MỤC LỤC
Lời nói đầu.................................................................................................... 6
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ................................................... 7
1.1. Công dụng...............................................................................................7
1.2. Phân loại ................................................................................................7
1.3. Yêu cầu................................................................................................... 7
Chương II: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG..................................9
2.1.Khái niệm..................................................................................................9
2.2. Ưu, Nhược điểm .....................................................................................9
2.3. Các cụm chính trong hộp số tự động.......................................................9
Chương III: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG........13
3.1.Bộ biến mô..............................................................................................13
3.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh...............................................................18
3.3. Sơ đồ truyền công suất ở vị trí số .........................................................26
3.4. Hệ thống điều khiển điện tử ................................................................. 51
Chương IV: CẤU TẠO VÀ BẢO DƯỚNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG...............56
4.1. Kiểm tra.................................................................................................56
4.2. Những trục trặc, nguyên nhân và cách khắc phục............................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................61
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển nền kinh tế quốc dân thì ôtô có vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Nó là một trong những phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trong mọi nghành, mọi lĩnh vực khác nhau. Nước ta cùng vói sự đi lên của nền kinh tế quốc dân thì ôtô là phương tiện quan trọng không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngày nay sự phát triển của ôtô không chỉ về số lượng mà còn về tiện nghi,điều khiển.
Một trong những tiện nghi điều khiển đó là ôtô trang bị hộp số tự động. Đối với các ôtô có trang bị hộp số cơ khí loại thường thì điều khiển gặp rất nhều khó khăn trong việc điều khiển xe phải thường xuyên thay đổi các tay số cho phù hợp với sức cản của đường và tải trọng. Do đó việc lắp đặt hộp số tự động thay thế hộp số cơ khí loại thường trên xe là một điều cần thiết, nó có ý nghĩa rất cao về tính năng động lực học của xe cũng như chất lượng phục vụ hành khách được nâng cao hơn. Chính vi vậy mà em chọn đề tài “Khai thác hộp số tự động” cho đồ án tốt nghiệp cuỉa mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths……………… cùng tất cả các thầy trong khoa Cơ Khí Động Lực đã hướng dấn giúp đỡ tận tình để cho em hoàn thành đồ án của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Vinh, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………………..
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ
Công dụng, phân loại, yêu cầu của hộp số:
1.1. Công dụng
Biến đổi tỉ số truyền (i) và mô men xoắn (Me) từ động cơ xuống bánh xe chủ động nhằm cải thiện đường đặc tính kéo của động cơ cho phù hợp với điều kiện làm việc của ôtô. Để đảm bảo tính kinh tế, người ta chọn động cơ cho ôtô theo điều kiện chuyển động trên đường bằng phẳng có mặt đường cứng (f=0.015). Như vậy khi chuyển động trên các loại đường xấu (hệ số cản mặt đường cao hơn 0.015) phải có hộp số tăng ở lực kéo ở bánh xe chủ động.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô ( tiến và lùi )
- Cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc cắt bộ ly hợp (vị trí số “0”).
1.2. Phân loại:
- Theo phương pháp thay đổi tỷ số trưyền, hộp số được chia thành 2 loại: có cấp và vô cấp.
* Hộp số có cấp lại được chia theo:
- Sơ đồ động học gồm có loại cố định ( hai trục, ba trục …) và loại vận hành tinh ( một hàng, hai hàng…)
- Dãy tỉ số truyền gồm các loai dãy tỷ số truyền ( ba số, bốn số, năm số…) và hai tỷ số truyền.
1.3. Yêu cầu:
- Có dãy tỷ số truyền phù hợp nâng cao tính năng động học và tính năng kinh tế của ôtô.
- Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, sang số nhẹ nhành không gây ra lực va đập ở bánh răng.
- Kết cấu gọn gàng chắc chắn, dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng hoặc kiểm tra khi hư hỏng.
- Có vị trí trung gian hợp lý để cắt động cơ khỏi truyền lực được lâu dài.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2.1. Khái niệm:
Hộp số tự động là loại hộp số có khả năng tự động sang số phù hợp với chế độ hoạt động của xe mà không cần đến sự can thiệp của người lái, người lái xe chỉ chọn vị trí dải số.
2.2. Ưu, nhược điểm:
* Ưu điểm:
- Giảm mệt mỏi cho tài xế bằng cách loại bỏ các thao tác điều khiển ly hợp và thường xuyên phải chuyển số.
- Chuyển số một cách tự động và êm dịu, giảm bớt nhữnh kỷ thuật thành thạo trong lái xe.
- Tránh cho động cơ và hệ thống truyền lực bị quá tải tốt hơn so với cơ khí (do qua biến mô)
* Nhược điểm:
- Công nghệ chế tạo đòi hỏi độ chính xác cao.
- Cấu tạo và hoạt động phức tạp nên khó khăn trong việc chế tạo và sửa chữa.
- Lực ly tâm trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn.
2.3. Các cụm chính trong hộp số tự động;
Để quá trình chuyển số được diễn ra tự động theo sức cản của đường và tải trọng của động cơ một cách êm dịu, dứt khoát thì hộp số tự động phải có các bộ phận chính sau: Bộ biến mô thuỷ lực, bộ bánh răng hành tinh, hệ thống điều khiển, dầu hộp số tự động.
* Bộ bánh răng hành tinh:
Hệ thống bánh răng hành tinh (hộp số hành tinh –HSHT) được đặt sau bộ biến mô thuỷ lực. HSHT có trục bị động nhằm thực hiện các chuyển động theo bộ truyền bánh răng. HSHT có thể điều khiển bàng cần số hoặc tự động. Nhưng ngày nay HSHT điều khiển tự động được dùng rộng rãi trên ôtô con.
* Hệ thống điều khiển: Hiện nay, với các ôtô có trang bị hộp số tự động thì hệ thống điều khiền thường là điện - thuỷ lực. Chúng bao gồm:
Hệ thống thuỷ lực: Đây là bộ phận chấp hành trong điều khiển hộp số. Hệ thống thuỷ lực nói chung rất phức tạp, nó bao gồm các khối là các van thuỷ lực, thông qua các van thuỷ lực áp suất dầu được cấp đến các phanh dải, các ly hợp để thay đổi tỷ số truyền của hộp số.
* Hệ thống điều khiển điện tử: Đây là bộ phận điều khiển quan trọng hệ thống điều khiển điển tử bao gồm: Các cảm biến đo tốc độ, cảm biến vi trí bướm ga, cảm biến nhiệt độ dầu hộp số, nhiệt độ nước, các van điện từ, và một bộ xử lý tín hiệu ECT. Chức năng của hệ thống điều khiển điện tử như sau:
Các cảm biến tốc độ của xe, cảm biến vị trí bướm ga cũng như tín hiệu điều khiển của người lái (thông qua cần số chọn) chuyển đổi tín hiệu cơ khí sang tín hiệu điện (tín hiệu xung ) gửi đến ECT của hộp số. Sau khi ECT hộp số nhận được thông tín báo về, nó sẽ phân tích tổng hợp, so sánh và nó phát ra tín hiệu điều khiển các van điện từ đóng mở (ON hoặc OFF) thông qua van điện từ thì áp suất dầu chuẩn được tháo hay duy trì, áp suất dầu chuẩn được thay đổi trên đường ống, từ đó điều khiển đóng hoặc mở ly hợp, các phanh để điều khiển thời điểm chuyển số lên số hay xuống số.
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
Các bộ phận chính trong hộp số tự động:
- Bộ biến mô
- Bộ tuyền bánh răng hành tinh
- Hệ thống điều khiển thuỷ lực
- Hệ thông điều khiển điện tử
3.1 Bộ biến mô:
1. Khái quát:
Bộ biến mô vừa truyền vừa khuyếch đại mô men từ động cơ bằng cách sử dụng dầu hộp số làm môi trường làm việc.
Bộ biến mô bao gồm: Cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷu, rô to tua bin được nối với trục sơ cấp hộp số, stato được bắt chặt vào vỏ của hộp số qua khớp một chiều và trục stato, vỏ bộ biến mô chứa tất cả các bộ phận trên. Bộ biến mô được đổ đầy dầu thuỷ lực cung cấp bởi bơm dầu.
2. Kết cấu:
- Cánh bơm:
Cánh bơm được gắn liền với vỏ biến mô, rất nhiều cánh có dạng cong được theo hướng kính ở bên trong. Vành dẫn hướng được lắp trên cạnh trong của cánh quạt để dẫn hướng dòng chảy được êm. Vỏ biến mô được nối với trục khuỷu qua tấm dẫn động.
- Rôto tua bin:
Cũng như cánh bơm, rất nhiều cánh quạt được lắp trong rôto tua bin. Hướng cong của các cánh này ngược chiều với cánh trên cánh bơm. Rôto tuabin được lắp trên trục sơ cấp hộp số sao cho các cánh quạt của nó đối diện với các cánh bơm, giữa chúng có khe hở rất nhỏ.
- Khuyếch đại mômen:
Việc khuyếch đại mômen bằng biến mô thuỷ lực được thực hiện bằng cánh hồi dòng dầu đến cánh bơm, sau đó đi qua cánh tuabin nhờ sử dụng cánh quạt của một stator. Nói cánh khác, cánh bơm được quay bởi mômen từ động cơ và nó được thêm vào một mômen của dòng dầu thuỷ lực chảy hồi về từ cánh tuabin. Điều đó có nghĩa là, cánh bơm khuyếch đại mômen đầu vào ban đầu để truyền đến cánh tuabin.
- Cơ cấu khoá biến mô:
Trong giai đoạn khớp nối (không có sự khuyếch đại mô men) biến mô truyền mômen từ động cơ vào hộp số với tỷ số truyền gần bằng 1:1
Tuy nhiên giữa cánh bơm và rôto tuabin có sự chênh lệch về tốc độ ít nhất từ 4 à 5%. Do vậy biến mô không truyền 100% công suất do động cơ tạo ra đến hộp số, vì vậy có hiện tượng mất năng lượng.
* Nhả khớp:
Khi xe chạy ở tốc độ thấp, dầu có áp suất chảy đến phía trước của khớp
khoá. Do áp suất phía trước và phía sau của khớp khoá bằng nhau nên khớp khoá nhả ra.
* Ăn khớp:
Khi xe chạy ở tốc độ trung bình và cao dầu có áp suất chảy đến phần sau của khớp khoá cứng. Do vậy pisston khoá bị ép vào vỏ biến mô. Kết quả là khớp khoá biến mô và vỏ trước biến mô quay cùng một chiều.
3.2. Bộ tuyền bánh răng hành tinh.
Hộp số tự động này sử dụng bộ truyền hành tinh kiểu Simpon. Có nghĩa là một bộ truyền có 2 bộ bánh răng hành tinh đơn giản được bố trí trên cùng một trục để tạo ra 3 số tiến và một số lùi. Bộ bánh răng hành tinh này, này các phanh và ly hợp dùng để điểu khiển chuển động quay của chúng, vòng bi và các trục truyền mô men được gọi là bộ truyền bánh răng hành tinh.
a. Cấu tạo:
Một bộ bánh răng hành tinh đơn bao gồm ba phần tử:
- Một bánh răng bao.
- Một bánh răng mặt trời.
- Các bánh răng hành tinh và một cần dẫn trên đó có lắp trục hành tinh.
c. Hoạt động:
- GIẢM TỐC:
Hoạt động của các bánh răng:
+ Bánh răng bao - Phần tử chủ động.
+ Bánh răng mặt trời - Cố định
+ Cần dẫn - Phần tử bị động.
Khi bánh răng bao quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh sẽ quay xung quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ. Điều đó làm cho tốc độ quay cần dẫn giảm xuống tuỳ theo số răng của bánh răng bao và bánh răng mặt trời.
- ĐẢO CHIỀU:
Hoạt động của bánh răng :
+ Bánh răng bao - Phần tử bị động
+ Bánh răng mặt trời - Phần tử chủ động
+ Cần dẫn - Cố định.
Khi bánh răng mặt trời quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh, lúc này bị cố định bằng cần dẫn quay quanh trục của nó theo chiều ngược kim đồng hồ, kết quả là bánh răng bao cũng quay ngược kim đồng hồ. Lúc này, bánh răng bao giảm tốc tuỳ thuộc vào số răng của bánh răng bao và mặt trời.
1. Bộ ly hợp:
a. Công dụng: Nối trục sơ cấp với một trong các bánh răng trong bộ bánh răng hành tinh, để cho bánh răng nào là chủ động. Kết nối hai bộ phận nào đó trong bộ bánh răng hành tinh.
b. Phân loại: Thông thường các hộp số tự động có những loại ly hợp nhiều đĩa sau:
Ly hợp số tiến C1
Ly hợp truyền thẳng C2
d. Chức năng của các bộ phận :
- Các đĩa ma sát : Ăn khớp bằng then hoa với bánh răng bao
- Các đĩa ép : Ăn khớp bằng then hoa với trống của ly hợp
- Pisson : Dịch chuyển bên trong xi lanh ấn các đĩa ép tiếp xúc với các đĩa ma sát.
* Hoạt động :
- Ăn khớp: Khi dầu có áp suất chảy vào trong xylanh, nó ấn vào van bi van một chiều của pisston làm cho nó đóng van một chiều lại. Điều đó làm cho pisston dịch chuyển trong xylanh ấn các đĩa ép tiếp xúc với các đĩa ma sát. Do lực ma sát cao giữa đĩa ép và đĩa ma sát, các đía chủ động và đĩa mat sát bị động quay với tốc độ như nhau, điều đó có nghĩa ly hợp ăn khớp và trục sơ cấp được nối với bánh răng bao, công suất được truyền từ trục sơ cấp đến bánh răng bao.
- Nhả khớp: Khi dầu thuỷ lực có áp suất được xả ra, áp suất dầu trong xy lanh giảm xuống. Cho phép viên bi van một chiều tách răng khỏi đế van, điều nay được thực hiện bằng lực ly tâm tác dụng lên nó và dầu trong xi lanh được xả ra qua van một chiều này. Kết quả là pisston trở về vị trí cũ bằng lò xo hồi vị làm ly hợp nhả ra .
2. Bộ phanh:
a. Công dụng: Cố định một bộ phận nào đó của bộ bánh răng hành tinh
b. Phân loại: Trong hộp số tự động có hai loại phanh:
- Phanh dải.
- Phanh nhiều đĩa.
* Phanh dải:
- Cấu tạo:
Dải phanh được quấn quanh vòng ngoài của trống phanh. Một đầu của dải phanh được bắt chặt vào vỏ của hộp số bằng chốt, đầu còn lại tiếp xúc với pisston, cần này được dẫn động bằng áp suất thuỷ lực. Pisston phanh có thể làm chuyển động cần bẩy bằng cách nén lò xo trong lại.
- Họat động
Khi áp suất thuỷ lực tác dụng lên pisston, pisston chuyển động về bên trái trong xylanh nén lò xo bên ngoài lại. Cần đẩy pisston dịch chuyển sang trái cùng pisston và ấn vào một đầu của dải phanh. Do đầu kia được bắt chặt vào vỏ của hộp số nên đường kính của dải phanh sẽ giảm xuống, vì vậy phanh sẽ kẹp lấy trống phanh và dữ cho nó đứng yên.
3.3. Sơ đồ truyền công suất ở nhứng vị trí số.
3.3.1. Hoạt động của ly hợp và phanh.
3.3.2. Sơ đồ truyền công suất
- Dãy ’’D”, hoặc “2”ở số 1 : ( C1 và F2 hoạt động)
+ Trục sơ cấp nhận truyền động từ trục tua bin và quay theo chiều kim đồng hồ.
+ Trục sơ cấp kéo vỏ ly hợp tiến C1 quay theo cùng chiều kim đồng hồ.
+ Ly hợp tiến C1 đóng và khoá trục sơ cấp với bánh răng bao bộ truyền hành tinh trước. Do đó cả chúng đều quay theo chiều kim đồng hồ.
- Dãy ‘’D” số 2 : ( C1, B2 và C hoạt động)
Ly hợp C1 cũng hoạt động ở số 2 như khi ở số 1. Chuyển động quay của trục sơ cấp do đó được truyền đến bánh răng bao trước, nó làm quay bánh răng hành tinh trước theo chiều kim đông hồ và chúng quay xung quanh bánh răng mặt trời trước. Điều đó làm cho cần dẫn trước quay theo chiều kim đồng hồ. Cùng lúc đó, chuyển động quay của các bánh răng hành tinh trước làm quay bánh răng mặt trời trước và sau ngược chiều kim đồng hồ.
- Dãy“2”số 2: phanh bằng động cơ ( C1, B1 và B2 hoạt động )
Bánh răng chủ động trung gian được dẫn động bằng trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Do đó trục trung gian cũng quay theo chiều kim đồng hồ. Trục trung gian kéo cần dẫn bộ truyền hành tinh trước quay theo chiều kim đồng hồ. Cần dẫn kéo các bánh răng hành tinh trước quay theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời quay xung quanh bánh răng mặt trời trước. Do đó bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Dãy số lùi R: C2 và B3 hoạt động
Trục sơ cấp nhận truyền động từ trục tuốcbin và quay theo chiều kim đồng hồ.
Trục sơ cấp kéo vỏ ly hợp số truyền thẳng C2 quay cùng chiều kim đồng hồ. Ly hợp số truyền thẳng đóng và kéo bánh răng mặt trời trước và và sau quay theo chiều kim đồng hồ .
3.3.3. Hệ thống điều khiển thuỷ lực:
Hệ thống điều khiển thuỷ lực có 3 chức năng sau:
- Tạo ra áp suất thuỷ lực:
Bơm dầu có chức năng tạo ra áp suất thuỷ lực. Bơm dầu tạo ra áp suất thuỷ lực cần thiết cho hoạt động của hộp số tự động bằng việc dẫn động vỏ bộ biến mô (động cơ).
- Điều chỉnh áp suất thuỷ lực:
Áp suất thuỷ lực từ bơm dầu được điều chỉnh bằng van điều áp sơ cấp. Ngoài ra, van bướm ga cũng tạo ra áp suất thuỷ lực thích hợp với công suất phát ra từ động cơ.
1. Bơm dầu: Bơm dầu được dẫn động từ bộ biến mô (động cơ) để cung cấp áp suất thuỷ lực cần thiết cho sự vận hành của hộp số tự động.
2. Thân van:
Thân van bao gồm một thân van trên và một thân van dưới. Thân van giống như một mê cung gồm rất nhiều đường dẫn để dầu hộp số chảy qua. Rất nhiều van được lắp vào đương dẫn đó, trong các van có áp suất thuỷ lực điều khiển và chuyển mạch chất lỏng từ đường dẫn khác.
Thông thường thân van gồm:
- Van điều áp suất sơ cấp
- Van điều khiển
- Van chuyển số (1-2, 2-3, 3-4)
- Van điện từ (số 1, số2)
- Van bướm ga
5. chuyển số:Van
* Vai trò của các bộ phận:
Ta chuyển số bằng cách thay đổi sự vận hành của các li hợp và phanh. Các van chuyển số chuyển mạch đường dẫn dầu làm cho áp suất thuỷ lực tác động lên các phanh và li hợp. Có các van chuyển số 1-2, 2-3 và 3-4.
6. Van điện từ:
Van điện từ hoạt động nhờ các tín hiệu từ ECT để vận hành các van chuyển số và điều khiển áp suất thuỷ lực. Có hai loại van điện từ.
Một van điện từ chuyển số mở và đóng các đường dẫn dầu theo các tín hiệu từ ECT (mở đường dẫn dầu theo tín hiệu mở, và đóng lại theo tín hiệu đóng).
Một van điện từ tuyến tính điều khiển áp suất thuỷ lực tuyến tính theo dòng điện phát đi từ ECT.
8. Các van khác:
8.1. Van rơle khoá biến mô:
Van rơle khoá biến mô sẽ đảo ngược dòng dầu chảy qua bộ biến mô (ly hợp khoá biến mô) phụ thuộc vào áp suất tín hiệu từ van tín hiệu.
Khi áp suất tín hiệu tác dụng lên phần dưới của van rơle biến mô, van này sẽ bị ấn xuống. Điều đó làm mở khoang phía sau của ly hợp khoá biến mô, làm cho nó ăn khớp. Nếu áp suất tín hiệu bị cắt, van rơle khoá biến mô bị ấn xuống bằng áp suất chuẩn và lực lò xo tác dụng lên phần đầu của van rơle. Điều đó làm mở khoang dầu đến phía trước của ly hợp khoá biến mô làm cho nó nhả khớp.
8.2. Van tín hiệu khoá biến mô:
Van này cảm nhận áp suất ly tâm và xác định thời điểm khoá biến mô bằng việc điều khiển áp suất tác dụng lên van rơle khoá biến mô thông qua tín hiệu.Ở dưới một áp suất ly tâm nhất định, áp suất chuẩn từ ly hợp số truyền tăng ( Co ) được cấp đến lo xo van tín hiệu khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô bị ấn xuống.
8.4 Van ngắt giảm áp:
Van này điều chỉnh áp suất ngắt giảm áp tác động lên van bướm ga, và được kích hoạt do áp suất cơ bản và áp suất bướm ga. Tác động áp suất ngắt giảm áp lên van bướm ga bằng cách này sẽ làm giảm áp suất bướm ga để ngăn ngừa tổn thất công suất không cần thiết từ bơm dầu
8.6. Bộ tích năng:
Bộ tích năng hoạt động để giảm chấn động khi chuyển số. Có sự khác biệt về diện tích bề mặt của phía hoạt động và phía sau của piston bộ tích năng. Khi áp suất cơ bản từ van điều khiển tác động lên phía hoạt động thì píttông từ từ đi lên và áp suất cơ bản truyền tới các li hợp và phanh sẽ tăng dần.
9. Hoạt động khi chuyển số:
Điều kiện của mỗi số được giải thích bằng việc sử dụng các van điện từ và van chuyển số.
9.1 Số 1
Để chuyển từ số trung gian sang số 1 thì đường dẫn dầu tới C1 được mở bằng cách chuyển mạch van điều khiển. Do van điện từ số 1 bật “ON” và van điện từ số 2 bị tắt “OFF” nên đường dẫn dầu tới C0 được mở. (Van điện từ số 1 được bật “ON” và van điện từ số 2 bị ngắt “OFF”). Sự hoạt động của C1 và F2 tạo ra đường dẫn dầu cho số 1. ở các vị trí “D” và “2” phanh động cơ không bị tác động do hoạt động của F2. ở vị trí “L”, đường dẫn từ B3 được mở và phanh bằng động cơ hoạt động.
9.3 Số 3.
Van điện từ số 1 được chuyển từ bật “ON” sang tắt “OFF” theo các tín hiệu từ ECU. (Van điện từ số 1 tắt “OFF” và van điện từ số 2 bật “ON”) áp suất thuỷ lực bắt đầu được tác động lên phía trên van chuyển số 2-3 và đẩy van chuyển số 2-3 xuống. Do đó, đường dẫn dầu mở vào C2. C1 và C2 hoạt động để chuyển sang số 3.
9.4 Số O/D:
Van điện từ số 2 được chuyển từ bật “ON” sang tắt “OFF” theo các tín hiệu từ ECU. (Van điện từ số 1 tắt, và van điện từ số 2 tắt) áp suất thuỷ lực bắt đầu tác động lên phía trên của van chuyển số 1-2 và 3-4 và đẩy van chuyển số 3-4 xuống. (áp suất cơ bản từ van chuyển số 2-3 tác động vào dưới van chuyển số 1-2, do đó van chuyển số 1-2 không di động). Vì vậy, đường dẫn dầu đang tác động lên C0 từ B0 được chuyển mạch và tốc độ được chuyển lên số truyền tăng O/D. Khi công tắc số truyền tăng tắt “OFF”, nó không thể chuyển lên số O/D.
3.4. Hệ thống điều khiển điện tử:
1. Khái quát:
Hệ thống điện tử gồm các chi tiết điện tử, các cảm biến, bộ điều khiển điện tử và vài cơ cấu chấp hành.
Hệ thống điều khiển điện tử điều khiển thời điểm chuyển số và khóa biến mô, bao gồm 3 kiểu chi tiết: các cảm biến khác nhau, bộ điều khiển điện tử ECT và các loại van điện từ.
* Các cảm biến:
- Công tắc khởi động số trung gian
- Cảm biến vị trí bướm ga
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
- Cảm biến tốc độ
* Chức năng của bộ điều khiển điện tử (ECT):
- Điều khiển thời điểm chuyển số
- Điều khiển khóa biến mô
- Tự chuẩn đoán
2.Các cảm biến:
- Công tắc khởi động số trung gian (cảm biến vị trí cài số):
Công tắc khởi động số trung gian có tiếp điểm cho mọi vị trí số.Tiếp điểm của công tắc này cũng sử dụng để bật một trong các đèn báo vị trí cần số, báo cho người lái biết vị trí cần số hiện tại.
Trong ECT, nếu cực N,2 hay L của ECT được nối với cực E thì ECT xác định rằng hộp số đang ở vị trí N,2,L.Còn không có cực nào trong các cực N,2,L được nối cực E thì ECT xác định rằng đang ở số D.
- Cảm biến vị trí bướm ga:
Cảm biến này gắn trên cổ họng gió và cảm nhận bằng điện mức độ mở bướm ga. Sau đó gửi những dữ liệu này đến ECT để điều khiển thời điểm chuyển số và khóa biến mô. Cảm biến vị trí bướm ga biến đổi một cách tuyến tính góc mở bướm ga thành các tín hiệu điện.
4. Chức năng của ECT :
- Điều khiển thời điểm chuyển số:
Dựa vào các tín hiệu do công tắc khởi động số trung gian, công tắc chọn chế độ hoạt động, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến tốc độ xe và công tắc chính O/D gửi đến mà ECT chọn sơ đồ chuyển số thích hợp để điều khiển thời điểm chuyển số.ECT kích hoạt các van điện từ, đóng mở đường dầu đến các ly họp và phanh để cho phép hộp số chuyển lên hay xuống.
- Điều khiển khóa biến mô:
ECT được lập trình trong bộ nhớ của nó với một sơ đồ hoạt động của ly hợp khóa biến mô ứng với từng chế độ hoạt động (bình thường và tăng tốc). Dựa vào sơ đồ khóa biến mô này mà ECT bật tắt van điện từ No.3 theo tín hiệu tốc độ xe và tín hiệu mở bướm ga.
* Điều kiện khóa biến mô:
Nếu 3 điều kiện sau đồng thời xảy ra thì ECT sẽ bật van điện No.3 để kích hoạt hệ thống khóa biến mô:
- Xe đang chạy trong số 2 hay số 3 hay số truyền tăng.
- Tốc độ xe bằng hay lớn hơn tốc độ tiêu chuẩn và góc mở bướm a bằng hay lớn hơn 1 giá trị tiêu chuẩn.
- ECT không nhận được tín hiệu hủy khóa biến mô cưỡng bức.
* Hủy khóa biến mô cưỡng bức:
Nếu có bất kỳ 1 trong các điều kiện sau thì ECT tắt van điện No.3 để nhả khóa biến mô:
- Khi phanh
- Tiếp điểm của cảm biến vị trí bướm ga đóng
- Nhiệt độ nước làm mát thấp hơn nhiệt độ nhất định
- Tốc độ xe giảm hơn so với tốc độ cố định khi hê thống điều khển chạy tự động đang họat động.
* Chức năng dự phòng của van điện từ:
Xe có thể tiếp tục chạy nếu một hoặc cả hai van điện từ 1 và 2 bị trục trặc. Sỡ dĩ như vậy vì ECT điều khiển hộp số bằng sử dụng van điện từ không bị sự cố.Hơn nữa, nếu cả 2 van điện từ trục trặc thì người lái xe vẫn có thể lái bằng cách thao tác cần chuyển số bằng tay.
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
4.1. Quy trình kiểm tra .
4.1.1 Dầu hộp số tự động (ATF):
Dùng để bôi trơn bộ bánh răng hành tinh và được sử dụng như dầu thuỷ lực cho các van và piston phanh, ly hợp trong mạch điều khiển thuỷ lực và trong bộ biến đổi mômen. Vì thế nếu mức dầu không bình thường thì hộp số không hoạt động tốt, có thể làm cho các bánh răng, vòng bi bị kẹt. Cần kiểm tra, thay thế dầu ATF định kỳ.
- Kiểm tra mức dầu:
+ Dầu hộp số tự động phải ở nhiệt độ hoạt động bình thường.( 700 – 800 C)
+ Đỗ xe ở nơi bằng phẳng và kéo hoàn toàn phanh tay.
+ Để cần sang số ở vị trí đỗ P và để động cơ chạy không tải.
+ Đạp phanh chân và gạt cần sang số qua từng số, từ P đến L và ngược lại.
+ Động cơ không tải, cần sang số ở vị trí P, kéo que thăm dầu ra, lau sạch. Lắp que thăm dầu vào hộp số rồi kéo lại 1 lần nữa. Nằm trong khoảng HOT thì đủ.
- Thay dầu hộp số tự động:
+ Xả dầu hộp số.
+ Đổ dầu hộp số.
+ Khởi động động cơ và sang số qua từng số từ vị trí P đến vị trí L rồi quay lại.
4.1.4. Điều chỉnh công tắc khởi động trung gian.
Nếu động cơ khởi động trong khi cần số đang ở bất kỳ vị trí nào khác với vị trí P hay N thì phải điều chỉnh :
- Nới lỏng bulông bắt công tắc khởi động trung gian và đặt cần số vị trí N
- Gióng thẳng rãnh và đường vị trí trung gian
- Giữ công tắc khởi động trung gian ở đúng vị trí và siết chặt bulông.
4.1.5. Kiểm tra hệ thống điều khiển OD
a. Kiểm tra van điện từ OD:
- Tháo giắc nối của van điện từ
- Cấp điện accu đến 2 đầu cực. Kiểm tra rằng có thế nghe thấy tiếng kêu khi hoạt đđộng
- Dùng Ômkế đo điện trở của cuộn dây van điện từ giữa 2 cực.
- Nối lại giắc cắm của van điện.
b. Kiểm tra công tắc OD chính
- Tháo hộp đựng đồ giữa xe và ngắt giắc cắm của công tắc OD chính
- Dùng ôm kế kiểm tra tính thông mạch giữa 2 cực ở 2 vị trí công tắc
- Lắp lại hộp đựng đồ giữa xe.
4.16. Kiểm tra cụm biến mô và tấm dẫn động.
- Kiểm tra khớp 1 chiều.
+ Lắp SST vào vành trong của khớp 1 chiều sao cho nó lắp vấu của moayơ biến mô và vành ngoài khớp một chiều.
+ Đặt biến mô đứng lên trên cạnh của nó. Kiểm tra khớp một chiều khoá khi quay ngược cùng chiều kim đồng hồ và quay êm khi quay cùng chiều kim đồng hồ.
+ Thay biến mô nếu khớp 1 chiều hỏng.
- Thay thế dầu trong biến mô: khi dầu ATF có mùi hôi, biến màu thì khuấy kỹ và xả ra với mặt lắp ráp hướng xuống dưới.
- Rửa và kiểm tra bộ làm mát dầu và đường ống dầu
+ Khi kiểm tra, thay thế biến mô thì rửa, kiểm tra bộ làm mát dâù và đường ống dẫn dầu.
+ Xịt khí nén có áp suất 2kG/cm2 vào từ phía ống vào.
+ Nếu có nhiều hạt mịn trong dầu ATF thì bơm thêm dầu ATF mới và rửa 1 lần nữa.
- Kiểm tra tấm dẫn động và vành răng.
+ Đặt đồng hồ so đo độ đảo của tấm dẫn động. Độ đảo lớn nhất: 0.20 mm
+ Kiểm tra hư hỏng của vành răng
+ Độ đảo không đúng tiêu chuẩn hay vành răng hỏng thì thay tấm dẫn động.
4.2. Những trục trặc, nguyên nhân và khắc phục.
Những trục trặc, nguyên nhân và khắc phục như bảng dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề ôtô
2. Tập bài giảng thiết kế tính toán ôtô
3. Bài Giảng cao học truyền động thuỷ cơ trên ôtô - Trường ĐH Giao Thông Vận Tải 1997 – PTS Nguyễn Văn Bang
4. Tài liệu đào tạo TEAM- Tập 9 Giai đoạn 2 - Hộp số tự động,
Tập 4 Giai đoạn 3- Hộp số điều khiển điện tử - ECT
Công ty TOYOTA Việt Nam - 1997
5. Lý thuyết ôtô - NXB Khoa học kỷ thuật năm 2005– Nguyễn Hữu Cẩn; Dư Quốc Thịnh, Ph ạm Minh Thái; Nguy ễn Văn Tài, L ê Th ị Vàng
6. Nguyên Lý Máy – NXB Giao Thông Vận Tải năm 2000 Lê Phước Ninh
7. Tính toán thiết kế dẫn động cơ khí tập 1 và 2
8. Hướng dẫn thiết kế hệ thống phanh ôtô máy kéo
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ LUẬN VĂN"