ĐỒ ÁN TÌM HIỂU KẾT CẤU LY HỢP MA SÁT HAI ĐĨA LÒ XO ÉP BỐ TRÍ XUNG QUANH TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CƠ KHÍ Ô TÔ

Mã đồ án OTTN003023959
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 300MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ dẫn động ly hợp xe Kamaz 5320, bản vẽ sơ đồ nguyên lý ly hợp ma sát hai đĩa, bản vẽ kết cấu ly hợp ma sát hai đĩa, bản vẽ mặt cắt ly hợp ô tô Maz 500); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÌM HIỂU KẾT CẤU LY HỢP MA SÁT HAI ĐĨA LÒ XO ÉP BỐ TRÍ XUNG QUANH TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CƠ KHÍ Ô TÔ.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục...............................................................................................................i

Lời nói đầu. .....................................................................................................1

Chương 1. Khái quát về ly hợp ma sát hai đĩa.............................................2

1.1 Cấu tạo chung về ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh...........2

1.2 Nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép...............................3

1.3 Ưu, nhược điểm của ly hợp ma sát hai đĩa lo so ép bố trí xung quanh.......4

Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu ly hợp xe KamAZ 5320.................5

2.1. Phương án kết cấu của hệ thống ly hợp xe KamAZ 5320..........................5

2.2. Kết cấu các chi tiết chính............................................................................7

2.3. Các kết cấu đặc biệt..................................................................................11

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe KamAZ 5320......................18

3.1 Khái quát chung.........................................................................................18

3.2 Nội dung tính toán.....................................................................................20

Chương 4. Khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp xe KamAZ 5320.......28

4.1. Những chú ý trong quá trình khai thác.....................................................28

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống ly hợp.........................................................28

Kết luận. .........................................................................................................35

Tài liệu tham khảo ........................................................................................36

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đã được áp dụng nhanh chóng vào công nghệ chế tạo ô tô, để làm tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy của ô tô. Các tiến bộ khoa học này được áp dụng nhằm mục đích giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho người, xe và hàng hoá, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính kinh tế của ô tô… Hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất, lắp ráp và sử dụng tại Việt Nam. Chính vì vậy việc tính toán kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu là vấn đề hết sức cần thiết.

Để tổng kết kiến thức và làm quen với những công việc trong thực tế, sau thời gian học tập tại trường em đã được giao đồ án môn học với nhiệm vụ:

“Tìm hiểu kết cấu ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh trong hệ thống truyền lực cơ khí ô tô.”

Với đề tài này, nội dung đồ án được thể hiện qua các chương chính  sau:

Chương 1: Khái quát về ly hợp ma sát hai đĩa.

Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu ly hợp xe KAMAZ 5320.

Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe KAMAZ 5320.

Chương 4: Khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp xe KAMAZ 5320.

Qua thời gian làm đồ án được sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo TS………………. – Bộ môn Ô tô quân sự và các bạn, em đã hoàn thành đồ án này. Nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo để đồ án môn học của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

                                                                                       Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                   Học viên thực hiện

                                                                               ……………

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ LY HỢP MA SÁT HAI ĐĨA

1.1 Cấu tạo chung ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh:

Hệ thống ly hợp được chia làm hai phần:

- Cơ cấu ly hợp thực hiện việc nối và ngắt truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

- Dẫn động ly hợp thực hiện việc điều khiển đóng mở ly hợp.

*Cơ cấu ly hợp:

- Nhóm các chi tiết chủ động của ly hợp gồm: bánh đà; đĩa ép; đòn mở; vỏ ly hợp và các lò xo ép. Khi ly hợp mở hoàn toàn thì các chi tiết thuộc nhóm chủ động sẽ quay cùng bánh đà.

- Nhóm các chi tiết bị động gồm đĩa ma sát; trục ly hợp.

*Dẫn động ly hợp:

Bao gồm các thành phần: bàn đạp ly hợp; đòn dẫn động; càng mở ly hợp; đòn mở ly hợp và bạc mở ly hợp. Ngoài ra tùy từng loại ly hợp mà có thể thêm các bộ phận dẫn động bằng thủy lực; bằng khí nén như xi lanh chính, xi lanh công tác.

1.2 Nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh:

Trạng thái đóng ly hợp: ở trạng thái này các lò xo ép 7 một đầu tựa vào vỏ ly hợp 8; đầu còn lại tì vào đĩa ép 5 tạo lực ép để ép chặt toàn bộ các đĩa ma sát 4 và đĩa ép trung gian 3 với bánh đà 1 làm cho phần chủ động và phần bị động tạo thành một khối cứng. 

Trạng thái mở ly hợp: khi cần ngắt truyền động từ động cơ tới trục sơ cấp của hộp số thì người lái tác dụng một lực vào bàn đạp 11, thông qua đòn kéo 13 để kéo càng mở 14; bạc mở 9 mang bi “T” 15 sẽ dịch chuyển sang trái. 

1.3 Ưu nhược điểm của ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh:

- Nếu cùng một kích thước đĩa bị động và cùng một lực ép như nhau thì ly hợp hai đĩa  truyền được mô men lớn hơn ly hợp một đĩa.

- Nếu phải truyền mô men như nhau thì ly hợp ma sát hai đĩa có kích thước nhỏ gọn hơn ly hợp ma sát một đĩa.

Chương 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU LY HỢP  XE KAMAZ – 5320

2.1. Phương án kết cấu của hệ thống ly hợp trên xe KamAZ 5320:

Xe KamAZ 5320 là loại xe tải hạng nặng, nó phải đảm bảo các yêu cầu truyền lực như:

- Truyền hết mô men của động cơ mà không bị trượt ở bất kỳ điều kiện sử dụng nào. Muốn vậy thì mô men ma sát của ly hợp phải lớn hơn mô men ma sát của động cơ. (có nghĩa là hệ số dự trữ mô men ß của ly hợp phải lớn hơn 1).

- Đóng ly hợp phải êm dịu; để giảm tải trọng va đập sinh ra trong các răng của hộp số khi khởi hành ô tô và khi sang số lúc ô tô đang khởi động.

- Mở ly hợp phải dứt khoát và nhanh chóng; tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian ngắn.( vì mở không dứt khoát sẽ khó gài số êm dịu).

Phần chủ động của ly hợp gồm : Bánh đà, đĩa ép trung gian, đĩa ép ngoài, vỏ ly hợp, và các lò xo ép.

* Phần bị động gồm: Đĩa bị động: Cấu tạo đĩa bị động bao gồm các phần: xương đĩa, các tấm ma sát, moay ơ và bộ phận giảm chấn.

2.2 Kết cấu các chi tiết chính:

2.2.1 Bánh đà:

Bánh đà chế tạo bằng vật liệu  gang xám (GX18- 36), có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn lớn và đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt. Mặt ngoài bánh đà được ép một vành răng khởi động, vật liệu chế tạo là thép hợp kim. Kết cấu này làm cho khối lượng của bánh đà tập trung ở vành ngoài lớn có tác dụng dự trữ năng lượng và làm tăng khả năng cân bằng cho trục khuỷu động cơ. 

2.2.2 Đĩa ép:

Trong quá trình làm việc, ly hợp bị trượt sẽ sinh ra nhiệt làm cho các chi tiết của ly hợp bị nóng lên. Vì vậy đĩa ép của ôtô KamAZ –5320 được thiết kế, chế tạo có độ  bền mòn, độ bền cơ học cao và khả năng thoát nhiệt tốt. Có một mặt bằng phẳng làm tăng diện tích tiếp xúc. Bề ngoài của đĩa ép ngoài (mặt không làm việc) của đĩa ép có các vấu để bắt các đòn mở và vấu làm phần dẫn hướng cho lò so ép 16. 

2.2.3 Lò xo ép:

Lò so ép (Hình 2.3) được đặt giữa đĩa ép và vỏ ly hợp. Các lò so được dẫn hướng nhờ các gờ của đĩa ép và các vấu trên vỏ ly hợp, lò xo ép được chế tạo từ thép lò xo (thép hợp kim). Số lượng lò so là 12, được bố trí xung quanh. Bố trí lò xo xung quanh cho phép ly.

Định vị và dẫn hướng lò xo nhờ các vấu trên đĩa ép và các bu lông, nhờ đó lò xo tránh bật ra khỏi vị trí dưới tác dụng của lực ly tâm.

2.2.5 Đĩa bị động:

Đĩa bị động: Cấu tạo đĩa bị động bao gồm các phần: xương đĩa, các tấm ma sát, moay ơ và bộ giảm chấn xoắn.

Các tấm ma sát 6 (Hình 2.3) có dạng hình vành khăn và được thiết kế chế tạo từ vật liệu át - bét  đồng. Vật liệu này đáp ứng yêu cầu đặt ra cho ly hợp là độ bền cơ học cao, độ bền mòn lớn. Trên bề mặt có gia công các rãnh hướng tâm và nghiêng để thoát nhiệt và thoát vật liệu mà các bề mặt ma sát bị mài mòn tạo ra, thoát dầu hoặc nước khỏi bề mặt ma sát. 

2.3 Kết cấu các chi tiết đặc biệt:

2.3.1 Bộ giảm chấn xoắn:

Bộ giảm chấn xoắn: Được đặt ở đĩa bị động của ly hợp để tăng độ êm dịu khi đóng ly hợp và tránh cho hệ thống truyền lực khỏi dao động xoắn cộng hưởng khi tần số dao động riêng của hệ thống truyền lực trùng với tần số kích thích dao động gây ra bởi mômen xoắn động cơ.

2.3.2 Cơ cấu mở ly hợp:

Cơ cấu mở ly hợp: Gồm đòn mở 2 và bạc mở 6 (Hình 2.1). Đòn mở ly hợp dùng để tách cưỡng bức đĩa ép và giải phóng đĩa ép bị động ra khỏi bánh đà khi mở ly hợp. Đòn mở gồm 4 chiếc có kết cấu theo nguyên lý đòn bẩy: Đầu đòn mở nối bản lề với đĩa ép qua ổ thanh lăn kim để giảm ma sát ở khớp nối này khi mở ly hợp; đuôi tỳ vào bạc mở khi tác động mở ly hợp, ở giữa đòn mở nối bản lề với giá đòn  mở. Giá này được lắp cố định với vỏ ly hợp 17(Hình 2.1) bằng bulông. 

2.3.3 Dẫn động điều khiển ly hợp:

Dẫn động điều khiển ly hợp trên xe KamAZ – 5320  là loại dẫn động thuỷ lực có trợ lực khí nén  ( Hình 2.5 ). Bao gồm phần dẫn động thuỷ tĩnh và phần trợ lực khí nén. Dẫn động thuỷ tĩnh cũng có kết cấu tương tự như các xe khác, bao gồm  bàn đạp, xi lanh chính, xi lanh công tác, chỉ khác là xi lanh chính của xe KamAZ-5320 được bố trí nghiêng trong mặt phẳng đứng. Phần trợ lực khí nén gồm van khí nén điều khiển trợ lực , xi lanh trợ lực. 

*Bộ trợ lực khí nén: Bộ trợ lực khí nén có tác dụng  để giảm bớt  lực cho người lái khi tác động lên bàn đạp để mở ly hợp. Nó được bắt chặt vào mặt bích các te ly hợp nhờ hai bu lông nằm ở bên phải tổng thành .

Kết cấu của bộ trợ lực khí nén được thể hiện ở hình 2.6

* Nguyên lý làm việc của dẫn động điều khiển ly hợp như sau: Khi đạp bàn đạp 8 (hình 2.5 ) Cần pittông 11 dịch chuyển triệt tiêu hết khe hở đầu pittông, pittông sẽ ngăn cách không cho dầu từ khoang dưới lên khoang trên. Do vậy, nó sẽ ép dầu và đưa đến bộ trợ lực khí nén ( theo đường I, hình 2.6 ) vào khoang trước của xi lanh công tác, tác dụng lên pittông công tác 5 ( hình 2.6 ) và đẩy nó cùng với cần pittông xi lanh công tác 3 ( hình 2.5 ) sang trái  làm cho nạng mở 20 quay  tác động mở ly hợp. 

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE KAMAZ-5320

3.1 Khái quát chung:

3.1.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm ly hợp :

Xác định các thông số đặc trưng cho khả năng làm việc và độ tin cậy làm việc của ly hợp, so sánh với  với các giá trị cho phép được quy định bởi nhà sản xuất. Qua đó khẳng định chất lượng và khả năng làm việc của ly hợp trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác ly hợp trong điều kiện đó. Đảm bảo độ tin cậy, an toàn làm việc, nâng cao năng xuất vận tải cung như độ bền lâu các chi tiết của ly

hợp .

3.1.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm :

Để đảm bảo mục đích trên trong tính toán kiểm nghiệm ly hợp cần tiến hành tính toán theo các nội dung sau :

* Xác định hệ số dự  trữ  mômen của ly hợp ;

* Xác định khả năng làm việc của ly hợp ;

* Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng ;

* Kiểm tra bền các chi tiết cơ bản của ly hợp ;

+ Tính toán kiểm tra bền lò so giảm chấn ;

+ Tính toán kiểm tra bền cho đĩa ma sát bị động ;

+ Tính toán kiểm nghiệm đòn mở ly hợp ;

+ Tính toán kiểm tra bền lò so giảm chấn.

3.1.3. Các thông số đầu vào:

Các thông số đầu vào để tính toán kiểm nghiệm ly hợp được chỉ ra ở bảng 3.1

3.2.  Nội dung tính toán :

3.2.1. Xác định hệ số dự trữ momen của ly hợp:

Hệ số dự trữ mômen của ly hợp được xác định dựa trên cơ sở mômen ma sát của ly hợp và mômen xoắn lớn nhất của động cơ. 

+ Xác định lực ép toàn bộ các lò xo: Thay số vào công thức (3.3) ta có: P=12.960 = 11520  [ N ]

+ Xác định bán kính trung bình tấm ma sát: Thay số vào công thức (3.4) ta có:  Rtb = 0,141[ m ]

+ Xác định mômen ma sát của ly hợp: Thay số vào công thức ( 3.2 )  ta có :Mw= 1429,4[ N.m ]   

Hệ số dự trữ mômen thay số vào ta được :  Bi = 2,199

Kết luận : So sánh với hệ số cho phép  (Bi = 2,0  - 3.0 ) thì ly hợp trên xe KamAZ – 5320 có hệ  số dự chữ mômen thoả mãn yêu cầu đảm bảo truyền hết mômen xoắn và an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực.

3.2.2. Kiểm nghiệm ly hợp theo công trượt riêng và nhiệt độ đốt nóng các chi tiết của ly hợp.

1. Công trượt của ly hợp.

 Mục đích: Kiểm tra khả năng làm việc của ly hợp trong điều kiện nặng nhọc, tính công trượt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát so với giá trị cho phép. 

Ta có:

L - Công trượt của ly hợp,  [ J ]

no - Số vòng quay nhỏ nhất của động cơ , [ vg / ph ]; n0 = 0.75.1800=  1350 [vg / ph]

Jb  - Mômen quán tính quy dẫn về trục bị động của ly hợp, [Nm. s2]

Je - Là mômen quán tính các khối lượng chuyển động quay của động cơ và phần chủ động của ly hợp quy dẫn về trục khuỷu của động cơ, [N.m. s2].

Thay các giá trị từ bảng số liệu đầu vào và từ các giá trị tính toán được vào công thức ( 3.6 ) ta có :

J = 1,08 . 1.264     [N.m. s2]

+  Xác định mômen quán tính của các khối lượng chuyển động quay của động cơ và phần chủ động của ly hợp. Theo tài liệu [ 4 ] ta có :   

Je =  [ 1,2 - 1,4 ] . Jm  ,  ta lấy Je = 1.3 . Jm

=> Je = 0,7735 [ N.m. s2]    

Thay các giá trị vào biểu thức ( 3.5 ) ta được: L = 6851,1825     [ j ]  

Nhận xét : Công trượt chưa phản ánh điều kiện làm việc của ly hợp, để xác định được điều kiện làm việc của ly hợp phải tính đến công trượt riêng. Công trựơt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát, đặc trưng  cho sự hao mòn của tấm ma sát.

2. Xác định công trượt riêng :

Thay các giá trị vào biểu thức ( 3. 9 )  ta tính được công trựơt riêng : l = 26350,7  [ j ]  

Nhận xét : Theo tài liệu [ 3 ]  ta có công trượt riêng cho phép của ly hợp là: [ l ] = ( 40.000 - 60.000)  j.m2.  Theo kết quả tính được ở trên ta có l =  26350,7 [ j.m 2]  < [l]. Như vậy ly hợp đảm bảo điều làm việc ở mọi chế độ, thời gian làm việc kéo dài.

3. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng :

Quá trình trượt ly hợp sẽ sinh ra nhiệt độ và nhiệt độ này sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian trượt của ly hợp, làm giảm khả năng truyền  mômen của ly hợp do đó làm  giảm cơ tính của lò xo, giảm hệ số ma sát  [u] đồng thời gây ra ứng xuất nhiệt. 

n - là số lượng đĩa ma sát,  n = 2

Công trượt của ly hợp  (  L= 6851,1825 [ j ]   )

C - Nhiệt dung riêng của chi tiết bị đốt nóng. Đối với thép và gang ta có C = 0,115 [  Kcal / KG.độ ]  ;

Gt - trọng lượng chi tiết đang tính ;

Đối với bánh đà :

At = 1,0570 C

Đối với đĩa ép ngoài :At​ =  2,05180C

Đối với đĩa ép trung gian : At​ = 4,9830C

Theo tài liệu [ 2 ] ta có  [ At​ ] = 100 - 15 0 C.

Nhận xét: At​  < [ At​ ]. Vậy sau mỗi lần đóng mở ly hợp nhiệt độ của các chi tiết tăng lên dưới giá trị cho phép.

3.2.3. Kiểm tra bền chi tiết cơ bản của ly hợp :

Phần này phải kiểm bền cho các chi tiết cơ bản của ly hợp nhưng do thời gian có hạn nên đồ án chỉ tập trung kiểm bền lò xo ép của ly hợp. Lò xo ép của ly hợp KamAZ – 5320 là lò xo hình trụ chịu nén bố trí xung quanh theo chu vi của đĩa ép. 

t = 79448275,86       [ N/ m2

=>  t = 79,45             [ MN/ m2

Theo tài liệu [3]  ta có ứng xuất cho phép  [t] = 500  -  700    [MN . m-2

Nhận xét : t < [ t ]. Như vậy so với kết quả kiểm tra được ta thấy lò xo ép của ly hợp xe KamAZ – 5320 nằm trong khoảng cho phép của giới hạn bền.

CHƯƠNG 4

KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LY HỢP XE KAMAZ - 5320

4.1. Những chú ý trong quá trình khai thác:

- Cần kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do và toàn bộ của bàn đạp ly hợp.

- Kiểm tra siết chặt các mối ghép các te ly hợp với thân động cơ.

- Bôi trơn vòng bi bạc mở và các vị trí trục quay theo sơ đồ bôi trơn.

- Kiểm tra mức dầu, độ kín khít và bổ  sung dầu cho dẫn động ly hợp.

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống ly hợp:

4.2.1. Nội dung  bảo dưỡng kỹ thuật:

Bảo dưỡng kỹ thuật là một phương pháp kỹ thuật thực hiện trong một chu kỳ sử dụng của xe nhằm duy trì tốt trạng thái kỹ thuật của xe, các cụm và hệ thống trên xe. Nội dung tổng quát các công việc trong bảo d ưỡng kỹ thuật gồm:

+ Kiểm tra, siết chặt các mối ghép ;

+ Kiểm tra, khắc phục dò rỉ, mức dầu bôi trơn  và bổ sung thay thế dầu mỡ bôi trơn các cụm hệ thống trên xe ;

Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và 2 của xe KamAZ – 5320 được chỉ ra ở bảng 4.1.

Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và 2                                   

a. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên

Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên được tiến hành mỗi khi đưa xe ra sử dụng, đang đi trên đường và sau khi đi về. Nội dung chủ yếu là :

+  Kiểm tra bằng mắt thường, siết chặt các bu lông, đai ốc có hiện tượng lỏng, rơ.

+  Kiểm tra khắc phục các chỗ rò rỉ chảy dầu mỡ .

c. Bảo dưỡng 2:  Làm các công việc của việc của bảo dưỡng cấp 1 và làm thêm các nội dung sau:

+  Kiểm tra điều chỉnh dẫn động mở ly hợp ;

+  Kiểm tra, siết chặt các bu lông bắt  bộ trợ lực khí nén ;

+  Kiểm tra các lò xo hồi vị bàn đạp ly hợp và nạng mở ;

4.2.2. Nội dung kiểm tra, điều chỉnh:

a. Kiểm tra, điều chỉnh dẫn động mở ly hợp:

Điều chỉnh dẫn động ly hợp bao gồm kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bạc mở  ly hợp và kiểm tra hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp .

* Kiểm tra hành trình tự do của bạc mở được tiến hành nhờ dịch chuyển cần trục nạng mở bằng tay.

Để kiểm tra cần :

1. Tháo lò xo hồi vị

2. Lắc cần đẩy 3 của pittông xi lanh trợ lực khí nén, ( Hình 2.7 );

3. Nếu hành trình của cần đo ở bán kính 90 mm, bị giảm xuống dưới 3 mm thì cần điều chỉnh lại đai ốc mặt cầu 1 để đạt giá trị là 4 - 5 mm nhờ êcu hình cầu. Giá trị này tương ứng với hành trình tự do của bạc mở ly hợp là 3,2 - 4,0 mm.

* Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp : Hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp được thể hiện ở hình 4.1 

b. Kiểm tra mức dầu trong bầu dầu xi lanh chính : ( hình 4.2 )

 Mức dầu trong bầu dầu xi lanh chính được kiểm tra bằng thước đo trong bộ dụng cụ  của người lái, mức dầu đúng là 15 ¸ 20 mm kể từ mép trên nắp.

d. Điều chỉnh khe hở cần van điều khiển bộ chia:

1. Kiểm tra nếu cần thì điều chỉnh dẫn động ly hợp;

2. Nới đai ốc kẹp ;

3. Tháo chụp cao su chắn bụi ;

4.3.  Các hư hỏng thường gặp của ly hợp; nguyên nhân và cách khắc phục:

Các hư hỏng thường gặp của ly hợp; nguyên nhân và cách khắc phục như bảng 4.1.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, được sự trợ giúp tận tình của Thầy TS...................... - Bộ môn Ô tô quân sự và các bạn, nay em đã hoàn thành bản đồ án với nhiệm vụ:

Tìm hiểu kết cấu ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh trong hệ thống truyền lực cơ khí ô tô.”

Qua thời gian thực hiện các nội dung của đồ án với việc vận dụng những kiến thức từ những môn đã học như: Lý thuyết ôtô, kết cấu và tính toán ôtô , khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô … để Tìm hiểu kết cấu ly hợp ma sát hai đĩa lò xo ép bố trí xung quanh cũng như phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính toán kiểm nghiệm cụm ly hợp  trên xe KamAZ - 5320 đã giúp em hiểu sâu sắc hơn và củng cố thêm những kiến thức đã học.  Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi những sai sót, nên em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, sửa sai của các thầy trong bộ môn và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn, qua đó  giúp  em củng cố thêm kiến thức cho bản thân.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết ôtô máy kéo - Năm 1993.

Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng.

2. Cấu tạo ôtô quân sự - Năm 1995.

Vũ Đức Lập, Phan Đình Vi

3. Lý thuyết ôtô quân sự- Năm 2001.

Nguyễn Phúc Hiểu.

4. Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô.

Vũ Đức Lập.

5. Thiết kế tính toán ôtô - máy kéo - Năm 1971.

Trương Minh Chấp, Dương Đình Khuyến, Nguyễn Khắc Trai.

6. Chi tiết máy Tập I, tập II - Năm 1997.

Nguyễn Trọng Hiệp.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"