tra - bảo dưỡng bộ biến mô

Kiểm tra bộ biến mô và bánh đà

* Kiểm tra khớp truyền động một chiều.

- Lắp dụng cụ chuyên dùng vào như hình 5.1 sao  cho dụng cụ khớp lòng bộ biến mô và vòng ngoài khớp nối một chiều, đòn giữ của dụng cụ ăn khớp vào rãnh dẫn động bơm dầu.

- Đặt bộ biến mô như hình 26, khớp nối sẽ không quay ( bị khóa ) khi ta quay “chìa khoá” ngược chiều kim đồng hồ, quay tự do một cách trơn chu nếu quay chìa khoá theo chiều kim đồng hồ.

* Kiểm tra bánh đà

- Đo độ đảo và kiểm tra vòng răng khởi động.

- Gá đồng hồ so như hình vẽ, đo độ

đảo của bánh đà, nếu độ đảo lớn hơn 0.2 mm hay các răng khởi động bị mòn, tòe đầu răng…thay bánh đà mới. Lưu ý vị trí lắp ghép của bánh đà khi thay mới (Định vị khoảng trống giữa các bulông, mô men xiết các bulông…)

4.3.2. Chẩn đoán - kiểm tra hư hỏng của hộp số tự động

Ø Công tác chẩn đoán chung:

Các hộp số tự động ngày nay đã có nhiều cải tiến. Đó là áp dụng các tiến bộ của điện tử, tin học trong việc điều khiển các cơ cấu cơ khí - thủy lực. Trên xe ôtô du lịch hiện đại đã sử dụng hộp số tự động điều khiển điện tử ( ECT: Electronical Controled Tranmission ). 

F Kiểm tra các vị trí của cần chuyển số

Khi thay đổi vị trí của cần chuyển số từ dãy số N đến các dãy số khác sau đó giữ ở tay số P. Kiểm tra rằng cần chuyển có thể dịch chuyển trơn chu và chính xác tới bất kỳ dẫy số nào, vị trí cần số đúng với đèn báo số. Nếu đèn báo số không sáng trong khi vị trí cần chọn- ấn trục điều khiển hết cỡ về phía đuôi xe.

- Nới đai ốc trên cần điều khiển.

- ấn trục điều khiển hết cỡ về phía đuôi xe.

- Đưa trở lại (lựa số) trục điều khiển về vị trí số N.

F Kiểm tra công tắc số trung gian (số N).

- Kiểm tra rằng động cơ có thể khởi động được khi cần chuyển số ở vị trí số N hoặc P nhưng không khởi động được ở các số khác. Nếu không đạt chuyển sang điều chỉnh theo các bước dưới đây:

- Nới lỏng bulông bắt công tắc chỉ vị trí số 0 và đặt cần chọn số ở vị trí số N.

* Tiến hành:

Làm ấm dầu hộp số.

Tháo nút kiểm tra áp suất dầu trên hộp số và nối đồng hồ đo áp suất dầu vào.

* Lưu ý :

- Đo khi nhiệt độ động cơ ở nhiệt đọ vận hành ( Dầu ở nhiệt độ 800C).

- Việc kiểm tra áp suất dầu luôn phải thực hiện bởi hai người. Một người quan sát tình trạng bánh xe hoặc điểm dừng của bánh xe ở ngoài, người kia thực hiện việc kiểm tra.

* Kiểm tra:

Phanh dừng xe chắc chắn và kê 4 bánh xe.

Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.

Chân trái ấn - giữ bàn đạp phanh cố định và chuyển cần chọn số sang dãy số D.

F Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số D:

- Mạch thủy lực ở dãy số D bị rò rỉ, thất thoát áp suất ( Sụt áp).

- Ly hợp trước hư hỏng.

F Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số R:

- Mạch thủy lực ở dãy số R bị rò rỉ, thất thoát áp suất.

- Ly hợp trực tiếp hư hỏng.

- Phanh dải thứ nhất và số lùi hư hỏng.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian nghiên cứu tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. ……….… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự tôi đã hoàn thành đúng thời hạn đồ án tốt nghiệp của mình. Với nhiệm vụ được giao trong đồ án tôi đã thực hiện được các công việc sau:

* Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật xe Chrysler

* Tìm hiểu đặc điểm kết cấu biến mô thủy lực xe Chrysler

* Tính toán biến mô thủy lực xe Chrysler

* Tìm hiểu quy trình tháo lắp biến mô thủy lực xe Chrysler, các nội dung chính trong bảo dưỡng kĩ thuật biến mô thủy lực xe Chrysler, một số hư hỏng thông thường của biến mô thủy lực xe Chryler và biện pháp khắc phục.

Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong đồ án này do hạn chế về thời gian, nhưng đồ án này đã trang bị cho bản thân tôi không những là các kiến thức sâu sắc về chuyên ngành mà còn là nhận thức về phương pháp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật nảy sinh từ thực tế. Đồ án không thể tránh được những chỗ còn thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy giáo TS. …….…… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự, khoa Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hướng dẫn đồ án môn học ô tô ‘’ Lý thuyết kết cấu và tính toán ô tô quân sự ’’. (Tập IV)

Trường Đại học kỹ thuật quân sự – 1977

 [3]. Nguyễn Hữu Cẩn , Dư Quốc Thịnh

Thiết kế tính toán ôtô máy kéo

NXB  Khoa học và Kỹ thuật. - 2005

[4]. Nguyễn Phúc Hiểu, Võ Văn Hường.

Lý thuyết ôtô quân sự

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1983

[6]. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập.

Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1995

[7]. Phạm Vỵ - Dương Ngọc Khánh

Bài giảng cấu tạo ôtô

Đại Học Bách Khoa Hà Nội -2004

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"