MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................................................iii
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG..............................................................................................2
1.1 Nhiệm vụ...............................................................................................................................................................2
1.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động...................................................................................................................3
1.3 Phân loại...............................................................................................................................................................4
1.3.1 Loại giảm tốc......................................................................................................................................................5
1.3.2 Loại bánh răng đồng trục (Loại thông thường)..................................................................................................6
1.3.3 Loại bánh răng hành tinh...................................................................................................................................7
1.4 Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động.................................................................................................7
1.5 Các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động trên ô tô .......................................................9
1.5.1 Dùng bugi có hệ thống sấy.................................................................................................................................9
1.5.2 Phương pháp tăng điện áp trong quá trình khởi động.....................................................................................10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................................................10
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỒNG KHỞI ĐỘNG XE TOYOTA VIOS 2021....11
2.1. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios 2021.......................................................................................................11
2.2. Cấu tạo của hệ thống khởi động xe Toyota Vios 2021......................................................................................13
2.2.1. Nút khởi động.................................................................................................................................................13
2.2.2. Máy khởi động của Toyota Vios 2021............................................................................................................14
2.2.2.1 Công tắc từ...................................................................................................................................................16
2.2.2.2 Phần Cảm.....................................................................................................................................................17
2.2.2.3 Phần ứng và ổ bi .........................................................................................................................................18
2.2.2.4 Chổi than và giá đỡ chổi than......................................................................................................................18
2.2.2.5 Ly hợp một chiều.........................................................................................................................................19
2.2.2.6 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc...............................................................................................................20
2.2.2.7 Mô tơ điện khởi động...................................................................................................................................21
2.2.3 Các chi tiết khác............................................................................................................................................ 22
2.2.3.1 Ắc quy..........................................................................................................................................................22
2.2.3.2 Cầu chì .......................................................................................................................................................23
2.3 Nguyên lý làm việc của máy khởi động............................................................................................................23
2.3.1 Nguyên lý tạo ra momen................................................................................................................................23
2.3.2 Nguyên lý quay liên tục..................................................................................................................................25
2.3.3 Nguyên lý tăng momen..................................................................................................................................26
2.3.4 Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động xe Toyota Vios 2021.................................................................26
2.4 Các chế độ làm việc của máy khởi động..........................................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................................................................27
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG, THIẾT KẾ ĐỂ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG..............................................29
3.1 Giới thiệu về phần mềm mô phỏng Proteus ....................................................................................................29
3.2 Giới thiệu về phần mềm CodeVision.................................................................................................................30
3.3 Xây dựng mô hình mô phỏng điều kiển hệ thống khởi động.............................................................................31
3.4 Viết chương trình mô phỏng..............................................................................................................................33
3.5 Kết quả quá trình mô phỏng..............................................................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................................38
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................................................................38
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................................................................47
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô là một phương tiện vận tải quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ. Trong hoạt động của cộng đồng, ô tô được sử dụng hết sức đa dạng và linh hoạt để chuyên chở người và hàng hóa với các khoảng cách khác nhau, trên nhiều loại địa hình... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, ô tô cũng được phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
Qua quá trình học tập trong trường Đại học công nghiệp Hà Nội khoa công nghệ ô tô, em đã trang bị cho mình các kiến thức về cấu tạo, nguyên lí, kết cấu của ô tô và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu mô phỏng hệ thống khởi động xe Toyota Vios 2021 bằng phần mềm proteus”. Trong quá trình hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp chuyên ngành này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng em đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo bộ môn và các thầy giáo trong khoa. Qua đó, em cũng rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, giúp em củng cố kiến thức đã học và tích lũy thêm kiến thức mới, nâng cao được trình độ chuyên môn. Quan trọng hơn, em đã dần hình thành cho mình phương pháp học tập, nghiên cứu mới và có ý thức hơn cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Lần đầu tiên vận dụng làm đồ án, không tránh khỏi những sai sót, vì vậy nhóm em rất mong sự xem xét, giúp đỡ chỉ bảo của các thầy để bài làm của chúng em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
1.1 Nhiệm vụ
- Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện ô tô. Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình ắc quy và chuyển năng lượng này thành cơ năng quay máy khởi động. Máy khởi động truyền cơ năng này cho bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp.
- Tốc độ vòng quay khởi động tối thiểu của động cơ xăng khoảng 50-100 v/p và của động cơ diesel khoảng 100- 200 v/p.
- Khi khởi động động cơ không thể tự quay với công suất của nó. Trước khi tia lửa điện xuất hiện ta phải dùng lực từ bên ngoài để làm quay động cơ máy khởi động thực hiện công việc này. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động khi động cơ đã nổ.
1.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động bao gồm: máy khởi động (động cơ điện), ắc quy và mạch khởi động (trong mạch khởi động gồm có dây nối từ ắc quy đến máy khởi động), rơle kéo đóng máy khởi động và công tắc (khoá) khởi động. Sơ đồ khối của hệ thống được minh hoạ trên hình 1.2
Sơ đồ bố trí chung của hệ thống khởi động: Như hình 3.
1.3 Phân loại
Hiện nay hệ thống khởi động thường sử dụng 3 loại máy khởi động
- Loại giảm tốc: loại R và loại RA
- Loại bánh răng đồng trục: loại G và loại GA
- Loại bánh răng hành tinh: loại D
1.4 Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động
Do tính chất, đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của hệ thống khởi động như đã trình bày ở trên những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống khởi động điện bao gồm:
- Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn làm việc ổn định với độ tin cậy cao.
- Lực kéo sinh ra trên trục của máy khởi động phải đảm bảo đủ lớn, tốc độ quay cũng phải phải đạt tới trị số nào đó để cho trục khuỷu của động cơ ô tô quay số vòng nhất định.
- Khi động cơ ô tô đã làm việc, phải ngắt được khớp truyền động của hệ thống khởi động ra khỏi trục khuỷu của động cơ ô tô.
- Công suất tối thiểu của máy khởi động trong hệ thống khởi động điện được tính theo công thức sau:
Pkđ = Mc.Π.nmin/30 (w)
Trong đó: nmin - tốc độ quay nhỏ nhất tương ứng với trạng thái nhiệt độ của động cơ ô tô khi khởi động (vòng/ phút), (với trị số tốc độ này động cơ ô tô phải tự động làm việc được sau ít nhất hai lần khởỉ động, thời gian khởi động kéo dài không quá 10s đối với động cơ xăng và không quá 15s đối với động cơ điezen, khoảng thời gian cách giữa hai lần khởi động liên tiếp không quá 60s).
nmin =(40-50) vòng/phút đối với động cơ xăng.
nmin =(80-120) vòng/phút đối với động cơ điezen.
Mc - mômen cản trung bình của động cơ ô tô trong quá trình khởi động, N.m.
1.5 Các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động trên ô tô
1.5.1 Dùng bugi có hệ thống sấy
Để cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động ngưởi ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau hỗ trợ cho qua trình khởi động khi nhiệt độ môi trường thấp, một trong những biện pháp trên được áp dụng rộng rãi là dùng bugi có bộ phận sấy.
1.5.2 Phương pháp tăng điện áp trong quá trình khởi động
Dòng điện khi khởi động rất lớn vì vậy tăng điện áp trên đường dây nối từ ắc quy đến máy khởi động trong ắc quy và máy khởi động là việc phải làm hệ thống khởi động có thể hoạt động được. Một trong những biện pháp tăng điện áp trên các bộ phận trên trong hệ thống khởi động là nâng trị số điện áp cấp cho máy khởi động khi khởi động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tìm hiểu rõ được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động từ đó làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu hệ thống khởi động trên Toyota Vios 2021.
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỒNG
KHỞI ĐỘNG XE TOYOTA VIOS 2021
2.1. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios 2021
Thông số kích thước xe: Như bảng dưới.
Hệ thống truyền động:
Hệ thống truyền động: FWD cầu trước
Tính năng an toàn: Như bảng dưới.
2.2. Cấu tạo của hệ thống khởi động xe Toyota Vios 2021
Hệ thống khởi động của Toyota Vios 2021 có rất nhiều ưu, nhược điểm so với hệ thống khởi động của xe Toyota Vios 2021
2.2.1. Nút khởi động
Phiên bản 1.5 E và 1.5 J số tự động của xe Toyota Vios 2021 sẽ được tích hợp thêm tính năng mở cửa tự động và nút khởi động. Công nghệ này vốn chỉ được trang bị trên phiên bản G và TRD Sportivo hiện tại. Đây cũng là khởi đầu cho việc trang bị chìa khóa thông minh Smart Key và nút khởi động trên tất cả các phiên bản Toyota Vios[3].
2.2.2. Máy khởi động của Toyota Vios 2021
2.2.2.1 Công tắc từ
Cụm công tắc từ hoạt động như một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động.
Cuộn kéo được quấn bằng cuộn dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ lớn hơn lực điện từ tạo ra bởi cuộn giữ[3].
2.2.2.2 Phần Cảm
Phần cảm có chức năng tạo ra từ trường cần thiết cho động cơ điện và là chỗ bố trí cuộn dây kích từ, lõi cực của nó đồng thời là nơi đi qua của đường sức. Cả cực và lõi cực được chế tạo bằng lõi sắt, nghĩa là chúng dễ dàng dẫn từ.
2.2.2.4 Chổi than và giá đỡ chổi than.
Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than. Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon (60÷70% đồng) cho phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn. Các lò xo của chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị ngắt.
2.2.2.6 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc
Bánh răng bendix hay còn gọi là bánh răng khởi động có cơ chế truyền động xoắn ốc. Bánh răng bendix và trục xoắn ốc truyền momen của khởi động cho động cơ. Đưa bánh răng bendix ăn khớp với vòng răng bánh đà. Giúp bánh răng bendix vào khớp và ra khớp. Bánh răng bendix được vát mặt để dễ vào khớp với vòng răng bánh đà. Trục xoắn chuyền lực quay của động cơ điện thành lực đẩy bánh răng.
=> Khớp truyền động cơ trong máy khởi động có các nhiệm vụ sau:
- Truyền momen của máy khởi động làm quay vành bánh răng bánh đà động cơ ôtô.
- Bảo vệ máy khởi động bằng cách tách rotor của động cơ điện khởi động ra khỏi vành bánh răng bánh đà khi động cơ ô tô đã nổ được.
2.2.2.7 Mô tơ điện khởi động.
Động cơ dùng trong hệ thống khởi động là động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp hoặc hỗn hợp.
Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có mômen khởi động lớn song có nhược điểm là tốc độ không tải (ω0) quá lớn, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ làm việc của động cơ. Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp tuy mômen khởi động không lớn bằng so với động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp nhưng trị số tốc độ không tải bé hơn.
2.2.3 Các chi tiết khác
2.2.3.1 Ắc quy
Ắc quy có nhiệm vụ cấp điện cho hệ thống khởi động giúp khởi động động cơ. Ngoài ra ắc quy còn cung cấp điện cho các phụ tải (radio, điều hòa, đèn xe,…) sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát. Khi chưa đề nổ, lúc này máy phát chưa hoạt động, tất cả các trang bị và phụ tải trên đều được cung cấp điện bởi ắc quy. Sau khi bấm nút khởi động, ắc quy sẽ cung cấp điện cho máy khởi động làm quay bánh đà của động cơ, lúc này ắc quy xem như hết nhiệm vụ.
2.3 Nguyên lý làm việc của máy khởi động
2.3.1 Nguyên lý tạo ra momen
Đường sức từ sinh ra giữa cực bắc và cực nam của nam châm. Nó đi từ cực bắc đến cực nam. Khi đặt một nam châm khác ở giữa hai cực từ, sự hút và sự đẩy của hai nam châm làm cho nam châm đặt giữa quay quanh tâm của nó[4].
Khi dòng chạy xuyên qua khung dây từ thông sẽ bao quanh khung dây.
- Khi chiều của từ trường trùng nhau, đường sức từ trở nên dày hơn.
- Khi chiều của từ trường đối ngược thì đường sức từ trở nên thưa đi.
- Những đường sức cùng chiều trở nên dày, trong khi những đường sức ngược chiều trở nên mỏng.
2.3.2 Nguyên lý quay liên tục.
Đặt hai đầu khung dây lên điểm tựa để nó có thể quay. Tuy nhiên khung dây chỉ tiếp tục quay khi lực sinh ra theo chiều cũ.
Khi khung dây có gắn cổ góp và chổi than được quay, dòng điện chạy qua dây dẫn từ sau đến trước phía cực bắc của nam châm. Trong khi dòng chạy từ trước ra sau phía cực nam của nam châm. Điều đó làm khung dây tiếp tục quay[4].
2.3.4 Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động xe Toyota Vios 2021
* Nguyên lý làm việc hệ thống khởi động:
Khi bật khóa điện lên vị trí START, dòng điện nối từ acquy đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hóa các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ lực hút này mà piston di chuyển sang trái kéo cần gạt quay quanh chốt, đầu dưới nạng gạt đẩy ly hợp và bánh răng khởi động dịch chuyển sang phải vào vị trí ăn khớp với vành răng bánh đà.
2.4 Các chế độ làm việc của máy khởi động
Máy khởi động điện dụng trên ô tô có ba chế độ làm việc đặc trưng :
- Chế độ hãm
- Chế độ vòng tua
- Chế độ không tải
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
- Từ những kiến thức trên ta hiểu rõ các đặc tính, thông số làm việc của hệ thống khởi động trên Toyota Vios 2021.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy khởi động và toàn bộ hệ thống khởi động của Toyota Vios 2021.
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG, THIẾT KẾ ĐỂ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Như chúng ta đã được học và hướng dẫn cách để có thể thực hiện mô phỏng mạch, có thể sử dụng rất nhiều các phần mềm mô phỏng khác nhau trên laptop. Hai phần mềm được sử dụng cụ thể ở đây là Proteus 8 Professional và Code Vision AVR. Trong đó, mỗi phần mềm đóng một chức năng cụ thể khác nhau, Code Vision AVR dùng để viết code các lệnh như tính toán, hiển thị, đo cái thông số cũng như là điều khiển sau đó nạp vào chip đã được lựa chọn sẵn trong phần mêm Proteus 8 Professional.
3.1 Giới thiệu về phần mềm mô phỏng Proteus
Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như PIC, AVR, … Phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola.
Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Proteus là công cụ mô phỏng cho các loại Vi Điều Khiển khá tốt, nó hỗ trợ các dòng PIC, dsPIC, AVR, HC11, MSP430, ARM7/LPC2000 ... các giao tiếp I2C, CAN, USB, Ethenet,... ngoài ra còn mô phỏng các mạch số, mạch tương tự một cách hiệu quả. Proteus là bộ công cụ chuyên về mô phỏng mạch điện tử.
3.2 Giới thiệu về phần mềm CodeVision
CodevisionAVR là một trình biên dịch chéo C, môi trường phát triển tích hợp và bộ tạo chương trình tự động được thiết kế cho họ các vi điều khiển AVR của Atmel[10].
Chương trình có thể chạy trên các hệ điều hành 2000, XP, Vista và Windows 7 32/64 bit.
Bên cạnh các thư viện tiêu chuẩn C, CodevisionAVR còn có các thư viện dành riêng cho:
- Maxim/Dallas Semiconductor DS1820, DS18S20 and DS18B20 Temperature Sensors
- SPI
- TWI for ATxmega chips
- Power management
- Delays
3.3 Xây dựng mô hình mô phỏng điều kiển hệ thống khởi động
- Xây dựng mô hình trong Proteus:
Việc cần làm thứ nhất, cần lấy con chip ATMEGA16 trong phần mềm Proteus, chip là bộ phận đóng vai trò như ECU dùng để nhận và truyền thông tin từ các cảm biến đưa đến các bộ phận.
Vi điều khiển Atmega16
Tiếp đến lấy các bộ phần cần thiết còn lại như cảm biến MPX4250, màn hình LED để hiện thị kết quả mô phỏng, các tụ điện và biến trở.
Động cơ Motor Encoder:
Động cơ Encoder (motor encoder, tiếng Anh là Rotary Encoder) là tên của 1 loại động cơ có phần con quay được tích hợp trong 1 hệ thống tự động nhằm mục đích tạo tín hiệu xung trong hoạt động điều khiển động cơ hoặc các máy móc, thiết bị vận hành trong quá trình sản xuất.
3.4 Viết chương trình mô phỏng
Code chương trình được đính kèm ở PHỤ LỤC 1
3.5 Kết quả quá trình mô phỏng
- Khi chưa khởi động
- Khi mở khóa điện
- Động cơ đạt tốc độ ổn định
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Mô phỏng hệ thống khởi động trên ứng dụng Proteus thể hiện rõ nguyên lý hoạt động của mạch, các cảm biến, ECU,… Từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống này. Trong quá trình hoàn thiện “Chương 3: mô phỏng, thiết kế để điều khiển hệ thống khởi động” còn gặp nhiều khó khăn thực tế phát sinh khi mô phỏng tạo mạch nên mạch của chúng em đạt độ chính xác chưa cao. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng không thể tránh khỏi những hư hỏng và những sự cố không mong muốn. Vì vậy người sử dụng cần phải bảo dưỡng thường xuyên và khi xe có hiện tượng không ổn định trong hệ thống nên đưa ngay tới xưởng sửa chữa để khắc phục một cách nhanh nhất. Những hư hỏng và cách khắc phục cũng như quá trình bảo dưỡng hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe TOYOTA VIOS được thể hiện trong phần tiếp theo.
KẾT LUẬN
Sau quá trình học tập và được trang bị kiến thức chuyên ngành, em đã hoàn thành đồ án chuyên ngành ô tô về chủ đề: “ Nghiên cứu mô phỏng hệ thống khởi động trên ô tô Toyota Vios 2021”
Trong đồ án này em đã trình bày tổng quan hệ thống khởi động bao gồm cấu tạo, phân loại, và chức năng của từng bộ phận trên xe Toyota Vios 2021
Để hoàn thành đồ án này em đã nhận sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: ThS. …………….. cùng với sự giúp đỡ của các thầy, các bạn trong khoa ô tô trường ĐHCN Hà Nội. Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án kinh nghiêm bản thân còn thiếu nên không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong được nhân sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của các thầy các bạn về nội dung đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1]. Nguyễn Thành Bắc,Chu Đức Hùng, Thân Quốc Việt, Phạm Việt Thành, Nguyễn Tiến Hán, 2017. "Giáo trình hệ thống điện - điện tử ô tô cơ bản". Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,Hà Nội
[2]. Nguyễn Huy Trưởng, 2019."Thí nghiệm điện ô tô".Nhà xuất bản thống kê,Hà Nội
[3]. Phạm Việt Thành, 2017. “Gíao trình Hệ thống điện thân xe”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Khắc Trai, 2019. “ Giáo trình kết cấu ô tô” . Nhà xuất bản bách khoa- Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
Code chương trình mô phỏng mạch điện hệ thống khởi động:
PHỤ LỤC 2
Hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng:
* Bước 1: Vào ứng dụng CodeVisionAVR
Sau khi chạy code ko có lỗi thì ta chuyển sang Bước 3
* Bước 3: Vào phần mềm mô phỏng Proteus Professional
* Bước 5: Nạp file hex vào Atmega 16 để chạy
* Bước 6: Ấn nút Pause chạy và xem kết quả
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"