ĐỒ ÁN TÌM HIỂU KẾT CẤU HỘP SỐ PHÂN PHỐI XE TOYOTA LAND CRUISER 4WD

Mã đồ án OTTN002020404
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu hộp số phân phối xe Land Cruiser 4WD, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hộp số phân phối xe Land Cruiser 4WD, bản vẽ sơ đồ hệ thống truyền lực xe Land Cruiser 4WD, bản vẽ sơ đồ dẫn động điện điều khiển mô tơ cài vi sai trung tâm); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÌM HIỂU KẾT CẤU HỘP SỐ PHÂN PHỐI XE TOYOTA LAND CRUISER 4WD.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................... 1        

Lời nói đầu ...................................................................................... 2

Chương 1. Phân tích kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD...........3

1. Giới thiệu chung về xe Toyota Land Cruiser 4WD.................. 3

2. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Land Cruiser 4WD................ 4

3. Kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD......... 7

Chương 2. Tính toán kiểm nghiệm tính toán kiểm nghiệm bền một số chi tiết cơ bản của hộp phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD .......................................................................................... 11

1. Các thông số vào................................................................... 11

2. Xác định mô men tính toán .................................................. 14

2.1. Tính mô men truyền từ động cơ đến................................ 11

2.2. Tính mô men theo bám................................................... 11

3. Kiểm nghiệm bền cặp bánh răng .......................................... 25

3.1. Kiểm nghiệm bền bánh răng theo ứng suất uốn............... 25

3.2. Kiểm nghiệm bền cặp bánh răng theo ứng suất tiếp xúc... 26

4. Kiểm nghiệm bền trục .......................................................... 25

4.1. tính phản lực tại ổ đỡ....................................................... 25

4.2. Tính độ võng góc xoay của trục...................................... 26

4.3. Kiểm tra bền cho then hoa...............................................27

4. Kiểm nghiệm vi sai ..............................................................25

Chương 3. Tháo lắp và bảo dưỡng hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD….30

1. Tháo lắp  hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD...30

2. Một số nội dung bảo dưỡng kỹ thuật hộp số phân phối......... 31

3. Các nguyên nhân hư hỏng biện pháp khắc phục

Kết luận.......................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo....................................................................... 70

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngành công nghiệp ôtô hiện nay ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước và nó còn là sản phẩm kết tinh của nhiều ngành công nghiệp khác nhau thể hiện trình độ khoa học kĩ thuật của đất nước đó. Từ lúc ra đời cho đến nay ôtô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...

   Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến yêu cầu và mục đích sử dụng ôtô cũng thay đổi, chiếc xe hiện nay không chỉ đơn thuần là một phương tiện chuyên chở mà nó phải đáp ứng các yêu cầu như tính năng an toàn, độ êm dịu thoải mái, tính tiện nghi, kinh tế và thân thiện với môi trường. Do vậy đã có rất nhiều các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào công nghệ chế tạo ôtô nhằm nâng cao độ tin cậy, sự tiện nghi, giảm ô nhiễm môi trường...    

   Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới ra đời còn non trẻ mới dừng lại ở qui mô lắp ráp, sửa chữa và chế tạo một số chi tiết nhỏ nhưng tương lai hứa hẹn có nhiều khởi sắc. Hiện nay các loại xe được khai thác sử dụng trong nước chủ yếu là nhập khẩu nước ngoài và lắp ráp trong nước, các loại xe này có các thông số kĩ thuật phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam. Do đặc thù khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, địa hình nhiều đồi núi, độ ẩm cao nên nhìn chung là điều kiện khai thác tương đối khắc nghiệt. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá kiểm nghiệm các hệ thống, các cụm trên xe là việc cần thiết để đảm bảo khai thác sử dụng xe có hiệu quả cao góp phần nâng cao tuổi thọ xe.

   Để góp phần thực hiện công việc trên và cũng là đúc rút lại những kiến thức sau năm năm học tập tại mái trường 'Học viện Kĩ thuật Quân sự' tôi đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: "Tìm hiểu kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD".

Nội dung chính của đồ án bao gồm:

- Giới thiệu chung về xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Đặc điểm kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Tính toán kiểm nghiệm hộp phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Tháo lắp bảo dưỡng hộp phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

   Với sự hướng dẫn của thầy: TS…………. cùng các thầy giáo của bộ môn Ôtô quân sự, Khoa Động lực HVKTQS tôi đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.

   Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                    Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                  Sinh viên thực hiện

                                …………………

Chương 1

KẾT CẤU HỘP SỐ PHÂN PHỐI XE TOYOTA LANDCRUISER 4WD

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Land Cruiser 4WD

Ra đời vào năm 1951, do nhu cầu sử dụng xe đa dụng quân đội hạng nhẹ. Toyota đã phát triển dòng xe jeep là mẫu xe đầu tiên thành công trong cuộc chinh phục chặng thứ 6 đỉnh núi Phú Sĩ. Sau 2 năm, với quy mô sản xuất hàng loạt và chiến l­ược xây dựng hình ảnh công ty trên thị tr­ường n­ớc ngoài, Toyota đã đổi tên dòng xe này thành “Land Cruiser” cho phù hợp với đặc tính chạy đ­ường tr­ường trên toàn cầu của loại xe này

Từ  năm 1957, Toyota bắt đầu mở rộng phát triển thị  tr­ường toàn cầu và l­ượng xe xuất khẩu tăng mạnh, v­ượt hơn nửa doanh số bán hàng nội địa Nhật Bản. Tiên phong dẫn b­ớc Toyota ra nhập thị tr­ường ôtô toàn cầu, Land Cruser đã nhanh chóng thu hút khách hàng bởi sự mạnh mẽ và độ bền bỉ của nó. Cho tới năm 1965, Land Cruiser vẫn là mẫu xe Toyota duy nhất xuất khẩu vào thị tr­ường Mỹ và ngay sau đó đã trở thành mẫu xe bán chạy tại thị tr­ường Trung và Nam Mỹ, Châu Phi,Trung Đông và Đông Nam á.

1.2. Giới thiệu về xe Land Cruiser II 2.4 Tubodiesel SW LJ70

- Xe Toyota Land Cruiser II 2.4 là loại xe lữ hành việt giã 4x4 để trở người hợăc trở hàng sạch (khi tháo ghế ngồi ở phía sau). Xe có độngng cơ có công suất lớn, độ bền và độ tin cậy cao, kết cấu bền vững gồm nhiều thiết bị đảm bảo tiện nghi và an toàn cao cho ng­ời sử dụng trong điều kiện đ­ường xá, khí hậu khắc nghiệt. Đặc biệt ở Việt Nam do điều kiện đ­ường xá hạn chế nên họ xe Toyota Land Cruiser đ­ược rất nhiều ng­ười ưa chuộng. Kết cấu, hình dáng bên ngoài và nội thất có tính mỹ thuật cao.

- Họ xe  Land Cruiser bắt đầu sản xuất từ những năm 50 tới nay gồm có 3 kiểu chính:

+ Xe mui cứng bằng kim loại để trở khách, xe mui vải  để trở khách và trở hàng, xe toàn năng để trở ng­ươì.

+ Xe mui cứng và mui vải là những xe đ­ược thiết kế hình dáng từ thập kỷ 70 sang thập kỷ 80.Vỏ xe có nhiều đ­ường thằng, góc cạnh, chủ yếu các xe này đ­ược phân loại theo các kiểu sau:

Land Cruser mui cứng và mui bạt:

Kiểu thân ngắn có 5-6 chỗ ngồi

Kiểu thân trung bình có 5-9 chỗ ngồi

- Xe Toyota Land Cruiser có lắp các laọi động cơ sau:

+ Động cơ xăng: 21R, 22R, 22R-E, 3F-E, 1FZ-FE. Trong đó 22R-E 3F- E, 1FE- FZ là động cơ phun xăng điều khiển  điện tử.

 + Động cơ điêzen: 1PZ, 1HD-T, 1HZ trong đó 1HD- T là động cơ tăng áp.Vì trong khuôn khổ của đề tài nên em chỉ giới thiệu tổng quan về động cơ phun xăng điều khiển điện tử 1FZ- FE đ­ược lắp trên xe Toyota Land Cruiser 1998 của hãng Toyota lắp ráp tại Việt Nam. 

1.3. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Land Cruiser 4WD

Thông số kỹ thuật chính của xe Toyota Land Cruiser 4WD xem bảng 1.1

1.4. Kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD

1.4.1. Khái quát về hộp số phân phối trên xe Toyota Land Cruiser 4WD

Hộp số phân phối trên xe Toyota Land Cruiser 4WD dùng để truyền, thay đổi và phân phối mô men xoắn từ hộp số chính đến các cầu chủ động.

Trên hình 1.2 là sơ đồ bố trí hộp số phân phối trên xe Toyota Land Cruiser 4WD

a. Ưu điểm

+ Tính ổn định khi quay vòng: Vì cả bốn bánh xe đều truyền lực như nhau, thay vì chỉ có hai bánh truyền lực, tải trọng mỗi xe giảm đi, có thể sử dụng lực quay vòng của các lốp có hiệu quả, tạo sự quay vòng rất ổn định

+ Tính ổn định khi chạy trên đường thẳng: Với xe 4WD vì lực bám dư của mỗi lốp xe tăng lên các thay đổi bên ngoài không ảnh hưởng đến xe. Nhờ vậy đạt được tính ổn định khi chạy trên đường thẳng

b. Nhược điểm

+ Hiện tượng phanh góc hẹp: Khi nối trực tiếp trục các đăng giữa cầu trước và cầu sau không thể triệt tiêu sự chênh lệch và tốc độ quay giữa các bán trục trước và sau. Điều này làm cho hệ thống truyền lực phải chịu lực quá mức. Trên các đường có hệ số ma sát thấp nếu có lốp xe nào bị trượt có thể triệt tiêu được về sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bán trục trước và sau. Nhưng trên đường có hệ số ma sát cao chẳng hạn như đường lát đá khô thì sự trượt này khó xảy ra tạo điều kiện rất giống như việc phanh xe. Điều này được gọi là “ Hiện tượng phanh góc hẹp”.

+ Trọng lượng tăng lên: Do số bộ phận tăng lên nên trọng lượng xe tăng lên.

1.4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD

Cấu tạo của hộp số phân phối trên ô tô Toyota Land Cruiser 4WD được thể hiện trên hình 1.3

Trong hộp số phân phối này có hai tỷ số truyền nhằm tăng lực kéo cho bánh xe chủ động khi cần thiết (Số truyền thẳng và và số truyền 2.488). Bộ vi sai trung tâm được bố trí ở bánh  răng  thứ  cấp  tốc  độ  thấp  của  trục. Công suất được truyền từ hộp số dọc đến bộ vi sai trung tâm qua trục sơ cấp của hộp số phụ, bánh răng lồng không tốc độ cao hoặc thấp và bánh răng thứ cấp tốc độ cao hoặc thấp.

Trong hộp phân phối ngoài việc phân chia mô men tới các cầu còn bố trí bộ vi sai giữa các cầu.

Trục trung gian 12 mang một bánh răng lớn 5 liên kết cố định với trục và quay trên vỏ còn bánh răng nhỏ 11 nằm phía sau dùng để dẫn động trục thứ cấp nó được quay lồng không trên trục. Bánh răng nhỏ chỉ nối với trục thông qua ống gài. Khi ống gài 10 nằm ở phía trước (vị trí H), bánh răng nhỏ quay không tải. Khi ống gài nằm ở phía sau (vị trí L), bánh răng nhỏ truyền tải. ống gài được dẫn động nhờ nạng gài kép nhằm thực hiện gài số truyền đồng thời trên trục trung gian và trục thứ cấp. Trên trục thứ cấp 15 có bộ vi sai bánh răng côn đối xứng. Bộ vi sai đặt bên cạnh bánh răng nghiêng lớn. Hai bánh răng lớn 13 và nhỏ 3 tạo nên hai số truyền.

Giữa hai bánh răng là ống gài đồng tốc có ba vị trí L-N-H (Hình 1.4). Bánh răng bộ vi sai trung tâm thuộc loại bánh răng côn và có cơ cấu điều khiển khoá bộ vi sai trung tâm thuộc loại khóa bằng cơ khí. Bộ truyền của bộ vi sai trung tâm gồm có hai bánh răng vi sai.

Nguyên lý làm việc có 3 chế độ:

+ Chế độ tốc độ cao- Bộ vi sai không khóa : Mô truyền từ trục sơ cấp hộp số qua bánh răng lồng không cao tốc của trục trung gian tới bánh răng thứ cấp tốc độ cao 13 qua ồng ly hợp tốc độ cao và thấp đến ống then may ơ đồng tốc qua bộ vi sai trung tâm đến trục bánh răng vi sai bọ vi sai trung tâm qua các bánh răng vi sai bộ vi sai trung tâm đến các bánh răng bán trục bộ vi sai trung tâm đến cầu trước và cầu sau đến các bánh xe trước sau (Hình 1.5).

 + Chế độ tốc độ cao bộ vi sai bị khóa: Mô truyền từ trục sơ cấp hộp số qua bánh răng lồng không cao tốc của trục trung gian tới bánh răng thứ cấp tốc độ cao 13 qua ồng ly hợp tốc độ cao và thấp đến ống then may ơ đồng tốc qua vỏ bộ vi sai trung tâm, đường truyền công suất được chia làm hai dòng,1 dòng đến bánh răng dẫn động trước tới ống ly hợp dẫn động trước qua may ơ đồng tốc dẫn động đến trục thứ cấp trước đến các bánh trước. 1 dòng qua trục bánh răng vi sai bộ vi sai trung tâm qua các bánh răng vi sai bộ vi sai trung tâm đến các bánh răng bán trục bộ vi sai trung tâm cầu sau đến các bánh xe sau. Hình 1.6.

Các ổ trục trung gian và các trục ra của Hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD được bôi trơn bằng cưỡng bức nhờ bơm dầu đặt ở cuối trục trung gian, ổ trục chủ động bôi trơn bằng vung té. Sơ đồ bôi trơn thể hiện trên hình 1.8.

Trên hình 1.10 thể hiện 4 phần tử của mạch dẫn động gài vi sai trên xe Toyota Land Cruiser 4WD. Đó là bộ điều khiển trễ 4WD, công tắc báo vị trí số thấp, mô tơ gài vi sai, công tắc điều khiển gài vi sai.

- Điều khiển trễ 4WD: có nhiệm vụ thay đổi trạng thái gài của vi sai trung tâm tùy theo vị trí của công tắc khóa vi sai trung tâm và công tắc báo vị trí số thấp.

- Công tắc báo vị trí số thấp xác định vị trí hiện thời của cần gài số thấp.

1.4.3. Kết cấu các chi tiết chính của hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD.

Các chi tiết chính của hộp số phân phối xe Toyota Land Cruiser 4WD gồm có các trục (trục vào, trục chủ động, trục trung gian, trục ra cầu trước, trục ra cầu sau), các bánh răng  (chủ động, trung gian, thứ cấp) và các ổ. Ngoài ra còn có các ống gài số phụ và vi sai. Sau đây là kết cấu của các chi tiết chính.

a. Trục vào và khối bánh răng chủ động

Trục vào (Trục sơ cấp hộp số phân phối) được gối trên hai ổ bi cầu trên trục có lắp bánh răng chủ động là loại bánh răng trụ răng nghiêng, ngoài ra trên trục vào còn lắp thêm một bánh răng để tách công suất ra tời. 

b. Trục ra cầu trước và thân vỏ trước

Trên trục ra cầu trước có mặt bích để lắp các đăng dẫn động cầu trước. Trục ra cầu trước cũng được gối trên hai ổ bi là một ổ bi cầu và một ổ bi côn, được bôi trơn cưỡng bức nhờ bơm dầu lắp ở đuôi trục trung gian,bánh răng số phụ được lắp then hoa với trục. Trên trục ra cầu trước còn lắp may ơ gài vi sai ngoài ra còn có nắp chắn bụi, phớt chắn dầu và các vòng chặn.

c. Trục trung gia

Trục trung gian được gối trên hai ổ bi côn, trên trục có các bánh răng số cao 2 và bánh răng số thấp 5 là loại bánh răng trụ răng nghiêng, quay trơn trên trục nhờ các ổ thanh lăn 4.

Chương 2

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BỀN MỘT SỐ CHI TIẾT CƠ BẢN CỦA HỘP SỐ PHÂN PHỐI

2.1. Các thông số vào

Các thông số tính toán xem bảng 2.1

2.2. Xác định mô men tính toán

2.2.1. Tính mô men truyền từ động cơ đến trục trung gian

Từ (2) => i = 12,14

Từ (1) => M = 1260

2.2.2 Tính mô men theo bám

Mô men tính toán theo bám được truyền từ cầu trước và cầu sau đến trục trung gian hộp phân phối.

Mtt=Mtt1+ Mtt2

Trong đó:

Mtt1: Mô men tính toán theo bám từ cầu trước tới trục trung gian.

Mtt2: Mô men tính toán theo bám cầu sau tới trục trung gian.

Lốp xe là lốp xe áp suất thấp .

Theo 1 m=0,93- 0,95

Ta chọn: m= 0,933

B : chiều rộng của lốp (in)

Từ ký hiệu của lốp là 285/60R18 ta có : d = 18 in, B = 285/ 25,4=12

Từ (4) Mtt= 1263 Nm

So sánh kết quả (1) và (4 ) ta thấy : MttVậy ta chon Mtt= 1263 Nm

2.3. Kiểm nghiệm cặp bánh răng số truyền thấp hộp phân phối

2.3.1. Kiểm nghiệm bền bánh răng theo ứng suất uốn.

Để đảm bảo độ bền uốn ứng suất uốn sinh ra tại chân răng không được vượt quá một giá trị cho phép.

V= π.dw1nM/6000= 3,14.0,062.2500/6000= 0,081  m/s

Mtt mômen xoắn trên trục chủ động: Mtt= 1263 Nm

m= 3,4

bw= 23 mm

dw1 đ­ường kính vòng lăn bánh răng dw1= d1= 62 mm

Yb hệ số kể đến độ nghiêng của răng

Yb= 1-β0/140= 1-0,349/140= 0,997

YF1, YF2 là hệ số dạng răng của bánh1 và 2

Theo bảng 6.18 trang 109 TTTK CTM tập 1ta đ­ợc

YF1= 4,22

YF2= 3,74

KF là hệ số tải trọng khi tính về uốn.

KF= K.KFa.KFV

KFhệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng, theo bảng P2.3 phụ luc TTTK CTM ta có:

πbd= 0,53. yba.(ia+1)= 0,53.0.18(2.588+ 1)=0,342

K= 1,05

KFa hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trong cho các cặp bánh răng đồng thời ăn khớp, theo bảng 6.14 TTTK CTM ta có:

KFa= 1,22

KFV là hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

 [sF1], [sF2] ứng suất uống cho phép bánh chủ động và bị động. 

Theo bảng P.2.3 phục lục TTTK CTM ta có

KFV= 0,86

=> KF= 1,05.1,22.0,86= 1,1

mF= 9

NF0= 4.106

NFE là số chu kỳ thay đổi ứng suất t­ương đư­ơng

lấy NFE= NF0= 4.106

lúc này ta có KFL= 1

KFC hệ số xét đến ảnh h­ởng đặt tải, KFC= 1

 [sF1]= 440/1,75= 251,43  N/mm2

 [sF2]= 400/1,75= 228,6  N/mm2

Ta thấy sF1, <[sF1] bánh răng chủ động đủ bền

             sF2, <[sF2] bánh răng bị động đủ bền

2.3.2. kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc

Ta có:

KH là hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc

KH= K.KHa.KHV

Khệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng, theo bảng 6.7 TTTK CTM ta có:

KH= 1,06

KHa hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trong cho các cặp bánh răng đồng thời ăn khớp, theo bảng 6.14 TTTK CTM ta có:

KHa= 1,05

KHV là hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp.

Theo bảng 6.13 và P2.3 phụ lục  TTTK CTM ta có

KHV= 0,91

 KH= 1,06.1,05.0,91= 1,0128

Thay số ta được: s = 25,07

[sH]= s0Hlim.KHL/SH

Theo bảng 6.2 TTTK CTM ta có:

s0Hlim= 1050  Mpa = 1050  N/mm2

SH= 1,2

KHL= 1

 [sH]= 1050.1/1,2= 875 N/mm2

sH<[sH] thoả điều kiện bền.

2.4. Kiểm nghiệm bền trục trung gian.

Tại vị trí bánh răng gài cầu trước ăn khớp với bánh răng dẫn động trục dẫn động cầu sau và bánh răng dẫn động trục dẫn động cầu trước thì trục trung gian chủ yếu chịu xoắn . Còn ở vị trí ăn khớp bánh răng gài số truyền với bánh răng truyền số thấp lắp trên trục trung gian thì trục trung gian vừa chịu uốn vừa chịu xoắn , do đó độ bền của trục được kiểm nghệm theo ứng suất tổng hợp.

Mô men xoắn dược xác định theo biểu đồ mô men tác dụng nên trục tai tiết diện nguy hiểm

Ta biết :

Góc ăn khớp ; 200

- Đường kính vòng chân then hoa  :  0,036m

- Đường kính vòng đỉnh then hoa : dn=0,045m

- Khoảng cách giữa 2 ổ trục:          l=0,120m

- Khoảng cách từ ổ đỡ đầu trục đến vị trí lắp bánh răng bị động số thấp : a = 0,046m.

- Khoảng cách từ bánh răng bị động số thấp tới vị trí gài cầu trước khi gài cầu trước : b= 0,008m

- Khoảng cách từ bánh răng gài cầu trước khi đang gài tới ổ đỡ sau; c = 0,02m

- Chiều dài phần trục có gia công then hoa là : lt= 0,100m

2.4.1. Tính phản lực tại ổ đỡ.

Vì Pcs =Pct và a +b +c =1 nên :

RB .a -R02đ .l =0

RB =41583 .0,3639 = 15134,97N

Do đó ;

R02đ =4768,55 N

Vì Pcs = Pct

R01đ =RB -R02đ =15134,97 - 4768,55 =10366,42N

- Lực tác dụng lên trục theo phương nằm ngang:

Phương trình cân bằng mô men so với điểm A:

PB . a +Pct .(a+b) -Pcs (a+b) - R02n.(a+b+c) =0

Vì Pcs = Pct và (a+b+c) =l nên :

PB . a - R02n . l =0

- Xây dựng biểu đồ mô men:

+ Mô men uốn theo phương thẳng đứng (phương 0Y)

MuA = 0

MuB = P01đ . a= 10366,42 . 0,046 = 476,8Nm

MuC = MuD = o

+ Mô men uốn theo phương nằm ngang (phương 0Z)

MuA = 0

MuB = R01n.a = 28481,5. 0,046 = 1310Nm

+ Mô men xoắn trục :

Đoạn BC của trục chịu mô men xoắn có trị số :

Mtt =2994Nm

Từ biểu đồ mô men ta thấy tiết diện nguy hiểm nhất của trục trung gian khi gài cầu trước đi số thấp tại B.

2.4.2. Tính độ võng góc xoay của trục trung gian.

Độ võng góc xoay của trục trung gian được xác định tại vị trí lắp bánh răng bị động số truyền thấp (vị trí B)

+ Tính độ võng tại vị trí B

Ta có:

E-Mô đun đàn hồi

E=2,1.105N/mm2

Vậy trong mặt phẳng thẳng đứng góc xoay của trục đảm bảo yêu cầu.

2.4.3. Kiểm tra bền cho then hoa của trục trung gian

Ta có:

Z1-Số lượng moay ơ lắp then hoa với trục

Z1= 2

D - Đường kính vòng đỉnh then hoa

d - Đường kính vòng chân then hoaNhư vậy qua tính toán kiểm nghiệm bền ,các chi tiết được kiểm bền đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cho phép.

2.5. Tính toán kiểm nghiệm bền các chi tiết của bộ vi sai.

Vậy then hoa của trục đảm bảo bền theo tiêu chuẩn ứng suất cắt cho phép.

Các thông số cơ bản thể hiện bảng 2.2.

Mô men tính toán tác dụng lên bánh răng bán trục được xác định theo điều kiện bám:

Mtt = 0,5 G.O.rk

Mtt = 0,5. 8585. 0,8 = 3434 (Nm)

- Tính bền bánh răng theo ứmg suất uốn, ứng suất tiếp xúc.

- Kiểm tra bánh răng theo ứng suất tiếp xúc.

- Ứng suất chèn dập.

- Ưng suất cắt.

Chương 3

THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG HỘP SỐ PHÂN PHỐI XE TOYOTA LAND CRUISER 4WD

3.1 Tháo lắp hộp số phân phối XE TOYOTA LAND CRUISER 4WD.

3.1.1. Tháo hộp số ra khỏi xe

Từ hình ta có:

1. Giắc nối công tác chỉ thị khóa vi sai;  2. Giắc nối môtơ chấp hành;  3. Giắc nối công tác chỉ thị số thấp;  4. Giắc nối công tác chỉ thị số trung gian;  5. Trục các đăng sau;  6. Giắc nối cảm biến vận tốc;  7. Ống thông lỗ chân không;  8. Hộp số phân phối;  9. Dây nối đất;  10. Tấm bảo vệ hộp số phân phối;  11. Dầm ngang bắt hộp số phân phối;  12. Trục các đăng trước;  13. Thanh kéo cần chuyển số phụ;  14. Đệm vênh;  15. Đệm lót;  16. Đệm phẳng;  17. Kẹp.

3.1.2. Tháo rời các cụm chi tiết

a. Tháo rời các chi tiết

Tháo rời các chi tiết thể hiện như bảng 3.1.

b. Lắp ráp các chi tiết

Lắp ráp các chi tiết thê rhieenj như bảng 3.2

3.2. Các nguyên nhân hư hỏng biện pháp khắc phục

3.2.1. Hộp phân phối sau thời gian làm việc thấy nóng quá quy định

Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dầu bôi trơn không đảm bảo chất lượng, không đúng chủng loại, dầu bẩn, lẫn nước …

- Kiểm tra bổ sung, nếu cần thay dầu mới, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng tốt.

3.2.2. Hộp phân phối bị chảy dầu

Nguyên nhân có thể do lắp ngược vòng cản dầu, do các goăng, các đệm làm kín hỏng, rách nát, hỏng lò xo.

Sau khi thay đệm, trước khi sử dụng hộp phân phối phải kiểm tra lỗ thông hơi, nếu tắc phải thông lại vì một trong những nguyên nhân làm hỏng đệm làm kín dẫn đến chảy dầu là lỗ thông hơi bị tắc làm áp suất và nhiệt độ  trong hộp phân phối tăng.

3.2.3. Tự nhảy các số truyền, tự nhảy khi đang gài cầu

Nguyên nhân có thể do sức căng lò xo định vị không đảm bảo yêu cầu, lò xo gãy, viên bi định vị bị mòn…Tuỳ theo từng nguyên nhân mà có thể điều chỉnh lại sức căng lò xo, thay lò xo, thay viên bi.

3.2.4. Hộp phân phối phải tháo hoặc thay thế khi có các hư hỏng.

-Trường hợp hộp phân phối làm việc có tiếng ồn và tiếng va đập lớn thì có thể do bị mòn các vòng bi các trục, răng hoặc bánh răng bị mẻ, sứt.

- Tự nhảy số do bị mòn then hoa của khớp gài, mòn răng của bánh răng trục chủ động hoặc bị mòn càng gài .

3.3. Các hư hỏng thường gặp

Các hư hỏng thường gặp thê rhieenj như bảng 3.3.

KẾT LUẬN

   Qua một thời gian nghiên cứu tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS…………… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự tôi đã hoàn thành đúng thời hạn đồ án tốt nghiệp của mình. Với nhiệm vụ được giao trong đồ án tôi đã thực hiện được các công việc sau:

- Giới thiệu chung về xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Đặc điểm kết cấu hộp số phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Tính toán kiểm nghiệm hộp phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

- Tháo lắp bảo dư ỡng hộp phân phối xe Toyota Lan cruiser 4WD

   Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong đồ án này do hạn chế về thời gian, nhưng đồ án này đã trang bị cho bản thân tôi không những là các kiến thức sâu sắc về chuyên ngành mà còn là nhận thức về phương pháp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật nảy sinh từ thực tế. Đồ án không thể tránh được những chỗ còn thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.

   Một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy giáo: TS…………… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự, khoa Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đồ án này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hướng dẫn đồ án môn học ô tô ‘’ Lý thuyết kết cấu và tính toán ô tô quân sự ’’. (Tập IV)

Trường Đại học kỹ thuật quân sự - 1977

[2]. Hướng dẫn sử dụng xe Toyôta Land Cruiser 4WD

Hãng Toyôta 1992

[3]. Nguyễn Hữu Cẩn , Dư Quốc Thịnh

Thiết kế tính toán ôtô máy kéo

NXB  Khoa học và Kỹ thuật. - 2005

[4]. Nguyễn Phúc Hiểu, Võ Văn Hường.

Lý thuyết ôtô quân sự

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1983

[6]. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập.

Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1995

[7]. Phạm Vỵ - Dương Ngọc Khánh

Bài giảng cấu tạo ôtô

Đại Học Bách Khoa Hà Nội -2004

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"