ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LY HỢP DỰA TRÊN XE CƠ SỞ HYUNDAI GRAND I10

Mã đồ án OTTN003021831
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung xe thiết kế, bản vẽ các phương án dẫn động, bản vẽ kết cấu ly hợp, bản vẽ kết cấu dẫn động thủy lực, bản vẽ quy trình bảo dưỡng tháo lắp cơ cấu ly hợp); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LY HỢP DỰA TRÊN XE CƠ SỞ HYUNDAI GRAND I10.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LY HỢP.. 3

1.1. Công dụng , phân loại và yêu cầu.. 3

1.1.1. Công dụng. 3

1.2. Kết cấu chung ly hợp. 3

1.2.1. Cơ cấu ly hợp. 3

1.2.2. Dẫn động ly hợp. 8

1.3. Lựa chọn phương án thiết kế. 14

1.3.1. Giới thiệu về xe Hyundai Grand i10. 14

1.3.2. Phân tích lựa chọn phương án thiết kế. 16

1.4 Mục tiêu, phương pháp, nội dung nghiên cứu.. 16

1.4.1. Mục tiêu. 16

1.4.2  Phương pháp. 17

1.4.3. Nội dung. 17

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LY HỢP.. 18

2.1 Tính toán các thông số cơ bản.. 18

2.1.1 Xác định mô men ma sát của ly hợp. 18

2.2 Tính toán và thiết kế cơ cấu ly hợp. 18

2.2.1 Xác định kích thước cơ bản của ly hợp. 18

2.2.2 Xác định công trượt trong quá trình đóng ly hợp. 20

2.2.3 Kiểm tra công trượt riêng. 24

2.2.4 Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết 24

2.2.5 Tính toán sức bền một số chi tiết 25

2.3 Thiết kế tính toán hệ dẫn động ly hợp. 37

2.3.1. Xác định lực và hành trình bàn đạp. 37

2.3.2 Thiết kế dẫn động thủy lực. 39

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP.. 44

3.1 Các hư hỏng ly hợp. 44

3.1.1 Trượt 44

3.1.2 Bị rung giật, làm việc không êm.. 45

3.1.3 Ly hợp không ngắt được hoàn toàn. 46

3.1.4 Ly hợp phát ra tiếng kêu. 47

3.1.5 Bàn đạp ly hợp rung. 47

3.1.6 Đĩa ly hợp chóng mòn. 48

3.1.7 Bàn đạp ly hợp nặng. 48

3.1.8 Hẫng bàn đạp ly hợp. 48

3.2 Kiểm tra chẩn đoán ly hợp. 49

3.3 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp. 50

3.3.1. Kiểm tra, sửa chữa. 50

3.3.2. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp. 55

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong những bước đầu hình thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe sẵn có, chế tạo một số chi tiết đơn giản và sửa chữa. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong giai đoạn này là tìm hiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện đại, phục vụ quá trình khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước làm chủ công nghệ. Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Tính toán thiết kế ly hợp dựa trên xe cơ sở  Hyundai Grand i10 ”.

Với đề tài như trên, phần đầu của đồ án sẽ giới thiệu sơ lược về ô tô Hyundai Grand i10, trình bày công dụng, bố trí chung, yêu cầu và cách phân loại ly hợp, xác định loại ly hợp thường được sử dụng trên ô tô Hyundai Grand i10. Phần tiếp theo đi sâu nghiên cứu, phân tích kết cấu của ly hợp ô tô và các phần tử trong ly hợp. Để phục vụ tốt hơn cho quá trình khai thác, phần tính toán sẽ tiến hành kiểm nghiệm trên ô tô cụ thể, nhằm làm quen với mô hình tính toán kiểm nghiệm. Trên cơ sở đó, phần cuối của đồ án sẽ đưa ra các hướng dẫn trong quá trình khai thác, sử dụng đối với ly hợp ô tô con.

Vì thời gian và kiến thức có hạn chế nên trong đồ án tốt nghiệp này còn mắc một số thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong  muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy trong bộ môn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn : TS……………… và các thầy trong Bộ môn ô tô Truờng Đại học Công Nghệ GTVT đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản đồ án này.

                                                                        Hà nội,  ngày tháng năm 20

                                                                   Sinh viên thực hiện

                                                                      …………………

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LY HỢP

1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu

1.1.1. Công dụng

Ly hợp là một trong những cụm chính trong hệ thống truyền lực của ô tô. Ly hợp trên ôtô là bộ phận liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực. Do đó nó có nhiệm vụ tách và nối hai bộ phận này với nhau trong trường hợp cần thiết như: Khi  xe bắt đầu chuyển bánh, khi chuyển số... 

1.1.2  Phân loại

Có nhiều cách phân loại:

- Theo cách truyền mômen:

+ Ly hợp ma sát: Truyền mô men thông qua các bề mặt ma sát. Ly hợp ma sát có hai loại là ly hợp ma sát khô và ly hợp ma sát ướt:

- Ly hợp ma sát khô: Không có dung môi, các đĩa ma sát thường được làm từ Ferado đồng.

- Ly hợp ma sát ướt: Được nhúng trong dầu.

+ Ly hợp thuỷ lực: Truyền mômen thông qua chất lỏng.

+ Ly hợp điện từ: Truyền mômen nhờ lực điện từ.

-  Theo dạng lò xo của đĩa ép:

+ Ly hợp sử dụng lò xo trụ bố trí theo vòng tròn.

+ Ly hợp sử dụng lò xo dạng côn xuắn.

+ Ly hợp sử dụng lò xo dạng đĩa.

1.1.3. Yêu cầu

Ly hợp trên ô tô phải đảm bảo các yêu cầu:

- Phải truyền hết được mômen của động cơ xuống hệ thống truyền lực mà không bi trượt.

- Phải ngắt dứt khoát, đóng êm dịu để giảm  tải trọng động tác động lên hệ thống truyền lực.

- Mômen quán tính của phần bị động của ly hợp phải nhỏ để giảm tải trọng động tác dụng lên các bánh răng và bộ đồng tốc khi sang số.

1.2. Kết cấu chung ly hợp

1.2.1. Cơ cấu ly hợp

Trên các loại ôtô hiện nay sử dụng phổ biến nhất là loại ly hợp ma sát. Các bộ phận chính của ly hợp bao gồm phần chủ động và phần bị động:

- Phần chủ động: Gồm có bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, các lò xo ép.

- Phần bị động : Gồm đĩa bị động, các bộ phận giảm chấn và trục ly hợp.

a, Ly hợp ma sát một đĩa

Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát một đĩa dẫn động cơ khí như hình 1.1.

Nguyên lý hoạt động:

- Khi ly hợp ở trạng thái đóng:

Dưới tác dụng của lò xo ép 5 làm đĩa ép 3 ép đĩa bị động với bánh đà, nhờ vậy tạo được sự ma sát giữa đĩa ép và bánh đà với đĩa bị động và làm cho chúng ép sát vào nhau. Do đó khi động cơ quay thì mô men của động cơ được truyền từ bánh đà và đĩa ép qua đĩa bị động tới trục ly hợp và đến các hệ thống truyền động.

- Khi ngắt ly hợp:

Dưới tác dụng của lực bàn đạp kéo đòn kéo 9 thông qua càng mở 10 đẩy bạc mở 6 làm bi T dịch chuyển sang trái khắc phục hết khe hở d và ép vào đầu trên của đòn mở 12, đầu dưới của các đòn mở đi sang phải và tách đĩa ép 3 khỏi đĩa bị động làm cho đĩa bị động tách rời khỏi bánh đà và đĩa ép ngắt dòng công suất từ động cơ sang hệ thống truyền lực.

b, Ly hợp ma sát hai đĩa

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của ly hợp ma sát hai đĩa cũng tương tự như ly hợp ma sát một đĩa chỉ khác là có hai đĩa bị động nên có hai maoy ở đĩa bị động.

c, Ly hợp thủy lực

Ly hợp thuỷ lực truyền mômen thông qua chất lỏng.

Cấu tạo của ly hợp thuỷ lực gồm 2 phần:         

- Phần chủ động là phần bánh bơm, bánh đà.

- Phần bị động là bánh tuốc bin nối với trục sơ cấp của hộp giảm tốc.

1.2.2. Dẫn động ly hợp

Hệ thống dẫn động ly hợp có tác dụng truyền lực bàn đạp của người lái tác động vào bàn đạp đến ly hợp để thực hiện việc đóng ngắt ly hợp.

Dẫn động ly hợp thường là dẫn động cơ khí hoặc thủy lực. Dẫn động cơ khí có ưu điểm chung là kết cấu đơn giản. dễ chế tạo tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm là lực bàn đạp thường phải lớn và khó bố trí với những ôtô có động cơ đặt xa người lái. 

Các phương án dẫn động thường dùng là:

- Dẫn động cơ khí.

- Dẫn  động cơ khí trợ lực khí nén

- Dẫn động cơ khí trợ lực chân không.

- Dẫn động thuỷ lực.

- Dẫn động thuỷ lực trợ lực khí nén.

- Dẫn động thủy lực trợ lực chân không.

1.3. Lựa chọn phương án thiết kế

1.3.1. Giới thiệu về xe Hyundai Grand i10

Bảng thông số kỹ thuật cơ bản xe Hyundai Grand i10 như bảng 1.1.

Hyundai Grand i10 sở hữu kích thước lớn đứng đầu phân khúc, mang đến môt không gian thoải mái và gây ấn tượng với vẻ bề ngoài mạnh mẽ. Ngoại thất: Mọi đường nét trên Hyundai Grand i10 đều gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên nổi bật ở phía trước là cụm lưới tản nhiệt mới tạo hình thác nước một thiết kế đặc trưng của các dòng xe Hyundai.

 An toàn: Hyundai Grand i10 được trang bị nhiều tính năng an toàn hàng đầu như:

- Cửa sổ chỉnh điện                                                 

- Kính sấy sau

- Cửa sổ an toàn chống kẹt

1.3.2. Phân tích lựa chọn phương án thiết kế

Qua các phân tích về kết cấu , ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các cơ cấu ly hợp và dẫn động ly hợp em lựa chọn phương án.

- Cơ cấu ly hợp: ly hợp ma sát khô một đĩa sử dụng lò xo đĩa

- Dẫn động ly hợp: dẫn động thủy lực không có trợ lực

1.4 Mục tiêu, phương pháp, nội dung nghiên cứu

1.4.1. Mục tiêu

Tìm hiểu được tổng quan ly hợp và thiết kế được ly hợp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện làm việc

1.4.2  Phương pháp

Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tính toán thiết kế thông số chi tiết và kiểm nghiệm theo các tài liệu hướng dẫn có độ tin cậy cao kết hợp với việc quan sát đo đạc phù hợp đưa ra quy trình công nghệ

1.4.3. Nội dung

- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thì đồ án bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Tổng quan về ly hợp

Chương 2: Tính toán thiết kế ly hợp

Chương 3: Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp.

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LY HỢP

2.1 Tính toán các thông số cơ bản

2.1.1 Xác định mô men ma sát của ly hợp

Mômen ma sát của ly hợp được tính theo công thức sau:

Ml = b.Memax.                                (2.1)

Dựa theo tiêu trí trên và dựa theo kinh nghiệm ta chọn.

Với ôtô con : b = 1,3 - 1,75: chọn b = 1,4

Mômen lớn nhất của động cơ:  M­emax =  170 Nm

Vậy mômen ly hợp Ml = 170 x 1,4 = 238 (Nm)

2.2 Tính toán và thiết kế cơ cấu ly hợp

2.2.1 Xác định kích thước cơ bản của ly hợp

a, Xác định đường kính trong và ngoài  của đĩa ma sát.

Thay số vào: D2 = 2 R2 = 20,6(cm)

So sánh đường kính ngoài của đĩa má sát với đường kính ngoài của bánh đà động cơ(lấy theo xe tham khảo) D­bđ­ = 365 (mm)

Ta thấy rằng    D­2­ = 206(mm) < D­bđ­ = 365 (mm)

Vậy ta chọn     D­2 ­= 220(mm)

Đường kính trong D1 chọn theo: D1 = (0,53 ¸ 0,75) D2

Xe thiết kế chạy bằng xăng, số vòng quay động cơ tương đối cao nên lấy D1 ở trị số lớn:

D1 = 0,7D2 = 0,7.20 = 14 (cm)

Vậy ta chọn kích thước đường kính trong và ngoài đĩa ma sát

D1 = 14 (cm) = 140 (mm) =>  R1= 70(mm)

D2 = 22 (cm) = 220 (mm)  => R2 = 110 (mm)

Mômen ma sát của ly hợp được xác định theo công thức

Ml = m.PS.i.Rtb

Trong đó: PS = 2p.Rtb.q.b

=> M­l = m.2p.Rtb.q.b.i.Rtb

Suy ra: R­tb =90 (mm)

b, Kiểm nghiệm áp suất trên bề mặt đĩa ma sát

Trong đó ta chọn số đôi bề mặt ma sát i = 2

=> q = 195 (KN/m2) = [q] = 200 (KN/m2)

Vậy ta thấy tấm ma sát đảm bảo độ bền.

2.2.2 Xác định công trượt trong quá trình đóng ly hợp

Khi khởi động: Đĩa chủ động ly hợp đang quay theo trục khuỷu còn đĩa bị động chưa quay (có sự chênh lệnh về tốc độ). Trước khi đĩa bị động cùng quay với đĩa chủ động thành một khối liền thì bao giờ cũng có trượt. 

Quá trình này chia làm 2 giai đoạn.

+ Tăng mômen ly hợp từ 0 đến Ma (mômen cần chuyển động quy dẫn về trục ly hợp), khi đó ôtô bắt đầu chuyển động tại chỗ (đặc trưng bằng công trượt L1).

+ Tăng mômen ly hợp tới  một giá trị thích hợp mà ly hợp không thể trượt được nữa (đặc trưng bằng công trượt L2)

Suy ra:

Ma  = 9,97 (Nm)

Ja = 0,57(KGm2)

Tóm lại:

Ma = 9,97 (Nm)                   Ja = 0,57 (KGm2)

m = 366,33 (rad/s)              t1 = 0,07 (s)

wa = 0                                   t2 = 1,72 (s)

Thay số vào ta được:

L1 = 127,8 (J)

L2 = 42434,3 (J)

Vậy công trượt tổng cộng:

L = L1 + L2 = 127,8 + 42434,3 = 42562,1 (J)

2.2.4 Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết

Công trượt sinh ra làm nung nóng các chi tiết như đĩa ép bánh đà… Và có thể làm mất khả năng làm việc bình thường của chúng, cho nên phải kiểm tra nhiệt độ các chi tiết. Tấm ma sát dẫn nhiệt ké, bánh đà có khối lượng và kích thước lớn, do đó ta chỉ  kiểm tra đĩa ép.

Vậy DT = 8,50 C

2.2.5 Tính toán sức bền một số chi tiết   

a, Tính sức bền đinh tán

 Để giảm kích thước của ly hợp làm việc trong điều kiện ma sát khô chọn vật liệu có hệ số ma sát cao, đĩa động gồm các tấm m/s và xương đĩa. Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán.Xương đĩa thường chế tạo bằng thép cácbon trung bình và cao (thép 50 và 85), chiều dày xương đĩa chọn từ (1,5 ¸ 2,0)

Thay số:

F = 944N

tC = 2,95.10(N/m2)

Vật liệu làm đinh tán là đồng có ứng suất cho phép: [tC] = 1,2.107(N/m2); [tcd] = 2,5.107(N/m2)

So sánh ta thấy đinh đủ bền.

b, Moay ơ đĩa bị động

Chiều dài moay ơ ở đĩa bị động được chọn làm sao để giảm độ đảo của đĩa bị động và góp phần tăng bền then hoa.

Tra bảng tiêu chuẩn ta lấy then có dTB ³ 0,027 (m).

D x d x 2 = 35 x 28 x 10, D = 4mm

Với Moayơ ly hợp L = D = 35mm

Vậy ta chọn các thông số kính thước của Moayơ

D = 35mm = 0,035m

d = 28mm = 0,028mm

Z = 10 then

L = 35mm = 0,035m

B = 4mm = 0,04m

* Kiểm tra đinh tán nối Moayơ với xương đĩa.

Ta cung kiểm tra theo bền cắt và chèn dập.

Đường kính đinh tán đ = 6mm = 0,00m

Chiều dài bị chèn dập l = 4m = 0,004m

Số lượng đinh bán n = 4

Bán kính bố trí đinh tán R = 0,05m

c, Tính lò xo giảm chấn

* Xác định lực tác động lên một lò xo.

Mômen mà giảm chấn có thể truyền được bằng tổng mômen quay của các lực lò xo giảm chấn và mômen ma sát.

Mmax = M1 + M2 = P1.R1.Z1 + P2.R2.Z2             

Thường tính toán lấy M2 = 20% Mmax

Do đó P1 = 1105 (N)

* Xác định số vòng làm việc và chiều dài lò xo tự nhiên.

Số vòng làm việc.

Vậy  n0 =  4 (vòng)

Chiều dài tự do của lò xo:

L = (n0 + 1) d + l = (4 + 1) .3 + 3 = 18 (mm) = 0,018 (m)

d, Tính lò xo màng

Xét quan hệ biên dạng và lực ép

Khi tác dụng lực vào lò xo màng thì ban đầu cần một lực lớn hơn lực tác dụng vào lò xo trụ cho cùng một biến dạng, sau đó khi biến dạng tăng lên thì lò xo màng đảm bảo cho lực điều khiển người lái nhẹ đi.

Dựa trên cơ sở xe tham khảo và các yêu cầu trong việc chọn lựa, thiết kế lò xo màng ta chọn các kích thước cơ bản sau.

De: Đường kính ngoài lò xo màng De = 210mm

Đường kính trong: Di = 70mm

Chiều dày lò xo màng d = 2,5mm

Số thanh phân bố đều lên màng Z = 12

e, Tính sức bền trục ly hợp

Trục ly hợp vừa là trục sơ cấp hộp số, đầu trước của trục gối lên ổ bi trong bánh đà,đầu sau lắp trên ổ bi của thành hôp số và cuối lắp trên ổ bi

Có sơ đồ như hình vẽ

Ta chọn chế độ mô men xoắn lớn nhất mà trục ly hợp phải chịu, tức là ở tay số một

MI=Memax=170(Nm)

Các thông só tham khảo của bánh răng số1

Đường kính bánh răng  d1=0,04m

2.3 Thiết kế tính toán hệ dẫn động ly hợp

2.3.1. Xác định lực và hành trình bàn đạp

Sơ đồ dẫn động như hình dưới.

Ta có:

a = 360mm, b = 50mm, c = 180mm d = 50mm

(Khảo sát xe tham khảo Hyundai Grand i10)

Vậy lực bàn đạp: Qbd = 279,7 N

* Xác định hành trình bàn đạp

Hành trình bàn đạp được xác định theo công thức:

St = Slv + S0                     (2.25)                           

=> S0 = 3.18,72 = 56,16

Slv: là hành trình làm việc của bàn đạp để khắc phục khe hở giữa các bề mặt ma sát, Slv = idd. L2

Suy ra St = 81,6 + 56,16 >> 138 (mm). Hành trình cho phép [St] = 150mm. Vậy hành trình của bàn đạp nằm trong giới hạn cho phép.

2.3.2 Thiết kế dẫn động thủy lực

a. Tính toán thiết kế cụm xylanh sinh lực

* Xác định kích thước:

Trong đó hành trình của bi mở S1

S2 = l2 + d = 4,36 + 3 = 7,36 (mm)

=> S1 = 7,36 . 180/50 = 26,5 (mm)

* Kiểm tra bền xy lanh công tác :

Đường kính ngoài: D2 = d2 + 2t = 22 + 2.4 = 30 (mm)

=> Rtb = 13 (mm)

Vật liệu chế tạo xy lanh là gang CY24-42 có [s] = 2,4.107(N/m2)

So sánh, do vậy xylanh công tác đủ bền

b, Tính toán thiết kế xylanh chính

* Xác định các kích thước:

Thể tích dầu thực tế trong xylanh chính phải lớn hơn tính toán một ít do hiệu suất dẫn động dầu < 1.

 Nên thể tích dầu là V3 = V2. 1,1 = 10068.1,1 =  11074,8(mm3)

(tức là tăng thêm chiều dài xylanh)

Đường kính trong d1 = 26mm, chiều dày t = 4mm

Các thông số thiết kế thể hiện như bảng 2.3.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP

3.1 Các hư hỏng ly hợp

3.1.1 Trượt

Hiện tượng:

Khi tăng ga tốc độ xe không tăng theo tương ứng, giảm công suất của động cơ khi lên dốc. Ly hợp có mùi khét.

Tác hại:           

Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh.

Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm tính đàn hồi.

+ Gài số cao, khởi hành xe: Tiến hành theo các bước

- Chèn bánh xe.

- Kéo hết phanh tay.

- Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ.

3.1.2 Bị rung giật, làm việc không êm

Hiện tượng: Xe bị rung giật khi khởi hành.

Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và gây cảm giác mệt mỏi khi lái xe.

 - Bề mặt ma sát của đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ.

- Chân máy bị lỏng, đĩa ly hợp quá đảo.

- Đinh tán bị lỏng hoặc gãy.

3.1.3 Ly hợp không ngắt được hoàn toàn

Hiện tượng:

- Chuyển số khó khăn.

- Có tiếng va đập ở hộp số.

Những nguyên nhân hư hỏng có thể là:

- Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không đúng (hành trình tự dó quá lớn).

- Bàn đạp ly hợp ở vị trí quá thấp, đĩa ly hợp bị cong vênh.

3.1.4 Ly hợp phát ra tiếng kêu

Có thể do một trong những nguyên nhân sau:

- Bị mạt kim loại, hoặc đất cát lọt vào ly hợp.

- Vòng bi đỡ  đầu trục ly hợp  trên đuôi trục khuỷu bị vỡ, rơ rão hoặc khô dầu mỡ bôi trơn;

3.1.7 Bàn đạp ly hợp nặng

Nguyên nhân hư hỏng có thể do:

- Cơ cấu điều khiển ly hợp thiếu dầu, mỡ bôi trơn.

- Cần đẩy của xi lanh chính hoặc xi lanh công tác bị cong vênh.

- Cúp pen xi lanh bị bó kẹt.

3.2 Kiểm tra chẩn đoán ly hợp

Kiểm tra chẩn đoán ly hợp thể hiện như bảng 3.1.

3.3 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp

3.3.1. Kiểm tra, sửa chữa

a, Đĩa ma sát

  Hư hỏng - nguyên nhân:

- Bề mặt của tấm ma sát bị dính dầu, mỡ.

- Bề mặt của tấm ma sát bị chai cứng, cháy xám, nứt vỡ do nhiệt độ cao, bị cong vênh.

 Tác hại:  

 Gây hiện tượng trượt khi đóng ly hợp và khi nối truyền động có hiện tượng rung giật, các chi tiết bị mòn nhanh.

  Sửa chữa:

- Quan sát bề mặt của tấm ma sát nếu mòn ít,có dầu mỡ thì dùng xăng rửa sạch rồi lấy giấy nhám đánh lại.

- Gõ vào tấm ma sát để phát hiện nếu đinh tán nào bị lỏng (có tiếng kêu rè) thì tán lại.

b, Đĩa ép

  Hư hỏng:

- Bị mòn do ma sát khi đĩa ép và đĩa ma sát bị trượt trong khi  cắt, nối ly hợp.

- Bị đinh tán cào xước.

- Bị rạn nứt, cong vênh, cháy xám do nhiệt phát sinh khi ly hợp bị trượt.

d, Vòng bi T

- Hư hỏng: Chủ yếu là vỡ, khô, kẹt, bị mòn mặt tiếp xúc với đòn mở.

- Nguyên nhân:Do làm việc lâu ngày không thực hiện đúng chu kỳ bảo dưỡng, điều chỉnh không có hành trình tự do của bàn đạp.

 - Tác hại: Làm cho tốc độ mòn các chi tiết nhanh và có tiếng kêu khi cắt ly hợp.

e, Lò xo ép

Hư hỏng, nguyên nhân: Lò xo ép bị nứt gãy do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng không đúng định kỳ dẫn đến ly hợp bị trượt sinh ra nhiệt, Tác hại là các chi tiết bị biến dạng, biến tính dẫn đến hỏng.

3.3.2. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp

a, Kiểm tra, điều chỉnh chiều cao bàn đạp

- Điều chỉnh: Nới lỏng đai ốc hãm và xoay lại bu lông tỳ (bu lông chặn) cho tới khi đạt chiều cao bàn đạp tiêu chuẩn. Xiết đai ốc hãm lại

b, Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp

- Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách đi xuống của bàn đạp ly hợp từ lúc người lái bắt đầu tác động lên bàn đạp đến khi vòng bi T chạm tới đầu đòn mở.

e, Kiểm tra điểm cắt ly hợp

- Hãy kéo cần phanh tay và dùng các miếng chèn để cố định xe.

- Khởi động động cơ và để nó chạy không tải.

- Không đạp bàn đạp ly hợp, dịch chuyển chậm cần chuyển số vào vị trí R cho đến khi các bánh răng tiếp xúc.

KẾT LUẬN

Sau thời gian được giao thiết kế đồ án tôt nghiệp, em đã cố gắng thực hiện và đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao là “Tính toán thiết kế hệ thống lái dựa trên xe cơ sở Hyundai Grand i10”. Ngay từ lúc nhận được đề tài tốt nghiệp, em đã tiến hành khảo sát thực tế, tìm tòi các tài liệu tham khảo từ đó làm cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường cũng như tham khảo các ý kiến chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành đồ án.

Đã tìm hiểu được tổng quan về ly hợp. Phân tích lựa chọn phương án thiết kế ly hợp ma sát khô một đĩa sử dụng lò xo đĩa. Quá trình tính toán lựa chọn các thông số và các kích thước của ly hợp được em tiến hành một cách chính xác và đảm bảo độ tin cậy cao. Quá trình kiểm nghiệm ly hợp cũng được em tiến hành cẩn thận và đã cho những kết quả nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Xây dựng được quy trình chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật của ly hợp. Đã xây dựng được quy trình công nghệ khai thác kỹ thuật cho ly hợp.

Đồ án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu ly hợp và cho sinh viên tham khảo. Kết quả của đồ án làm cơ để xây dựng quy trình thiết kế chi tiết nằm trong hệ thống. Quy trình công nghệ kỹ thuật có thể áp dụng cho các hệ thống tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thiết kế và tính toán ôtô máy kéo - Chủ biên Nguyễn Hữu Cẩn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978.

2. H­ớng dẫn đồ án môn học “ Thiết kế hệ thống ly hợp ôtô - máy kéo” - Lê Thị Vàng, NXB Đại học tại chức, ĐHBK Hà Nội, 1992.

3. Tập bài giảng “ Thiết kế tính toán ôtô” - PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan, Hà Nội, 2005.

4. Cấu tạo hệ thống ôtô con - Nguyễn Khắc Trai, NXB KHKT, 2000.

5. Cấu tạo gầm xe con - Nguyễn Khắc Trai, NXB KHKT, 2000.

6. Sức bền vật liệu. Tập 1,2 - Lê Quang Minh, Nguyễn Văn V­ợng, NXB Giáo Dục, 2003.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"